Hội Phủ Dầy tại Nam Định

Ngoài những hình thức lễ thông thường giống như ở các di tích tôn giáo khác như: đặt lễ, khấn vái, thắp hương, xin âm dương và hóa vàng lễ ở các di tích thờ Mẫu nói chung và ở Phủ Dầy nói riêng thì còn có thêm hình thức đặc biệt đó là hầu đồng (hầu bóng).
Hội Phủ Dầy Nam Định
Hội Phủ Dầy Nam Định

Hầu bóng gắn với hát văn và múa thiêng là một hình thức lễ phổ biến nhất ở Phủ Dầy. Hát văn cùng với múa thiêng - là những điệu múa mang đậm chất dân gian (múa sinh hoạt, múa chèo đò, múa hẻo...) đã tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt cho nghi lễ hầu bóng. Người ta thường quan niệm rằng một số người “có căn" có khả năng giao tiếp với các thần linh, có thể sẽ được Thánh nhập và quan thân xác của họ. Để chuẩn bị cho một buổi hầu đồng, họ sẽ phải chuẩn bị khá kỹ và cũng khá tốn kém từ việc chọn ngày tốt cho đến chọn người hầu dâng và cung văn đến việc mua sắm những bộ trang phục, mua đồ lễ... Tùy vào điều kiện kinh tế mà quần áo và đồ lễ sẽ sang trọng hay bình dân, nhiều hay ít. Thông thường, quy trình của một buổi hầu đồng sẽ được diễn ra qua mấy bước:  cùng với sự giúp đỡ của hai người hầu dâng, người hầu đồng sẽ trùm khăn phủ diện, lắc lư và khi Thánh giáng thì sẽ giơ tay ra hiệu để cho cung văn biết. Nếu Thánh đã nhập thì sẽ tung khăn phủ diện.

Khai mạc lễ hội Phủ Giầy Nam Định
Khai mạc lễ hội Phủ Giầy Nam Định

Hầu bóng thường diễn ra liên tục trong năm, nhưng có thể nói, hình thức lễ bái, đội bát nhang, trình đồng và lên đồng diễn ra đặc biệt rất sôi nổi ở trong các ngày hội. Lễ chính là nguyên nhân đầu tiên để quyết định thành hình hội trong các lễ hội, vì vậy nếu để mất đi những sắc vẻ truyền thống và thiêng liêng của lễ thì hội cũng khó có điều kiện để tồn tại được lâu đời.

Rước kiệu Mẫu Liễu ở trong ngày tổ chức lễ hội Phủ Giầy là một nghi thức rất quan trọng. Lễ rước được diễn ra khá náo nhiệt cùng với sự tham gia của các nam nữ thanh đồng và của nhân dân trong thôn, đặc biệt là có các xe tay để chở sư chùa Thiên Hương đi thỉnh kinh, đoàn xe tay chở các quan và các vị chức sắc hàng huyện, tổng...

Đám rước được diễn ra trong không khí đầy hào hứng, đầy nhiệt tình của dòng người náo nhiệt trải dài. Từ các cụ già từ 70 đến 80 tuổi đến những cháu bé, từ những người giàu có đến các thành thị cho đến lớp những người nghèo khó, mặt ai cũng ánh lên một vẻ phấn chấn. Đoạn đường rước Mẫu không phải ngắn nhưng người ta cũng không thấy mệt mỏi vì dường như Mẫu đã tiếp thêm cho họ một nguồn sinh lực mà không dễ gì có được. Đám rước ước chừng có vài nghìn người đến từ nhiều miền quê khác nhau nhưng đều có một điểm chung - đó là đều là con cháu của Mẫu.
Trong đám rước còn có sự xuất hiện của các đội múa sư tử, múa rồng, múa tứ linh và múa võ rất đẹp mắt. Có 6 con rồng với nhiều màu sắc, đặc biệt là có một con rồng mây mà theo lời của một số người dân ở địa phương, đó được gọi là rồng Thanh Long (rồng xanh), luôn múa đôi cùng với rồng Hoàng Long (rồng vang). Hai con rồng này là một cặp đôi, hòa quyện với nhau thì đất nước sẽ hưng thịnh. Đặc biệt, ở trong đám rước từ Phủ Thiên Hương còn có 3 con rồng được kết bằng hàng nghìn quả bóng bay với ba màu xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho Tam tòa Thánh Mẫu trông rất sinh động.

