Lễ hội đánh cá Đồng Hoa tại Hà Tĩnh

Thời gian: 5/5 Âm lịch
Được tổ chức mỗi năm một lần, lễ hội đánh cá Đồng Hoa còn được người dân địa phương gọi là lễ hội đánh Vực Rào. Đầm nước được chọn để tổ chức lễ hội nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh, có tên là đầm Vực.

Đầm nước được chọn để tổ chức lễ hội có tên là đầm Vực, nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh
Đầm nước được chọn để tổ chức lễ hội có tên là đầm Vực, nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh
Theo các cụ cao niên trong làng thì lễ hội đánh cá Đồng Hoa ngày trước được tổ chức khá quy củ. Làng lập ra quy định, có ban quản lý tuần tra canh gác, ngày thường không cho người dân đến đánh bắt cá, mọi người trong xã chỉ được tham gia hội và đánh bắt cá tại đầm Vực vào ngày lễ.
Theo đó, hàng năm cứ vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch được chọn là ngày tổ chức lễ hội chính. Vào ngày này, tại ngôi miếu cạnh đầm Vực, Lý trưởng (người đứng đầu làng) và các bậc cao niên trong làng cho lập bàn thờ, hương đăng, hoa quả cúng tế Thành Hoàng bản thổ.

Sau khi làm lễ xong, một hồi trống chiêng vang dậy, Lý trưởng hú to một tiếng và đích thân cầm nơm xuống đầm úp cá trước. Sau đó tất cả mọi người trong làng, ai ai cũng tay nơm, tay lưới từ già trẻ gái trai ào xuống đầm để thi nhau bắt cá.

Người dân thi nhau bắt cá. Ai cũng hy vọng bắt được cá to để đem lại may mắn
Người dân thi nhau bắt cá. Ai cũng hy vọng bắt được cá to để đem lại may mắn

Người ta quan niệm rằng, ai bắt được cá to hoặc nhiều cá thì trong suốt năm ấy sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu. Sau một ngày diễn ra lễ hội, người nào bắt được con cá to nhất sẽ được làng ban thưởng và con cá ấy sẽ đươc dùng làm đồ cúng dâng lên Thành hoàng làng nhân dịp tết Đoan Ngọ.

Lễ hội đánh cá Đồng Hoa (hay còn gọi là Đầm Vực) là một lễ hội truyền thống được diễn ra hàng năm để cầu mong may mắn, gia đình no ấm, mùa màng bội thu, gắn kết thêm tình cảm, sự gắn bó của người dân địa phương...Vào ngày của lễ hội, hàng chục ngư cụ đánh bắt cá như nơm, nhủi, lưới, vó, … đều được người dân chuẩn bị đem đến lễ hội.

Những người tham gia lễ hội không kể già - trẻ, gái - trai đều đồng loạt ùa xuống đầm để tranh nhau bắt cá sau khi diễn ra phần nghi lễ truyền thống. Sau những tháng ngày lao động mệt nhọc, lễ hội đánh cá bắt đầu diễn ra cũng là lúc không khí của cả một vùng quê trở nên rộn ràng, nhộn nhịp tưng bừng. Dưới đầm, từng dòng người chật kín, những bước chân san sát đua nhau đánh bắt cá. Trên bờ, những tiếng hò reo cổ vũ huyên náo, nhịp nhàng theo những chiến lợi phẩm bắt được của những người tham gia đã khiến cho không khí lễ hội càng trở nên sôi động.

Ai cũng háo hức, vui vẻ tham gia thi bắt cá
Ai cũng háo hức, vui vẻ tham gia thi bắt cá

Người ta quan niệm rằng, ai bắt được cá to hoặc nhiều cá thì trong năm đó sẽ được gặp nhiều may mắn, gia đình sẽ no ấm sung túc, mùa màng bội thu. Đặc biệt, những người tham gia đánh bắt cá không bao giờ bán lại cá cho ai, vì họ cho rằng đấy chính là bán đi sự may mắn của mình.

Vào ngày cuối của lễ hội, nhân dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), con cá to nhất sẽ được dùng làm lễ cúng Thành hoàng làng. Đồng thời, người bắt được con cá đó sẽ được ban thưởng, vinh danh trước dân làng và những người tham gia lễ hội.

Hiện nay, Hà Tĩnh là một trong 3 tỉnh duy nhất trên cả nước còn lưu giữ được lễ hội đánh cá truyền thống này cùng với tỉnh Hà Tây (cũ) và Phú Thọ.

