- Về đầu bài viết
- Ảnh: Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
- Ảnh: Người con trai Dao đang được làm lễ Tủ Cải
- Ảnh: Lễ Tủ Cải là để khẳng định một người con trai Dao đã trưởng thành và được tham gia các công việc của dòng tộc và xã hội
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
Theo nghĩa Nôm Dao thì Tủ là báo cáo còn Cải là đặt tên, nghĩa của từ Tủ Cải tức là lễ báo cáo với ông bà tổ tiên và thần linh về việc đặt tên âm cho người con trai trong dòng họ, bởi vì khi cúng lễ thường xưng tên với tổ tiên nên họ kiêng không dùng tên thật.
Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
Tủ Cải là một lễ rất quan trọng trong tập tục văn hóa của người Dao, để đánh dấu sự trưởng thành của con trai người Dao và như lễ thành đinh của người Kinh phong tục cổ truyền. Đồng bào Dao có quan niệm rằng ai đã thụ lễ này mới được xem là người đã đủ tư cách tham gia các công việc của dòng tộc, cộng đồng và những người làm nghề thầy mo đều phải trải qua nghi lễ này mới được công nhận. Bé trai từ 8 tuổi trở lên của một gia đình có điều kiện kinh tế ổn định thì gia đình này sẽ được cho phép làm lễ Tủ Cải.
Trước ngày tổ chức lễ từ 10 đến 15 ngày, gia chủ sẽ phải chuẩn bị các lễ vật, thực phẩm tùy thuộc theo nhu cầu và muốn tổ chức quy mô lớn, nhỏ thế nào, đồng thời phải mang lễ vật đến để mời các thầy cúng có uy tín trong bản để nhờ họ chọn ngày lành tháng tốt rồi mới tổ chức lễ.
Trước ngày tổ chức lễ 1 ngày, các thầy cúng và họ hàng thân tộc của gia chủ đã có mặt đông đủ. Thầy cả sẽ phân công công việc cho các thầy cúng, những người đến giúp việc, họ hàng và dân bản sẽ cùng dựng đàn lễ ở trong nhà (nơi đặt bàn thờ tổ tiên), đặt một đàn lễ ngoài trời (nơi thờ các thần linh), dán sớ điệp và viết tờ sớ để báo cáo trình báo với tổ tiên và thần linh.
Người con trai Dao đang được làm lễ Tủ Cải
Khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, lễ Tủ Cải sẽ được bắt đầu. Trong suốt từ 2 đến 4 ngày đêm, tất cả những ai đến dự lễ đều phải ăn chay. Lễ Tủ Cải được tổ chức lớn nhất trong vùng, gồm có 7 ông thầy cúng với nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Thầy cả và thầy hai sẽ là linh hồn và cũng là người điều khiển chính của các nghi lễ. Các thầy phải đọc thông viết thạo chữ Nôm Dao và thuộc các quyển sách cúng, các bài tế các vị thánh thần hay các bài diễn ca.
Mở đầu nghi lễ, thầy cả sẽ đọc lời tuyên bố lý do vì sao tổ chức lễ Tủ Cải. Nội dung của nghi lễ này sẽ thầy cả đề cập tới lịch sử của người Dao, ai là con trai đều phải làm cái lý này, sau đó xướng tên những người được thụ lễ. Tiến trình lễ sẽ diễn ra với nhiều lễ thức khác nhau như: lễ báo cáo lên các vị thần linh, lễ khai đàn, lễ nhập tổ tiên, lễ đặt tên âm, mời tổ tiên trong đàn đến lễ để nghe báo cáo, các nghi thức cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu được thụ lễ (sư mới) và làm ăn phát đạt, lễ thụ đèn, lễ quá tăng, lễ cấp thêm âm binh, lễ cấp bằng sắc, lễ cấp cầu, lễ cấp đạo sắc, lễ tạ Thánh, lễ thăm thiên đình, lễ trình diện lên Ngọc Hoàng, lễ cúng Ngọc Hoàng, Thần Nông, lễ ngã đàn hóa kiếp, lễ tiễn Bàn Vương, tiễn đưa tổ tiên và nghi lễ tạ ơn.
