Giá trị nhân văn trong các lễ hội văn hóa. tại Hà Tĩnh
Hà Tĩnh từ bao đời nay đã nổi danh là một vùng “địa linh nhân kiệt” và là vùng giàu truyền thống văn hóa. Trong khoảng 8000 lễ hội truyền thống của cả nước ta, thì Hà Tĩnh cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa rất đặc sắc, chủ yếu là tập trung vào mùa xuân. Ấy cũng chính là một nét nhân văn trong các lễ hội văn hóa ở tĩnh Hà Tĩnh bởi nó thể hiện được sự gắn kết hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
Thiên nhiên ở tỉnh Hà Tĩnh vốn vô cùng khắc nghiệt với nắng lửa, mưa chan và mùa xuân chính là một mùa bình yên nhất với bầu không khí ấm áp, thời tiết hiền hậu, cây cối tốt tươi và muôn hoa kheo màu. Chỉ có những cảnh sắc đất trời ấy thì mới gọi về nhiều xúc cảm giao hòa với thiên nhiên nhất trong lòng con người để con người có thể độ lượng quên hết đi những tai ương mà thiên nhiên đã giáng xuống và cùng nhau thể hiện sự tôn trọng với thiên nhiên bằng những nghi lễ truyền thống và cầu xin những ngày tháng mới thật thanh bình. Đó là khoảng thời gian thuận lợi nhất ở trong năm để con người có thể thảnh thơi dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tham gia trọn vẹn vào các lễ hội. Cũng là một thời điểm thích hợp để tổ chức các lễ tế mang tính sùng bái thiên nhiên như những người dân miền biển thì tế các vị thần biển, người dân cấy lúa thì cúng thần nông, cúng thần lúa, cúng thần khai cư…để tỏ lòng biết ơn và cầu xin cho cả một năm được mưa thuận gió hòa và cầu xin phúc thái dân an.
Lễ hội là dịp để con người có dịp trở về với nguồn cội. Dẫu là nguồn cội tự nhiên hay là nguồn cội dân tộc thì đều có ý nghĩa tâm linh thiêng liêng trong tâm thức của những con người Việt. Tùy vào từng địa phương mà mỗi một lễ hội lại mang một nét tiêu biểu và một nét giá trị riêng, nhưng thường là hướng về một đối tượng linh thiêng mà được nhân dân suy tôn như người anh hùng chống ngoại xâm, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, những người đã có công dạy dỗ truyền nghề và giàu lòng cứu nhân độ thế...
Lễ hội mùa xuân chính là thời điểm để hội tụ sức mạnh của cộng đồng người Việt, ngưng kết rất nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác.
Chúng ta tìm thấy ở trong các lễ hội như: đền Chợ Củi, đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu, đền thờ Vua Mai Hắc Đế, lễ hội Chùa Hương Tích, lễ rước sắc phòng vua Hàm Nghi, chùa Chân Tiên, đền Lê Khôi, lễ hội sỹ - nông - công - thương, lễ hội cầu ngư ở các làng chài… sự linh thiêng và cả những ánh hào quang của sự chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc ở trong quá khứ, những tầng sâu của nền văn minh lúa nước, những cách ứng xử của con người đối với tự nhiên và sự giao hòa của con người đối với thiên nhiên cũng như những khao khát, những ước vọng của con người về một cuộc sống thái hòa.
Lễ hội chính là một phần của nền văn hóa và của đạo đức của toàn xã hội, người ta đến với lễ hội không phải chỉ để cầu xin mà còn để thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng vọng đối với các vị anh hùng dân tộc ta, đối với Phật và đối với các vị Thánh Thần và thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên.
Không phải chỉ có thế, mà nhiều năm nay ở tỉnh Hà Tĩnh, các thế hệ cũng đang cùng tạo nên những ngày lễ thiêng liêng mới như ngay ở trong đêm giao thừa tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Hà Huy Tập, khu mộ Trần Phú, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác… đều đón hàng trăm, hàng nghìn lượt người về để làm lễ dâng hương và cầu mong sự siêu thoát cho những người con lỗi lạc của quê hương mình và cầu xin sự bình an cho gia quyến. Và chắc chắn rằng nghĩa cử ấy sẽ trở thành một tục lệ, để hàng năm cứ vào giờ khắc ấy ở mỗi một khu di tích, mỗi một khu mộ…đều ấm áp khói hương và ấm áp tình nghĩa đồng bào sâu nặng.
Với ý nghĩa là giáo dục bài học uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, lễ hội đã diễn ra rất sôi động bằng những sự tích và những công trạng, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, làm cho thế hệ trẻ ngày hôm nay hiểu được công lao to lớn của tổ tiên và thêm tự hào về truyền thống của quê hương đất nước.
Dù được lặp lại nhưng năm nào cũng vậy, các bài tế ở trong lễ tế giỗ bà Nguyễn Thị Bích Châu hay ở trong lễ tế Quan Hoàng Mười, Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi và một số lễ tế khác đều sẽ nhắc lại công trạng của các bậc tiền bối để nhằm giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội và hiểu rõ hơn bài học yêu nước, yêu thương giống nòi.
Ngoài ra, các lễ hội này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi người ta còn cầu siêu cho cả bách linh của con người và các tổ loài như một nghĩa cử của tình nghĩa đồng bào, của sự biết ơn sâu sắc đối với thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, lễ hội cũng còn là nơi để hội tụ sức sống của dân tộc ta, sức sống của văn hóa Việt từ ngàn đời xưa truyền lại.
Lễ hội còn thể hiện được tính nhân văn ở chỗ nó tự thân còn là một nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Chẳng những thế mà những hội hát, những trò chơi đấu võ, đấu vật, cờ người, cờ thẻ hay đua thuyền đầu xuân lại đều thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân với sự háo hức và với tinh thần sáng tạo hết mình. Những phần hội ấy còn là nơi để con người thể hiện niềm mơ ước về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc… Và nhân văn hơn nữa đó là những người tổ chức và những người tham gia vào lễ hội ấy còn có những nghĩa cử để góp phần khôi phục và duy trì lễ hội, trùng tu, bảo quản di tích…
Ngày nay, lễ hội với những tầm ý nghĩa, những giá trị tâm linh, văn hóa sâu sắc cũng đã góp phần to lớn trong việc quảng bá và phát triển ngành du lịch. Tỉnh Hà Tĩnh từ lâu nay vốn là một địa chỉ tâm linh hấp dẫn cho các cư dân ở các vùng khác tìm đến. Ngoài những lễ hội truyền thống thì ở đền thờ Nguyền Thị Bích Châu, đền Chợ Củi hay đền Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi…đều mang tính truyền thống, ngày nay đông đảo nhân dân ở các tỉnh còn tìm đến những địa chỉ tâm linh mới như khu di tích Trần Phú, Ngã ba Đồng Lộc, khu di tích Hà Huy Tập… Từ đó, hình ảnh của Hà Tĩnh cũng được nhiều người biết đến hơn, thu hút du khách ngày một nhiều hơn mở ra một hướng đầu tư mới cho ngành du lịch.
Bài viết về Hà Tĩnh liên quan
- Lễ giỗ đại vương Lê Khôi tại đền Chiêu Trưng ở Hà Tĩnh
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 1,2,3 tháng 5 âm lịch, đền Chiêu Trưng còn được gọi là đèn Võ Mục lại diễn ra lễ giỗ Lê Khôi, để tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng này trong lịch sử chống lại quân xâm...
- Lễ hội truyền thống chùa Kim Dung ở Hà Tĩnh
Lễ hội truyền thống chùa Kim Dung ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 14 tháng 3 âm lịch, tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà. Hàng năm, đông đảo tăng ni Phật tử trong vùng và khắp nơi trên toàn quốc đều về chùa Kim...
- Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hương Khê - Hà Tĩnh
Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Hương Khê diễn ra vào ngày mồng 2 tháng 9 hàng năm, tại hồ Bình Sơn, thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một hoạt động văn hóa và thể theo truyền thống để kỷ niệm...
- Lễ hội tế Lục vị Tổ sư truyền nghề ở Hà Tĩnh
Lễ hội tế Lục vị Tổ sư truyền nghề diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm, tại khu di tích Tiên Sơn, phường Trung Lương, thị xã Hồng Linh, tỉnh Hà Tĩnh. Khu di tích văn hóa Tiên Sơn còn được...
-
- Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh
Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại cụm di tích lịch sử Tiên Sơn, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh. Lễ tế Thánh sư Thợ rèn ở Hà Tĩnh Tương truyền...
- Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng – phường Đậu Liêu ở Hà Tĩnh
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng thuộc phường Đậu Liêu tỉnh Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hàng năm. Chùa Đại Hùng là một trong bốn ngôi chùa cổ: Long đàm, Thiên Tượng, Cực...
- Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ ở Hà Tĩnh
Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại phường Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Lễ Hội Báo Ân Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ ở Hà Tĩnh Tương truyền...
- Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh
Lễ Hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác ở Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại huyện Hương Sơn. Đây là lễ hội để tưởng nhớ tới công lao to lớn của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông...
- Hội lễ nhượng bạn ở Hà Tĩnh
Hội lễ nhượng bạn ở Hà Tĩnh diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng Sáu âm lịch hàng năm, tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn và thờ cúng là Bà Hoàng Càn, là cung phi...
-
- Lễ hội đánh cá Đồng Hoa tại Hà Tĩnh
Được tổ chức mỗi năm một lần, l ễ hội đánh cá Đồng Hoa còn được người dân địa phương gọi là lễ hội đánh Vực Rào. Đầm nước được chọn để tổ chức lễ hội nằm dưới chân da...
- Lễ hội ông tổ lò rèn tại Hà Tĩnh
Để tưởng nhớ đến công ơn của bậc tiên tổ đã truyền nghề sinh nhai cho nhân dân trong vùng, h àng năm vào ngày 07 tháng giêng tại đền thánh “thợ”, Lễ hội nghề rèn truyền thống được tổ chức dưới chân...
- Hoãn tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du vì lũ tại Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh vừa quyết định tạm hoãn tổ chức Tuần văn hóa mừng 245 ngày sinh Đại thi hào vì diễn biến thiên tai phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Hôm 14/10...
- Lễ hội Đền Bà Hải tại Hà Tĩnh
(lehoi.org) - Hàng năm cứ vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, du khách ở các nơi lại trẩy hội Đền Bà Hải, tại cửa khẩu bến Kỳ La, Kỳ Anh, Hà Tĩnh để được thắp nén hương thơm thỉnh cầu đắc tài và đắc lộc. Đền...
- Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm năm sinh, năm mất Đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh
(lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 245 năm ngày sinh và 190 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1765 -1820). Họp kế hoạch tổ...
Ghi chú bài viết Giá trị nhân văn trong các lễ hội văn hóa. tại Hà Tĩnh
Từ khóa:
Giữa thong dong của Giêng, Hai tao nhã, trong lất phất mưa xuân, khắp nơi nơi người người rủ nhau đi trẩy hội mùa xuân. Lễ trên núi cao, hội giữa đồng bằng,...