Lễ cúng Lơh– Yang – Rơ của người Kơho tại Đồng Nai
Cộng đồng dân tộc Kơho có nhiều nhóm người như: Nôp; Xre; Cơ Don; Lạt; Chil; T’ring… Họ sống xen kẽ và có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Mnông và Mạ, anh em nên một số nhóm Kơho khó có thể phân biệt được với hai dân tộc trên. Người Kơho có quan niệm rằng, thần linh và ma quỷ chi phối đến đời sống của họ nên trong năm họ thường tổ chứ rất nhiều lễ cúng như: cúng thần lúa (Lơh Yang rơ ), lễ đâm trâu... Lễ Lơh Yang rơ thường được tổ chức với thời điểm khi mùa màng đã thu hoạch xong và người dân làm lễ cúng để tạ ơn thần lúa đã giúp họ có một vụ mùa bội thu, thóc đầy kho, hứa hẹn cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Qua đó đồng bào Kơho cũng xin thần lúa phù hộ cho họ một vụ mùa mới bội thu hơn năm trước.
Lễ vật trong lễ cúng Lơh– Yang – Rơ của người Kơhol thường mổ lợn, giết dê hoặc gà, vịt và không thể thiếu rượi cần. Trước khi cử hành lễ cúng Yang lúa, người Kơho phải lập một bàn thờ Yang ở cạnh kho lúa của mình. Cách trang trí bàn thờ Yang cũng là việc rất quan trọng: bên trên có trang trí một cây bông vải, cây bông tre đã được bôi tiết của con vật dùng để cúng lễ. Bên dưới bày các lễ vật như: bánh chưng, thính (cốm dẹp); bánh dầy, bộ đồ lòng của các con vật cúng; củ khoai môn đỏ; ly rượu; bó bông lúa; đọt mây… Hai sợi dây chỉ được đính bông trắng nối liền từ tầng trên của bàn Yang đến bình rượu cần, dùng làm dây dẫn đường để Yang đến được với bình rượu và các vật tế lễ.
Dân làng lần lượt gùi các lễ vật cúng gồm: gà, vịt, rượu để cúng tế
Trong lúc cử hành lễ, người lớn tuổi trong dòng họ hoặc già làng sẽ đọc bài gọi Yang, sau đó là lễ tạ ơn, cầu xin… Lễ cúng Yang sẽ được tổ chức ở kho lúa trước rồi mới được di chuyển về nhà ở.
Những cô gái người Kơho bên ché rượu cần
Đây là một lễ hội lớn của người Kơho diễn ra trong thời điểm người dân đang rảnh rỗi, mang tính chất như bữa tiệc ăn mừng mùa màng bội thu. Lễ hội này thường diễn ra từ 3 ngày, có khi là cả 1 tuần, trong không khí vui vẻ. Trong điệu nhạc, tiếng cồng chiêng (cing và gòng) và chất men của rượu cần, mọi người trong đồng bào Kơho sẽ nhảy múa, hát hò và kể những chuyện về đồng bào mình, làm quen… Các hình thức văn hóa nghệ thuật này được dịp phô diễn và gìn giữ cho các thế hệ trẻ.
Bài viết về Đồng Nai liên quan
- Lễ hội trái cây Long Khánh - Mùa trái chín 2018 tại Đồng Nai
Lễ hội trái cây với chủ đề "Long Khánh - Mùa trái chín" được UBND thị xã Long Khánh phối hợp với Công ty TNHH xúc tiến thương mại Sài Gòn tổ chức từ ngày 22-29/6 tại SVĐ thị xã Long Khánh. Lễ hội là sự...
- Festival rừng đầu tiên sẽ được tổ chức tại Đồng Nai vào năm 2013
(lehoi.org) - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chấp thuận kịch bản tổ chức Festival rừng của tỉnh Đồng Nai vào năm 2013. Đây là lần đầu tiên một Festival rừng được tổ chức tại Việt Nam...
- Tổ chức Liên hoan Ẩm thực lần thứ II tại Đồng Nai
(lehoi.org) - D ự kiến trong hai ngày từ 14/12 đến 16/12/2012, Liên hoan Ẩm thực Đồng Nai lần thứ II năm 2012 sẽ diễn ra tại Trung tâm Du lịch Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai....
- Tổ chức Lễ hội chùa Ông mừng xuân Quý Tỵ 2013 tại Đồng Nai
(lehoi.org) - UBND tỉnh Đồng Nai v ừa qua đã họp bàn thống nhất kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Ông hay còn gọi là Thất phủ cổ miếu. Lễ hội là một trong những chuỗi hoạt động văn hóa nằm trong kế...
-
- Lễ cúng thần lúa của người Châu-ro (lễ sa yang-va) tại Đồng Nai
Người Châu-ro còn được gọi là Ph’nôông, Tô, Ro, Dơro, Xôp … Đồng bào này tự gọi là Chrau Jro (Chrau: người, Jro: tên bộ tộc). Năm 1999, dân số người Châu ro đứng thứ 5 trong tổng số...
- Lễ cúng Yang Koi của người Mạ tại Đồng Nai
Dân tộc Châu Mạ còn được gọi bằng các tên khác như: Chê Mạ, Chau Mạ, Mạ Xôp, Mạ Tô, Mạ Ngan, Mạ Xrê… Theo con số liệu thống kê vào năm 1999, số người Châu Mạ đứng thứ 10...
- Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai
Lễ đâm trâu của người Kơho tại Đồng Nai ( Nhôxarpu ) là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất của cộng đồng dân tộc Kơho. Lễ hội này thường diễn ra vào dịp cúng cầu an cho dân làng và...
- Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân tại Đồng Nai
(lehoi.org) - Lễ hội Kỳ Yên Đình Tân Lân ở phường Hoà Bình thuộc thành phố Biên Hoà, thường diễn ra vào 3 ngày, từ ngày 12 dến 14 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Ngày 23/10/1720, Trần Thượng Xuyên tức...
- Lễ hội cúng bà ở Miễu tại Đồng Nai
(lehoi.org) - Lễ hội cúng Bà được nhiều nơi tổ chức, nhưng ở mỗi nơi lại có một cách tổ chức khác nhau, và tùy thuộc vào ngày vía của mỗi Bà. Trong những ngày sóc, vọng, ngày Tết Nguyên Đán hay ngày vía...
-
- Lễ hội dựng nêu tại làng dân tộc Châu Ro tại Đồng Nai
Lễ hội dựng nêu của dân tộc Châu Ro tại tỉnh Đồng Nai thường diễn ra vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp hàng năm, tại Nhà văn hóa dân tộc Châu Ro tại ấp Bình Hòa thuộc xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc...
Ghi chú bài viết Lễ cúng Lơh– Yang – Rơ của người Kơho tại Đồng Nai
Từ khóa:
Cộng đồng dân tộc Kơho có nhiều nhóm người như: Nôp; Xre; Cơ Don; Lạt; Chil; T’ring… Họ sống xen kẽ và có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Mnông và...