Diễn trình lễ đặc biệt sinh động ở phần những người giúp việc nhập vai tổ tiên, thần linh về nghe báo cáo, nhảy múa, ăn cỗ sum vầy cùng con cháu và chia tay bịn rịn lưu luyến không muốn rời khi phải về trời. Hay cảnh ma ngoài rừng vào phá lễ, bị bắt nhốt và phần kết được thả ra nhảy múa vui mừng. Lễ thành công khiến cho người ta có thể tưởng tượng quanh ta luôn tồn tại song hành một thế giới vô hình bên thế giới thực tại với nền tảng là lấy cội nguồn tiên tổ, thần linh làm điểm tựa vững chắc đểvươn tới tương lai tươi sáng.
Trong phần lễ có xen lẫn các nội dung của phần hội, cả Lễ và Hội phối hợp nhịp nhàng và có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, tạo nên bầu không khí linh thiêng nhưng cũng rất ấm áp tình người, và tràn đầy sự hứng khởi. Lời cầu khấn, những lời răn dạy từ tổ tiên, thầy cúng sẽ chuyển lời thần linh, tới sư mới hòa vào tiếng chiêng, tiếng trống. Tất cả sẽ diễn ra rất sinh động và theo một quy trình có mối quan hệ mật thiết, từ khâu chuẩn bị cho tới việc cử hành các nghi lễ. Các lễ thức và cách thức trình diễn, bày tỏ tình cảm và ước nguyện của con cháu với tổ tiên thông qua các thầy cúng và những người giúp việc.
Lễ Tủ Cải là để khẳng định một người con trai Dao đã trưởng thành và được tham gia các công việc của dòng tộc và xã hội
Các lễ thức được diễn ra theo trình tự quy định cứ như vậy cho đến ngày cuối cùng của lễ, vừa mang ý nghĩa giáo huấn nhưng cũng mang màu sắc tâm linh rất huyền ảo, đồng thời có thể phản ánh những khát vọng của con người luôn lấy cội nguồn và tiên tổ làm nền tảng và để rèn tâm, tu dưỡng đức.
Lễ thức quan trọng bậc nhất trong lễ Tủ Cải chính là việc thầy cả ban cho người được thụ lễ 1 bản đạo sắc được viết bằng chữ Nôm Dao, có ghi về lý lịch của sư mới, lý do thụ lễ và các điều răn dạy của tổ tiên. Người Dao xem đạo sắc là bằng chứng để sư mới được phép tham gia các nghi lễ của xã hội người Dao. Tên của chàng trai này cũng được ghi lại trong gia phả, sử dụng mỗi khi cúng lễ và khi qua đời sẽ được con cháu thờ cúng theo tên âm này.
Sau khi các nghi lễ kết thúc, thầy thư ký sẽ đọc báo cáo tổng kết trước đàn lễ tổ tiên, báo cáo kết quả của lễ, đồng thời tạ ơn tổ tiên và thần linh đã phù hộ, thỉnh cầu cho sư mới gặp được nhiều may mắn. Cuối cùng gia chủ gửi lời cám ơn và mời mọi người tham gia lễ cùng ăn bữa cơm đoàn kết, họ cùng nâng cốc để chúc mừng cho sư mới.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, lễ Tủ Cải của đồng bào người Dao đến nay vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa từ xa xưa và luôn hiện hữu trong đời sống cộng đồng của người Dao. Lễ Tủ Cải còn có tác động tích cực tới việc giáo dục những con em góp phần xây đắp nên mối gắn kết cộng đồng, bảo tồn được tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Bài viết về Điện Biên liên quan
- Lễ hội Hoa Ban năm 2018 tại thành phố Điện Biên Phủ
Lễ hội Hoa Ban bao gồm nhiều hoạt động, diễn ra từ tháng 3-5/2018, trọng tâm các hoạt động được tổ chức ngày 17-19/3/2018 tại trung tâm TP Điện Biên Phủ. Lễ hội Hoa Ban gắn với sự kiện mở màn chiến dịch...
