Lễ cúng Yang Koi của người Mạ tại Đồng Nai
Dân tộc Châu Mạ còn được gọi bằng các tên khác như: Chê Mạ, Chau Mạ, Mạ Xôp, Mạ Tô, Mạ Ngan, Mạ Xrê… Theo con số liệu thống kê vào năm 1999, số người Châu Mạ đứng thứ 10 trong tổng số hơn 40 dân tộc của Việt Nam. Họ tập trung đông nhất ở ấp Hiệp Nghĩa thuộc thị trấn Định Quán, và Tà Lài thuộc huyện Tân Phú, ở các các xã khác như Phú Sơn, Phú Bình… cũng khá đông. Trong một năm, người Mạ tổ chức rất nhiều nghi lễ cúng. Trong đó, lễ cúng Yang Koi được xem là lễ cúng lớn nhất trong năm của người Mạ. Thời gian cúng thường diễn ra vào tháng hai đến tháng ba âm lịch, đó là thời điểm người Mạ đã thu hoạch mùa màng xong.Trước đây lễ cúng thường được tổ chức ở nhà dài nhưng những năm gần đây vì kết cấu cộng đồng đã có nhiều thay đổi nên mỗi nhà sẽ tự tổ chức theo điều kiện nhà mình.
Lễ cúng Yang Koi của người Mạ tại Đồng Nai
Để chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Mạ sẽ đi vào rừng chọn những cây tre thật cao, thẳng và đem về khoảng sân để hành lễ. Họ chọn 2 cây tre non cao khoảng 3- 4 mét, sau đó chẻ ngọn thành nhiều nhánh và trang trí bằng nhiều hình vuông với các chùm bông tỉa ra. Chính giữa cây tre sẽ cắm một chùm gai để mây tượng trưng cho bông lúa. Những hoa văn theo các hình học vẽ trên các vật trang trí đều thể hiện qua các tay dan, các dây nối được kết từ gốc lên đến ngọn và thẳng lên trời cao. Cây tre này sẽ được phân chia thành nhiều nấc với các hình tròn, hình vuông, bao trùm và tỏa xuống dưới gốc với nhiều dây trang trí có nhiều hình tượng con vật được đan bằng lạt tre rất sinh động. Hai cây tre này sẽ được chôn ngay trước sân, ở mỗi bông xòe ra sẽ cài lên đó một cái chén cơm nhỏ. Dưới gốc cây tre sẽ đặt những chóe rượu cần. Lễ vật được chuẩn bị là tùy theo điều kiện kinh tế của người dân trongbuôn làng mà già làng sẽ đứng ra làm chủ tế. Ở mỗi hộ, tùy vào điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể giết gà, heo, vịt, trâu hoặc dê để làm lễ cúng hoặc tự gia chủ cúng, không mời Bà Bóng và Thầy Cúng.
Chủ nhà đang cúng lễ Thần lúa để mong cầu năm tới mùa màng tươi tốt
Lời khấn vái có tiết tấu và nhịp điệu, nội dung cụ thể và không được van lơn như lời khấn vái người Kinh vẫn dùng: “Ơ Thần Lúa! Lúa ở dưới nước, dưới bùn hãy về nhà ăn thịt gà, vịt với tôi. Đây là lần cuối tôi được thu mùa. Tôi lạy Thần Lúa, lạy Thần Đất đã ban cho tôi được mùa màng bội thu” hoặc “Năm nay tôi đã uống mừng lúa. Tôi cúng heo cho Thần Lúa để mong cho lúa ăn không hết. Tới năm sau làm nữa thì sẽ có nữa. Mong Thần Lúa đừng để tôi đói, tôi làm rẫy sẽ có cơm ăn. Tôi mời Thần Lúa về ăn con heo, uống rượu và ăn cơm nếp. Tôi mừng Thần Lúa. Tôi ăn cơm đến mùa tới. Sang năm tôi lại làm 3 lần mời Thần Lúa ăn. Trước tháng 4 tôi cúng con gà. Bắt đầu tháng 7 tôi cúng Thần con vịt. Tháng 11 tôi sẽ có thêm nhiều lúa, tôi cúng Thần Lúa con heo. Năm nay Thần Lúa hãy cho tôi ăn, tôi sẽ làm nữa để lại có cơm ăn…”
Người dân dân tộc Mạ nổi cồng chiêng và nhảy múa trong ngày lễ Yang Koi
Sau khi cúng xong, mọi người sẽ cùng chung vui dự tiệc. Đêm xuống họ cùng đốt lửa, hát ca, nhảy múa, các thanh niên thì tổ chức trò chơi… Nhạc cụ sẽ hòa nhịp theo các bài hát và điệu múa của bà con. Theo truyền thống, việc vui chơi của lễ sẽ kéo dài đến hết 3 ngày 3 đêm, có khi trong cả 1 tuần lễ. Nhưng ngày nay lễ chỉ diễn ra trong một ngày đêm. Dẫu quy mô, nghi thức này đã giản tiện hơn rất nhiều so với trước đây nhưng lễ cúng Yang Koi vẫn luôn được đồng bào Mạ tôn trọng trong đời sống tâm linh. Đây là lễ cúng mà người Mạ vẫn quan niệm rằng các vị thần này có liên quan trực tiếp đến mùa màng của dòng họ.