Bài viết về Hà Tĩnh liên quan

  • Lễ giỗ đại vương Lê Khôi tại đền Chiêu Trưng ở Hà TĩnhẢnh Lễ giỗ đại vương Lê Khôi tại đền Chiêu Trưng ở Hà Tĩnh
    Hàng năm, cứ đến ngày mồng 1,2,3 tháng 5 âm lịch, đền Chiêu Trưng còn được gọi là đèn Võ Mục lại diễn ra lễ giỗ Lê Khôi, để tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng này trong lịch sử chống lại quân xâm...
  • Lễ hội truyền thống chùa Kim Dung ở Hà TĩnhẢnh Lễ hội truyền thống chùa Kim Dung ở Hà Tĩnh
    Lễ hội truyền thống chùa Kim Dung ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 14 tháng 3 âm lịch, tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà. Hàng năm, đông đảo tăng ni Phật tử trong vùng và khắp nơi trên toàn quốc đều về chùa Kim...
  • Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hương Khê - Hà TĩnhẢnh Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hương Khê - Hà Tĩnh
    Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hương Khê diễn ra vào ngày mồng 2 tháng 9 hàng năm, tại hồ Bình Sơn, thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một hoạt động văn hóa và thể theo truyền thống để kỷ niệm...
  • Lễ hội tế Lục vị Tổ sư truyền nghề ở Hà TĩnhẢnh Lễ hội tế Lục vị Tổ sư truyền nghề ở Hà Tĩnh
    Lễ hội tế Lục vị Tổ sư truyền nghề diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm, tại khu di tích Tiên Sơn, phường Trung Lương, thị xã Hồng Linh, tỉnh Hà Tĩnh. Khu di tích văn hóa Tiên Sơn còn được...
  • Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà TĩnhẢnh Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh
    Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại cụm di tích lịch sử Tiên Sơn, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh Tương truyền...
  • Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng – phường Đậu Liêu ở Hà TĩnhẢnh Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng – phường Đậu Liêu ở Hà Tĩnh
    Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng thuộc phường Đậu Liêu tỉnh Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hàng năm. Chùa Đại Hùng là một trong bốn ngôi chùa cổ: Long đàm, Thiên Tượng, Cực...
  • Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ ở Hà TĩnhẢnh Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ ở Hà Tĩnh
    Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại phường Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ ở Hà Tĩnh Tương truyền...
  • Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở Hà TĩnhẢnh Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh
    Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại huyện Hương Sơn. Đây là lễ hội để tưởng nhớ tới công lao to lớn của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông...
  • Hội lễ nhượng bạn ở Hà TĩnhẢnh Hội lễ nhượng bạn ở Hà Tĩnh
    Hội lễ nhượng bạn ở Hà Tĩnh diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng Sáu âm lịch hàng năm, tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn và thờ cúng là Bà Hoàng Càn, là cung phi...
  • Lễ hội ông tổ lò rèn tại Hà TĩnhẢnh Lễ hội ông tổ lò rèn tại Hà Tĩnh
    Để tưởng nhớ đến công ơn của bậc tiên tổ đã truyền nghề sinh nhai cho nhân dân trong vùng, h àng năm vào ngày 07 tháng giêng tại đền thánh “thợ”, Lễ hội nghề rèn truyền thống được tổ chức dưới chân...
  • Hoãn tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du vì lũ tại Hà TĩnhẢnh Hoãn tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du vì lũ tại Hà Tĩnh
    Tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định tạm hoãn tổ chức Tuần văn hóa mừng 245 ngày sinh Đại thi hào vì diễn biến thiên tai phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Hôm 14/10...
  • Lễ hội Đền Bà Hải tại Hà TĩnhẢnh Lễ hội Đền Bà Hải tại Hà Tĩnh
    (lehoi.org) - Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, du khách ở các nơi lại trẩy hội Đền Bà Hải, tại cửa khẩu bến Kỳ La, Kỳ Anh, Hà Tĩnh để được thắp nén hương thơm thỉnh cầu đắc tài và đắc lộc. Đền...
  • Giá trị nhân văn trong các lễ hội văn hóa. tại Hà TĩnhẢnh Giá trị nhân văn trong các lễ hội văn hóa. tại Hà Tĩnh
    Giữa thong dong của Giêng, Hai tao nhã, trong lất phất mưa xuân, khắp nơi nơi người người rủ nhau đi trẩy hội mùa xuân. Lễ trên núi cao, hội giữa đồng bằng, lễ miền sông nước...
  • Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm năm sinh, năm mất Đại thi hào Nguyễn Du tại Hà TĩnhẢnh Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm năm sinh, năm mất Đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh
    (lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 245 năm ngày sinh và 190 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1765 -1820). Họp kế hoạch tổ...

Ghi chú bài viết Lễ hội đánh cá Đồng Hoa tại Hà Tĩnh

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đánh cá Đồng Hoa tại Hà Tĩnh, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Được tổ chức mỗi năm một lần, l ễ hội đánh cá Đồng Hoa còn được người dân địa phương gọi là lễ hội đánh Vực Rào. Đầm nước được chọn để...