Hội chùa Cổ Lễ tại Nam Định

(lehoi.info) - Hàng năm, cứ từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch, tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng bừng, náo nhiệt với rất nhiều những trò chơi dân gian vui nhộn. Hấp dẫn nhất đó là cuộc thi bơi thuyền truyền thống trên dòng sông uốn lượn vòng quanh chùa.
Độc đáo ngôi chùa thiêng mang dáng dấp một thánh đường
Độc đáo ngôi chùa thiêng mang dáng dấp một thánh đường

Hội chùa Cổ Lễ sẽ được tổ chức hàng năm để nhằm suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không tổ sư của nghề đúc đồng. Đây cũng là một trong những hội chùa nổi tiếng ở khắp miền Bắc với những hoạt động văn hóa cổ truyền như lễ rước Phật, đánh cờ người, đấu vật... Đối với nhiều người dân ở trong vùng, hội chùa Cổ Lễ chính là cái Tết thứ hai ở trong năm.

Chùa Cổ Lễ  hay cong gọi là Quang Thần tự là một ngôi chùa nằm ở thị trấn Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định. Vào thế kỷ thứ 12, thiền sư Nguyễn Minh Không đã tu luyện thành chính quả và xây dựng nên ngôi chùa này. Sinh thời, ngài chỉ là một người nông dân bình thường ở huyện Nam Ninh, đến năm ngài 29 tuổi, ngài đã đi tu và đã trở thành một vị sư nổi tiếng về chữa bệnh. Sư Minh Không đã chữa được bệnh cho hàng ngàn người dân. Bởi vậy, ngôi chùa Cổ Lễ vừa thờ Phật lại vừa thờ ngài (tức là thờ đức thánh Nguyễn Minh Không).

Ngôi chùa này hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên cho thiết kế và cho xây dựng vào năm 1920 bằng những vật liệu truyền thống bao gồm gạch và vữa được làm từ vôi, mật mía và giấy bản. Chùa là một quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho ngôi chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ đến đền thờ. Sự bố trí khéo léo giữa các kiến trúc và khoảng sân vườn đã làm cho con người ta có cảm giác chùa rộng lớn hơn diện tích thực tế. Sau nhiều lần trùng tu và tu bổ chùa Cổ Lễ đã trở thành một danh lam ở vùng đồng bằng sông Hồng. Hội chùa diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm, có rất nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đánh cờ người, đấu vật..., đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn vòng quanh ngôi chùa.

Hội chùa Cổ Lễ
Hội chùa Cổ Lễ

Niềm tự hào lớn của ngôi chùa Cổ Lễ là quả chuông cao 4,2m, nặng 9 tấn, miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước. Nhiều cụ già ở đây còn kể lại rằng vào năm 1936, trong lúc nấu đồng đúc chuông, một số người dân đã tháo trang sức bằng vàng, bạc đang đeo thả vào dòng kim loại nóng chảy.

Điều làm nên nét độc đáo của chùa Cổ Lễ đó là chính điện có cấu trúc mái vòm theo kiến trúc gothique nên tòa nhà này trông phảng phất dáng vẻ của một giáo đường Thiên chúa. Kiến thức rộng lớn, khả năng sáng tạo và tinh thần cởi mở của vị hòa thượng Phạm Quang Tuyên, người đã thiết kế nên ngôi chùa này thật đáng để cho hậu thế phải ngưỡng mộ.

Ngoài ra, chùa này còn có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng được đặt trên lưng của một con rùa lớn. Con rùa này nằm giữa một hồ nước có hình vuông, ở bốn góc là bốn hòn giả sơn có đắp bốn con voi có kích thước tương đương với một voi thật. Tháp cao khoảng 32m và có 8 mặt, các cạnh của tháp đều được đắp hình rồng, mái cong trông rất tinh xảo. Trong lòng của tháp thì có 62 bậc theo đường xoáy trôn ốc dẫn lên bàn thờ Phật đặt trên đỉnh.

Đứng từ trên đỉnh tháp nhìn xuống sẽ thấy những cánh đồng lúa giống như một tấm lụa xanh dài vô tận. Thấp thoáng ở phía đằng xa, thành Nam nhỏ bé như một bàn tay. Một chiếc cầu cong ba nhịp đã nối liền khu tháp với một tòa kiến trúc mái vòm cao đó là Phật giáo hội quán. Phía bên trái của hội quán là dãy nhà thờ Trần Hưng Đạo, ở gần đó là đền thờ Bà Liễu Hạnh. Trong mùi hương trầm thoang thoảng, tiếng mõ đều đều, tiếng đọc kinh ngân nga văng vẳng, đây quả là một nơi di dưỡng tinh thần không chỉ dành riêng cho những con người mộ đạo.

Cuộc thi bơi chải
Cuộc thi bơi chải

Hội chùa Cổ Lễ một trong những lễ hội truyền thống và tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu được rất nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đánh cờ người, đấu vật..., phản ánh đời sống văn hóa phong phú và đa dạng của con người cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn vòng quanh ngôi chùa, để hình dung sự gắn bó của Thánh với đồng đất và với kênh rạch ở nơi đây./.

lehoi.info tổng hợp

Bài viết về Nam Định liên quan

  • Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
  • Lễ hội Đền An Lá tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
    Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
  • Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lầnẢnh Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
    Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
  • Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam ĐịnhẢnh Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
    Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
  • Hội đền Đông Cao tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Đông Cao tại Nam Định
    Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
  • Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)Ảnh Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
    Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
  • Hội đền Bảo Lộc tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
    Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
  • Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
    Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
  • Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam ĐịnhẢnh Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
    Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
  • Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
    Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
  • Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam ĐịnhẢnh Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
    Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
  • Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam ĐịnhẢnh Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
    Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
  • Lễ hội Phủ Giầy tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
  • Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012Ảnh Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
  • Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam ĐịnhẢnh Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
    (lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Hội chùa Cổ Lễ tại Nam Định

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hội chùa Cổ Lễ tại Nam Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Hàng năm, cứ từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch, tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng...