- Về đầu bài viết
- Ảnh: Các tăng ni người dân và khách thập phương đội lễ lên chùa lễ Phật
- Ảnh: Đoàn làm lễ đang tiến hành dâng lễ lên chùa
- Ảnh: Lễ hội Chùa Chân Tiên thu hút được nhiều du khách đến xem hội và cầu Phật
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội Chùa Chân Tiên tại Hà Tĩnh
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội Chùa Chân Tiên tại Hà Tĩnh
Từ thành phố Vinh-Nghệ An, đi men theo quốc lộ 1A về phía Nam sẽ đến thị trấn Nghèn ở km số 31, rẽ về hướng Đông, đi theo đường Liên Hương khoảng 18km sẽ đến chùa Chân Tiên. Chùa Chân Tiên là một ngôi chùa có phong cảnh đẹp, nằm trên núi Tiên Am, nằm ở cuối dãy Ngàn Hống, sát với bờ biển Đông. Đứng trên chùa Chân Tiên nhìn xuống dưới toàn là màu xanh của những rừng thông trùng điệp. Đi về 4 phía xung quanh của chùa Chân Tiên, du khách sẽ tận hưởng được nhiều cảnh đẹp và các chứng tích gắn với các truyền thuyết và huyền thoại li kì, hấp dẫn như: dấu chân Tiên, cây đa nơi Thái thượng lão quân dừng chân nghỉ mát ,chùa Vồn Sơn nơi thờ Phật Tổ, bàn cờ tiên, nền Hoàng Thạch, nền Sơn Tinh, bàu tiên v.v…Tất cả những chứng tích và dấu tích trên đã góp phần mang lại cho mảnh đất Thịnh Lộc sự linh thiêng, là một trong những địa điểm du lịch, vãn cảnh lý tưởng.
Chùa Chân Tiên được xây dựng ở thời nhà Trần (ở thế kỷ 13). Trong quá trình lịch sử có nhiều biến đổi, ngôi chùa này đã được tu sửa lại ba lần. Đây là một công trình có kiến trúc hài hòa, gồm 2 nhà: nhà bên trái là chùa thứ nhất và nhà bên phải là chùa thứ hai.
Đoàn làm lễ đang tiến hành dâng lễ lên chùa
Nhà bên trái là nơi thờ Phật Tổ, được xây dựng chủ yếu bằng vôi vữa với kiến trúc tứ trụ, gồm 3 gian, xung quanh còn có tường bao bọc. Chùa được lợp bằng loại ngói vảy, hai bên hiên của chùa thì bên trái thờ quan Văn, bên phải là thờ quan Võ. Trước cửa còn có bốn câu đối:
“Tùng sơn địa thắng lưu tiên tích
Hồ Thủy Thiên Quang ánh phật đường
Sa môn bất tử đường như dẫn
Thạch thất do tuyên Hán dĩ lai”
Nhà bên phải là nơi thờ Thánh Mẫu, gồm các công trình như nhà kiệu Long đình, thượng điện và nhà Bái đường với tổng diện tích khoảng 56 m2… Các công trình này đều được trang trí bằng các hoa văn và họa tiết trông khá tinh xảo như hình mặt trăng, hình rồng, hoa lá v.v...
Lễ hội Chùa Chân Tiên thu hút được nhiều du khách đến xem hội và cầu Phật
Trong chùa Chân Tiên ngày nay vẫn còn lưu giữ các hiện vật thờ tự rất quý hiếm như: các lư hương, trống, pho tượng Phật, cờ Phật, hương án… Chùa Chân Tiên không chỉ là một địa danh du lịch nổi tiếng, mà nơi đây còn là một di tích lịch sử cách mạng. Chùa Chân Tiên đã được người đời mệnh danh là “Am tiên đệ nhất danh lam”, năm 1992 đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia.
Lễ hội chùa Chân Tiên thu hút được rất nhiều đại đức, các tăng ni, Phật tử và rất đông du khách thập phương về thắp hương, cầu Phật.
Tại Lễ hội này còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao, các trò chơi dân gian thu hút sự quan tâm của du khách như: đua thuyền, bóng chuyền bãi biển, vật cổ truyền hay đi cà kheo...
Bài viết về Hà Tĩnh liên quan
- Lễ giỗ đại vương Lê Khôi tại đền Chiêu Trưng ở Hà Tĩnh
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 1,2,3 tháng 5 âm lịch, đền Chiêu Trưng còn được gọi là đèn Võ Mục lại diễn ra lễ giỗ Lê Khôi, để tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng này trong lịch sử chống lại quân xâm...
- Lễ hội truyền thống chùa Kim Dung ở Hà Tĩnh
Lễ hội truyền thống chùa Kim Dung ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 14 tháng 3 âm lịch, tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà. Hàng năm, đông đảo tăng ni Phật tử trong vùng và khắp nơi trên toàn quốc đều về chùa Kim...
- Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hương Khê - Hà Tĩnh
Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hương Khê diễn ra vào ngày mồng 2 tháng 9 hàng năm, tại hồ Bình Sơn, thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một hoạt động văn hóa và thể theo truyền thống để kỷ niệm...
- Lễ hội tế Lục vị Tổ sư truyền nghề ở Hà Tĩnh
Lễ hội tế Lục vị Tổ sư truyền nghề diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm, tại khu di tích Tiên Sơn, phường Trung Lương, thị xã Hồng Linh, tỉnh Hà Tĩnh. Khu di tích văn hóa Tiên Sơn còn được...
-
- Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh
Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại cụm di tích lịch sử Tiên Sơn, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh Tương truyền...
- Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng – phường Đậu Liêu ở Hà Tĩnh
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng thuộc phường Đậu Liêu tỉnh Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hàng năm. Chùa Đại Hùng là một trong bốn ngôi chùa cổ: Long đàm, Thiên Tượng, Cực...
- Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ ở Hà Tĩnh
Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại phường Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ ở Hà Tĩnh Tương truyền...
- Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh
Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại huyện Hương Sơn. Đây là lễ hội để tưởng nhớ tới công lao to lớn của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông...
- Hội lễ nhượng bạn ở Hà Tĩnh
Hội lễ nhượng bạn ở Hà Tĩnh diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng Sáu âm lịch hàng năm, tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn và thờ cúng là Bà Hoàng Càn, là cung phi...
-
- Lễ hội đánh cá Đồng Hoa tại Hà Tĩnh
Được tổ chức mỗi năm một lần, l ễ hội đánh cá Đồng Hoa còn được người dân địa phương gọi là lễ hội đánh Vực Rào. Đầm nước được chọn để tổ chức lễ hội nằm dưới chân da...
- Lễ hội ông tổ lò rèn tại Hà Tĩnh
Để tưởng nhớ đến công ơn của bậc tiên tổ đã truyền nghề sinh nhai cho nhân dân trong vùng, h àng năm vào ngày 07 tháng giêng tại đền thánh “thợ”, Lễ hội nghề rèn truyền thống được tổ chức dưới chân...
- Hoãn tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du vì lũ tại Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định tạm hoãn tổ chức Tuần văn hóa mừng 245 ngày sinh Đại thi hào vì diễn biến thiên tai phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Hôm 14/10...
- Lễ hội Đền Bà Hải tại Hà Tĩnh
(lehoi.org) - Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, du khách ở các nơi lại trẩy hội Đền Bà Hải, tại cửa khẩu bến Kỳ La, Kỳ Anh, Hà Tĩnh để được thắp nén hương thơm thỉnh cầu đắc tài và đắc lộc. Đền...
- Giá trị nhân văn trong các lễ hội văn hóa. tại Hà Tĩnh
Giữa thong dong của Giêng, Hai tao nhã, trong lất phất mưa xuân, khắp nơi nơi người người rủ nhau đi trẩy hội mùa xuân. Lễ trên núi cao, hội giữa đồng bằng, lễ miền sông nước...
- Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm năm sinh, năm mất Đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh
(lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 245 năm ngày sinh và 190 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1765 -1820). Họp kế hoạch tổ...
Ghi chú bài viết Lễ hội Chùa Chân Tiên tại Hà Tĩnh
Từ khóa:
Theo tục truyền, cứ vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh sẽ kết hợp với các cấp chính quyền địa phương để tổ chức lễ hội chùa...