Bài viết về Đồng Nai liên quan
- Lễ hội trái cây Long Khánh - Mùa trái chín 2018 tại Đồng Nai
Lễ hội trái cây với chủ đề "Long Khánh - Mùa trái chín" được UBND thị xã Long Khánh phối hợp với Công ty TNHH xúc tiến thương mại Sài Gòn tổ chức từ ngày 22-29/6 tại SVĐ thị xã Long Khánh. Lễ hội là sự...
- Festival rừng đầu tiên sẽ được tổ chức tại Đồng Nai vào năm 2013
(lehoi.org) - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chấp thuận kịch bản tổ chức Festival rừng của tỉnh Đồng Nai vào năm 2013. Đây là lần đầu tiên một Festival rừng được tổ chức tại Việt Nam...
- Tổ chức Liên hoan Ẩm thực lần thứ II tại Đồng Nai
(lehoi.org) - D ự kiến trong hai ngày từ 14/12 đến 16/12/2012, Liên hoan Ẩm thực Đồng Nai lần thứ II năm 2012 sẽ diễn ra tại Trung tâm Du lịch Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai....
- Tổ chức Lễ hội chùa Ông mừng xuân Quý Tỵ 2013 tại Đồng Nai
(lehoi.org) - UBND tỉnh Đồng Nai v ừa qua đã họp bàn thống nhất kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Ông hay còn gọi là Thất phủ cổ miếu. Lễ hội là một trong những chuỗi hoạt động văn hóa nằm trong kế...
-
- Lễ cúng thần lúa của người Châu-ro (lễ sa yang-va) tại Đồng Nai
Người Châu-ro còn được gọi là Ph’nôông, Tô, Ro, Dơro, Xôp … Đồng bào này tự gọi là Chrau Jro (Chrau: người, Jro: tên bộ tộc). Năm 1999, dân số người Châu ro đứng thứ 5 trong tổng số...
- Lễ cúng Lơh– Yang – Rơ của người Kơho tại Đồng Nai
Cộng đồng dân tộc Kơho có nhiều nhóm người như: Nôp; Xre; Cơ Don; Lạt; Chil; T’ring… Họ sống xen kẽ và có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Mnông và Mạ, anh em nên một...
- Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai
Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai ( Nhôxarpu ) là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất của cộng đồng dân tộc Kơho. Lễ hội này thường diễn ra vào dịp cúng cầu an cho dân làng và...
- Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân tại Đồng Nai
(lehoi.org) - Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân ở phường Hoà Bình thuộc thành phố Biên Hoà, thường diễn ra vào 3 ngày, từ ngày 12 dến 14 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Ngày 23/10/1720, Trần Thượng Xuyên tức...
- Lễ hội cúng bà ở Miễu tại Đồng Nai
(lehoi.org) - Lễ hội cúng Bà được nhiều nơi tổ chức, nhưng ở mỗi nơi lại có một cách tổ chức khác nhau, và tùy thuộc vào ngày vía của mỗi Bà. Trong những ngày sóc, vọng, ngày Tết Nguyên Đán hay ngày vía...
-
- Lễ hội dựng nêu tại làng dân tộc Châu Ro tại Đồng Nai
Lễ hội dựng nêu của dân tộc Châu Ro tại tỉnh Đồng Nai thường diễn ra vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp hàng năm, tại Nhà văn hóa dân tộc Châu Ro tại ấp Bình Hòa thuộc xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc...
Ghi chú bài viết Lễ cúng Yang Koi của người Mạ tại Đồng Nai
Từ khóa:
Dân tộc Châu Mạ còn được gọi bằng các tên khác như: Chê Mạ, Chau Mạ, Mạ Xôp, Mạ Tô, Mạ Ngan, Mạ Xrê… Theo con số liệu thống kê vào năm 1999, số người...