Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân tại Đồng Nai
Ngày 23/10/1720, Trần Thượng Xuyên tức Trấn Biên Đô đốc tướng quân qua đời. Người dân nơi ông sinh sống vì muốn tưởng nhớ đến công lao của ông trong thời đầu khai phá đất đai và mở rộng giao lưu và buôn bán thương mại vùng Đồng Nai - Gia Định, họ đã lập một ngôi miếu nhỏ để thờ cúng ông ngay tại khu vực thành cổ Biên Hòa.
Đồng Nai tưng bừng lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân
Ngày 14/12/ 1861, tướng Bonard phê chuẩn bản kế hoạch đánh chiếm Biên Hoà , liên quân Tây Ban Nha và Pháp với khoảng 1000 quân lính, 2 hạm thuyền tiến đánh cả đường thủy lẫn đường bộ. Sáng ngày 17/12, Pháp đã chiếm đóng tỉnh lỵ Biên Hoà, kể từ đó ngôi miếu thờ Trấn Biên Đô đã phải di dời hai lần là vào năm 1861 và vào năm 1906, sau đó mới chuyển đến nơi hiện nay. Miếu được xây dựng từ năm 1935, với kiến trúc kiên cố và lấy tên là Tân Lân thành cổ miếu (hay Đình Tân Lân).
Đình Tân Lân đã được Bộ Văn hoá -Thông tin- Thể thao và Du lịch xếp hạng vào danh sách di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 25/03/1991, Đình thờ Trấn Biên đô đốc Trần Thượng Xuyên.
Đình Tân Lân có những mảng trang trí khá nổi bật là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn và một yếu tố nữa là kiến trúc nghệ thuật đặc trưng của vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
Ngày nay, đình Tân Lân vẫn còn lưu giữ được sắc thần của vua Tự Đức thứ 5 (1852) tặng cho Trần Thượng Xuyên, có nhiều tài liệu Hán Nôm và nhiều bản chất liệu gỗ gồm tám tấm liễn đối, 12 bức hoành phi và 2 bộ Bát bửu được làm bằng đồng...
Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân thường diễn ra trong 2 ngày. Lẽ hội gồm có nhiều hoạt động cơ bản như: lễ cung thỉnh sắc ông, lễ nhập đoàn, lễ xây chầu đại hội, lễ thỉnh sanh, lễ hạ đàn. Các thành viên trong Ban tổ chức trước khi tham gia các nghi lễ phải dúng rượu trắng để tẩy uế bản thân.
Trước khi cử hành lễ rước Đức ông đi diễu quanh thành, phải thực hiện lễ khai sắc ông: đức ông phải được tắm rửa bằng rượu, sau đó mặc áo bào… Ngoài ra, trong lễ hội này còn có nghi thức cúng tiên yết, là một hoạt động cầu nguyện cho xã hội yên bình, người dân có cuộc sống âm no, hạnh phúc
Trong những ngày tổ chức lễ hội, rất đông dân chúng khắp nơi thường đều tụ tập về đây để trẩy hội, dâng hương, rước Đức ông đi chu du trong thành, xem hát bội và hát tuồng./.
Bài viết về Đồng Nai liên quan
- Lễ hội trái cây Long Khánh - Mùa trái chín 2018 tại Đồng Nai
Lễ hội trái cây với chủ đề "Long Khánh - Mùa trái chín" được UBND thị xã Long Khánh phối hợp với Công ty TNHH xúc tiến thương mại Sài Gòn tổ chức từ ngày 22-29/6 tại SVĐ thị xã Long Khánh. Lễ hội là sự...
- Festival rừng đầu tiên sẽ được tổ chức tại Đồng Nai vào năm 2013
(lehoi.org) - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chấp thuận kịch bản tổ chức Festival rừng của tỉnh Đồng Nai vào năm 2013. Đây là lần đầu tiên một Festival rừng được tổ chức tại Việt Nam...
- Tổ chức Liên hoan Ẩm thực lần thứ II tại Đồng Nai
(lehoi.org) - D ự kiến trong hai ngày từ 14/12 đến 16/12/2012, Liên hoan Ẩm thực Đồng Nai lần thứ II năm 2012 sẽ diễn ra tại Trung tâm Du lịch Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai....
- Tổ chức Lễ hội chùa Ông mừng xuân Quý Tỵ 2013 tại Đồng Nai
(lehoi.org) - UBND tỉnh Đồng Nai v ừa qua đã họp bàn thống nhất kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Ông hay còn gọi là Thất phủ cổ miếu. Lễ hội là một trong những chuỗi hoạt động văn hóa nằm trong kế...
-
- Lễ cúng thần lúa của người Châu-ro (lễ sa yang-va) tại Đồng Nai
Người Châu-ro còn được gọi là Ph’nôông, Tô, Ro, Dơro, Xôp … Đồng bào này tự gọi là Chrau Jro (Chrau: người, Jro: tên bộ tộc). Năm 1999, dân số người Châu ro đứng thứ 5 trong tổng số...
- Lễ cúng Yang Koi của người Mạ tại Đồng Nai
Dân tộc Châu Mạ còn được gọi bằng các tên khác như: Chê Mạ, Chau Mạ, Mạ Xôp, Mạ Tô, Mạ Ngan, Mạ Xrê… Theo con số liệu thống kê vào năm 1999, số người Châu Mạ đứng thứ 10...
- Lễ cúng Lơh– Yang – Rơ của người Kơho tại Đồng Nai
Cộng đồng dân tộc Kơho có nhiều nhóm người như: Nôp; Xre; Cơ Don; Lạt; Chil; T’ring… Họ sống xen kẽ và có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Mnông và Mạ, anh em nên một...
- Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai
Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai ( Nhôxarpu ) là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất của cộng đồng dân tộc Kơho. Lễ hội này thường diễn ra vào dịp cúng cầu an cho dân làng và...
- Lễ hội cúng bà ở Miễu tại Đồng Nai
(lehoi.org) - Lễ hội cúng Bà được nhiều nơi tổ chức, nhưng ở mỗi nơi lại có một cách tổ chức khác nhau, và tùy thuộc vào ngày vía của mỗi Bà. Trong những ngày sóc, vọng, ngày Tết Nguyên Đán hay ngày vía...
-
- Lễ hội dựng nêu tại làng dân tộc Châu Ro tại Đồng Nai
Lễ hội dựng nêu của dân tộc Châu Ro tại tỉnh Đồng Nai thường diễn ra vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp hàng năm, tại Nhà văn hóa dân tộc Châu Ro tại ấp Bình Hòa thuộc xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc...
Ghi chú bài viết Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân tại Đồng Nai
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân ở phường Hoà Bình thuộc thành phố Biên Hoà, thường diễn ra vào 3 ngày, từ ngày 12 dến 14 tháng Chạp âm lịch hàng...