Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai
Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai (Nhôxarpu) là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất của cộng đồng dân tộc Kơho. Lễ hội này thường diễn ra vào dịp cúng cầu an cho dân làng và cũng chính là thông báo tới toàn thể dân làng về mối thân tình anh em vừa kết nghĩa.
Lễ vật thường được cho dâng lên các vị thần trong lễ đâm trâu chỉ là thịt trâu và rượu cần dùng để tất cả người dân uống mừng. Nơi tổ chức lễ hội thường là một bãi đất trống, bằng phẳng và đủ rộng, có được dựng hai cây cột. Cây cột cao có treo hình tượng một cặp sừng trâu và cây bông trắng được làm bằng tre hoặc nứa - vật được người dân Kơho quan niệm là tượng trưng cho thần linh. Cây cột thấp vững chắc sẽ dùng để cột trâu.
Con trâu là vật tế thần linh trong Lễ đâm trâu của người Kơho
Trâu được cột vào cây cột thấp trước 1 ngày diễn ra lễ đâm trâu. Từ tờ mờ sáng người ta đã tiến hành lễ cúng, dưới sự cầu xin thần linh về chứng giám và phù hộ cho bà con những điều tốt đẹp hòa cùng những điệu múa, điệu nhảy vui của dân làng.
Vật dùng để đâm trâu là một loại giáo, bề lưỡi giáo rất bén sẽ dùng để đâm vào bên hông trái của con trâu với mục đích xuyên vào tim. Trong lễ cúng cầu bình an, già làng hoặc một người cao tuổi có uy tín nào đó sẽ được quyền ưu tiên đâm trâu. Trong lễ kết nghĩa anh em thì người bạn sẽ là người thông báo với làng và cầm giáo đâm trâu.
Trong lễ cúng cầu những điều tốt lành cho dân làng, thịt vật cúng sẽ được chia thành các phần đều nhau cho dân làng để ăn mừng, uống rượu vui vẻ trong những ngày hội. Trong lễ kết nghĩa anh em thì thịt trâu sẽ được chia đều cho hai bên. Tùy vào mỗi người trong lễ kết nghĩa mà thịt trâu sẽ được chia ra để chia họ hàng bà con với mục đích thông báo tin vui đến mọi người. Người Kơho rât kiêng kỵ sự gian dối và tham lam nên thịt trâu được mổ trong các dịp lễ hội không được ăn một mình, mà phải gia chủ phải chia đều cho bà con trong làng để cùng chia sẻ niềm vui và sự an bình.
Bài viết về Đồng Nai liên quan
- Lễ hội trái cây Long Khánh - Mùa trái chín 2018 tại Đồng Nai
Lễ hội trái cây với chủ đề "Long Khánh - Mùa trái chín" được UBND thị xã Long Khánh phối hợp với Công ty TNHH xúc tiến thương mại Sài Gòn tổ chức từ ngày 22-29/6 tại SVĐ thị xã Long Khánh. Lễ hội là sự...
- Festival rừng đầu tiên sẽ được tổ chức tại Đồng Nai vào năm 2013
(lehoi.org) - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chấp thuận kịch bản tổ chức Festival rừng của tỉnh Đồng Nai vào năm 2013. Đây là lần đầu tiên một Festival rừng được tổ chức tại Việt Nam...
- Tổ chức Liên hoan Ẩm thực lần thứ II tại Đồng Nai
(lehoi.org) - D ự kiến trong hai ngày từ 14/12 đến 16/12/2012, Liên hoan Ẩm thực Đồng Nai lần thứ II năm 2012 sẽ diễn ra tại Trung tâm Du lịch Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai....
- Tổ chức Lễ hội chùa Ông mừng xuân Quý Tỵ 2013 tại Đồng Nai
(lehoi.org) - UBND tỉnh Đồng Nai v ừa qua đã họp bàn thống nhất kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Ông hay còn gọi là Thất phủ cổ miếu. Lễ hội là một trong những chuỗi hoạt động văn hóa nằm trong kế...
-
- Lễ cúng thần lúa của người Châu-ro (lễ sa yang-va) tại Đồng Nai
Người Châu-ro còn được gọi là Ph’nôông, Tô, Ro, Dơro, Xôp … Đồng bào này tự gọi là Chrau Jro (Chrau: người, Jro: tên bộ tộc). Năm 1999, dân số người Châu ro đứng thứ 5 trong tổng số...
- Lễ cúng Yang Koi của người Mạ tại Đồng Nai
Dân tộc Châu Mạ còn được gọi bằng các tên khác như: Chê Mạ, Chau Mạ, Mạ Xôp, Mạ Tô, Mạ Ngan, Mạ Xrê… Theo con số liệu thống kê vào năm 1999, số người Châu Mạ đứng thứ 10...
- Lễ cúng Lơh– Yang – Rơ của người Kơho tại Đồng Nai
Cộng đồng dân tộc Kơho có nhiều nhóm người như: Nôp; Xre; Cơ Don; Lạt; Chil; T’ring… Họ sống xen kẽ và có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Mnông và Mạ, anh em nên một...
- Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân tại Đồng Nai
(lehoi.org) - Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân ở phường Hoà Bình thuộc thành phố Biên Hoà, thường diễn ra vào 3 ngày, từ ngày 12 dến 14 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Ngày 23/10/1720, Trần Thượng Xuyên tức...
- Lễ hội cúng bà ở Miễu tại Đồng Nai
(lehoi.org) - Lễ hội cúng Bà được nhiều nơi tổ chức, nhưng ở mỗi nơi lại có một cách tổ chức khác nhau, và tùy thuộc vào ngày vía của mỗi Bà. Trong những ngày sóc, vọng, ngày Tết Nguyên Đán hay ngày vía...
-
- Lễ hội dựng nêu tại làng dân tộc Châu Ro tại Đồng Nai
Lễ hội dựng nêu của dân tộc Châu Ro tại tỉnh Đồng Nai thường diễn ra vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp hàng năm, tại Nhà văn hóa dân tộc Châu Ro tại ấp Bình Hòa thuộc xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc...
Ghi chú bài viết Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai
Từ khóa:
Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai ( Nhôxarpu ) là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất của cộng đồng dân tộc Kơho. Lễ hội này thường diễn ra...