Hội kéo chữ
Hội kéo chữ

Trò kéo chữ đây cũng là một nét rất đặc sắc của Phủ Giầy. Hội kéo chữ thường được tiến hành vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 3 hàng năm. Trước khi tổ chức hội kéo chữ, thì lý kỳ lý dịch phải lên lễ Mẫu để xin kẻo chư. Cũng có năm người lên Phủ Thông - là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh và bà Ngọc Đài để xin chữ xếp, xin được chữ gì thì sẽ dán lên bảng gỗ rồi đem treo trước phượng du. Mỗi làng sẽ cử từ 20 đến 30 thanh niên được gọi là phu cờ, họ thường quấn khăn màu đỏ, mặc áo màu vàng, bụng thắt khăn màu đỏ, mặc quần màu trắng, chân quấn xà cạp màu đỏ. Mỗi phu cờ tay cầm một gậy xếp chữ dài khoảng 4 thước dán giấy màu đỏ, xanh, trắng và vàng buộc nhiều tua rua, đầu gậy thì có ngù bằng lòng gà.
Tổng cờ chính là người điều khiển các phu cờ. Dưới sự điều khiển của người tổng cờ, các phu cờ chạy thành hàng một, vòng theo đường quanh hồ ở trước cửa Phủ rồi trở về sân và đứng vào vị trí đã được định hình, hình thành dần cả nét chữ cho đến khi nào xếp xong. Nhìn từ xa ở trên đỉnh núi hay ngồi ở phương du cũng đều thấy nét chữ màu vàng nổi bật trên nền của những màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp mắt. Chữ xếp thường sẽ là 4 chữ: "Mẫu nghi thiên hạ”, “Quang phục thánh thiện" hoặc "Hòa cốc phong đăng", "Thiên hạ thái bình". Người dân ở Phủ Giầy cho rằng tuỳ theo chữ kéo đầu năm mà năm đó Mẫu sẽ "gia ân" hay “gia uy" cho con nhang đệ tử.

Có thể nói, hội Phủ Giầy chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa - tâm linh đáp ứng được nhu cầu tinh thần - tình cảm của đông đảo nhân dân. Bằng các hoạt động lễ hội, con người vừa có thể bày tỏ những tâm tư, khát vọng của mình lại vừa có dịp để bộc lộ các khả năng sáng tạo của chính bản thân mình. Sống trong một khung cảnh lễ hội, con người đã có được những giây phút “thăng hoa" để tạm thời quên đi những nỗi cực nhọc và vất vả hàng ngày. Chính lễ hội này đã tiếp thêm nguồn sức mạnh thiêng liêng để con người tiếp tục sống và tiếp tục lao động.



Bài viết về Nam Định liên quan

  • Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam ĐịnhẢnh Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
    (lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
  • Nhộn nhịp Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định 2010Ảnh Nhộn nhịp Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định 2010
    (lehoi.org) - Hàng ngàn người dân và du khách thập phương đã đổ về xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định để tham gia vào lễ hội Phủ Dầy 2010. Đây là một trong năm lễ hội lớn nhất...
  • Hàng nghìn du khách tham dự khai mạc lễ hội Phủ DầyẢnh Hàng nghìn du khách tham dự khai mạc lễ hội Phủ Dầy
    Buổi sáng ngày mùng 5/4, lễ hội Phủ Dầy, một trong năm lễ hội truyền thống lớn nhất trong cả nước, đã tưng bừng khai mạc với màn múa hát mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam đã được kéo dài khoảng...
  • Về Nam Định trẩy hội Phủ Giầy tháng baẢnh Về Nam Định trẩy hội Phủ Giầy tháng ba
    (lehoi.org)- Người Việt Nam ta có câu tháng 8 tiệc cha, tháng 3 tiệc mẹ, ý nói đến cha là Đức Thánh Trần và mẹ là mẫu Liễu Hạnh. Những năm gần đây mặc dù chưa đến ngày giỗ Mẹ - Thánh Mẫu Liễu Hạnh...
  • Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định năm 2012Ảnh Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định năm 2012
    (lehoi.org)- Lễ hội Phủ Dầy là một trong 5 lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất nước đã được khai mạc vào sáng ngày 24/3 (tức 3/3 âm lịch), tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hàng nghìn...
  • Khai mạc lễ hội Phủ Dầy 2013 tại Nam ĐịnhẢnh Khai mạc lễ hội Phủ Dầy 2013 tại Nam Định
    (lehoi.org)- Vào ngày 3/3 âm lịch (tức 12/4/2013), đã chính thức khai mạc lễ hội Phủ Dầy, huyện Vụ Bản (Nam Định) - một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn của đất nước. Đã có...
  • Hoàn tất hồ sơ đề nghị đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaẢnh Hoàn tất hồ sơ đề nghị đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hồ sơ đề nghị đưa Lễ hội phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dự kiến sẽ được tỉnh Nam Định hoàn tất và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong tháng 8/2013. Quần thể di tích Phủ...
  • Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
  • Lễ hội Đền An Lá tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
    Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
  • Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lầnẢnh Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
    Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
  • Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam ĐịnhẢnh Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
    Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
  • Hội đền Đông Cao tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Đông Cao tại Nam Định
    Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
  • Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)Ảnh Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
    Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
  • Hội đền Bảo Lộc tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
    Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
  • Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
    Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
  • Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam ĐịnhẢnh Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
    Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
  • Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
    Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
  • Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam ĐịnhẢnh Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
    Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
  • Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam ĐịnhẢnh Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
    Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
  • Lễ hội Phủ Giầy tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
  • Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012Ảnh Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Hội Phủ Dầy tại Nam Định

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội Phủ Dầy tại Nam Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Ngoài những hình thức lễ thông thường giống như ở các di tích tôn giáo khác như: đặt lễ, khấn vái, thắp hương, xin âm dương và hóa vàng lễ ở các di tích thờ...