Hàng nghìn du khách tham dự khai mạc lễ hội Phủ Dầy
Đây là năm thứ 17 lễ hội này đã được tổ chức kể từ khi được Nhà nước cho phép mở hội trở lại.
Lễ hội năm nay sẽ diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 10/4 (tức từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 8/3 âm lịch).
Theo chương trình, thì bên cạnh các nghi thức truyền thống như rước thỉnh kinh, lễ rước đuốc, lễ rước nước, lễ hội còn có rất nhiều những hoạt động văn hóa, văn nghệ và các trò chơi thể thao dân tộc độc đáo như thi hát chầu văn, hát xẩm, ca trù, thi đấu vật, thi đấu cờ người, thi múa sư tử, múa rồng và nhất là kéo các bộ chữ "Quốc thái dân an" và "Thiên hạ thái bình" tại phủ Tiên Hương và Vân Cát.
Rước kiệu của các xã trong hội Phủ Dầy
Để chuẩn bị cho lễ hội trong năm nay, ban tổ chức cũng đã thành lập các tiểu ban đảm trách các vấn đề về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ...
Các đền, các phủ cũng đã tiến hành việc lắp đặt hàng nghìn đèn lồng, hệ thống điện chiếu sáng ở dọc các tuyến đường vào khu di tích và thuê người đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực nội tự trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, các bến bãi trông giữ các phương tiện xe ôtô, xe máy cũng đã được Nhà nước đầu tư và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách về tham dự lễ hội.
Phủ Dầy là cái tên gọi chung cho các di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Mẫu nghi thiên hạ," một vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị thánh trong "Tứ bất tử" của thần điện nước Việt Nam. Nơi đây được coi là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất trong cả nước với khoảng trên 20 di tích bao gồm đền, đình, chùa, lăng, phủ phân bố ở trên diện tích khoảng gần 10km2, trong đó có 3 di tích chính đó là phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương và lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1975.
Thi kéo chữ tại lễ hội Phủ Dày
Hàng năm, lễ hội Phủ Dầy đã thu hút được đông đảo du khách gần xa về du Xuân, dâng hương thánh Mẫu và về tham dự vào các hoạt động văn hóa thể thao với số lượng khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm./.
Bài viết về Nam Định liên quan
- Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
(lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
- Nhộn nhịp Lễ hội Phủ Dầy - Nam Định 2010
(lehoi.org) - Hàng ngàn người dân và du khách thập phương đã đổ về xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định để tham gia vào lễ hội Phủ Dầy 2010. Đây là một trong năm lễ hội lớn nhất...
- Hội Phủ Dầy tại Nam Định
Ngoài những hình thức lễ thông thường giống như ở các di tích tôn giáo khác như: đặt lễ, khấn vái, thắp hương, xin âm dương và hóa vàng lễ ở các di tích thờ Mẫu nói chung và ở Phủ Dầy nói riêng...
- Về Nam Định trẩy hội Phủ Giầy tháng ba
(lehoi.org)- Người Việt Nam ta có câu tháng 8 tiệc cha, tháng 3 tiệc mẹ, ý nói đến cha là Đức Thánh Trần và mẹ là mẫu Liễu Hạnh. Những năm gần đây mặc dù chưa đến ngày giỗ Mẹ - Thánh Mẫu Liễu Hạnh...
-
- Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định năm 2012
(lehoi.org)- Lễ hội Phủ Dầy là một trong 5 lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất nước đã được khai mạc vào sáng ngày 24/3 (tức 3/3 âm lịch), tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hàng nghìn...
- Khai mạc lễ hội Phủ Dầy 2013 tại Nam Định
(lehoi.org)- Vào ngày 3/3 âm lịch (tức 12/4/2013), đã chính thức khai mạc lễ hội Phủ Dầy, huyện Vụ Bản (Nam Định) - một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn của đất nước. Đã có...
- Hoàn tất hồ sơ đề nghị đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hồ sơ đề nghị đưa Lễ hội phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dự kiến sẽ được tỉnh Nam Định hoàn tất và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong tháng 8/2013. Quần thể di tích Phủ...
- Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
- Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
-
- Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
- Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
- Hội đền Đông Cao tại Nam Định
Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
- Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
- Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
- Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
- Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
- Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
- Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
- Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
- Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
- Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
Ghi chú bài viết Hàng nghìn du khách tham dự khai mạc lễ hội Phủ Dầy
Từ khóa:
Buổi sáng ngày mùng 5/4, lễ hội Phủ Dầy, một trong năm lễ hội truyền thống lớn nhất trong cả nước, đã tưng bừng khai mạc với màn múa hát mang đậm bản sắc...