- Lễ hội Hoa Ban vùng Tây Bắc
Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội du lịch được tổ chức thường niên tại một số tỉnh vùng Tây Bắc nơi có loài hoa Ban xinh đẹp. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 3 đúng vào mùa hoa Ban nở rộ. Lễ hội...
- Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2015 tại Điện Biên
(lehoi.org) - Tối ngày 13/3, Lễ hội Hoa Ban năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây cũng là năm thứ 2, Lễ hội Hoa Ban...
- Lễ hội đền Hoàng Công Chất tại Điện Biên
(lehoi.org) - Lễ hội Đền Hoàng Công Chất thường được tổ chức từ ngày 24 tháng 02 đến ngày 25 tháng 02 Âm lịch hàng năm, tại Thôn Noọng Nhai, xã Noọng Hẹt, Điện Biên. Trong những tiếng trống rộn ràng...
-
- Bổ sung "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954" vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
(lehoi.org) - Sáng ngày 7/12, Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (BVHTTDL) đã tổ chức Hội thảo về việc xây dựng Nghị định quy định tổ chức các ngày kỷ niệm, các hình thức khen thưởng cao, ...
- Phục dựng lễ hội Xên Bản tỉnh Điện Biên
(lehoi.org) - Nhằm lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Thái, vừa qua, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Điện Biên đã phối hợp cùng với chính quyền...
- Phục dựng Lễ hội Xên Mường sau hơn 50 năm tại Điện Biên
(lehoi.org)- Trong 02 ngày 14 và 15/6, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên đã phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Thanh Nưa tổ chức phục dựng Lễ hội Xên Mường-Mường Thanh năm 2012 tại bản Tông...
- Khai hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ tại Điện Biên 2013
(lehoi.org)- H ội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ đã khai hội vào n gày 4/4, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Lễ hội năm nay cũng tổ chức vào dịp kỷ niệm 224 năm ngày mất của...
- Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên
Lễ hội mừng mưa rơi hay còn gọi là lễ hộiccủa n gười Khơ Mú, là hội mừng mùa măng mọc hay lễ hội mừng nước . Theo lời kể của các cụ già ở bản Pá Bon thuộc xã Mường Luân, tỉnh Điện Biên...
-
- Lễ hội Hạn Khuống tại Điện Biên
Hạn khuống là một lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào người Thái ở Điện Biên. Lễ hội này thường được tổ chức sau vụ thu hoạch diễn ra vào tháng 11 hàng năm. Hạn Khuống là lễ hội do bên nhà gái tổ...
- Lễ hội Thành Bàn Phủ tại Điện Biên
Lễ hội Thành Bàn Phủ của xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên thường diễn ra trong hai ngày ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch hàng năm, với mục đích để người dân hồi tưởng lại vị anh hùng...
- Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La tại Điện Biên
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng Tám đến đầu tháng Chín âm lịch, người dân đồng bào Si La lại tưng bừng tổ chức lễ mừng cơm mới. Thời điểm tổ chức lễ mừng cơm mới cũng chính là lúc vụ lúa đầu mùa đang...
- Lễ Bó khoăn khoai tại Điện Biên
Người Thái trắng có quan niệm rằng bất cứ vật chất đều có linh hồn, cơ thể sống biểu hiện một phần một tâm hồn bên trong. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch mùa màng xong, người Thái trắng sẽ cử hành...
- Điều chỉnh kế hoạch phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số tại Điện Biên
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã có văn bản gửi Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Điện Biên về việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc...
Ghi chú bài viết Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
Từ khóa:
Lễ Tủ Cải là một nghi thức truyền thống của đồng bào Dao tại Điện Biên, thường được tổ chức vào mỗi dịp khi thu hoạch xong vụ mùa, cuối năm cũ hoặc đầu năm...