- Về đầu bài viết
- Ảnh: Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954
- Ảnh: Bác Hồ trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- Ảnh: Bổ sung chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954 vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Bổ sung "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954" vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Bổ sung "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954" vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
Theo thống kê của Bộ, hiện có tổng cộng 120 ngày kỷ niệm trong cả nước và 308 ngày kỷ niệm quốc tế. Thời gian qua, việc tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức đón nhận, trao tặng danh hiệu, nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài được thực hiện theo các văn bản như: Nghị định số 82 ngày 6/11/2001, Nghị định số 154 ngày 9/8/2004 của Chính phủ và Quy định số 60 ngày 11/2/2003 của Bộ Chính trị. Nhìn chung, công tác tổ chức lễ kỷ niệm, đón nhận, trao tặng danh hiệu, nghi lễ Nhà nước cơ bản thống nhất về công tác chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954
Tình trạng hiện nay cho thấy, số lần tổ chức hoạt động kỷ niệm có xu hướng gia tăng ở một số địa phương và Bộ, ngành, cơ quan, chủ yếu dựa vào điều kiện kinh tế của các đơn vị. Thời gian tổ chức không chỉ vào các năm chẵn, năm tròn, mà năm lẻ cũng tổ chức, tạo ra sự ganh đua thiếu lành mạnh và tràn lan. Nhiều nơi còn huy động quần chúng, mời khách quá đông. Việc tặng hoa, tặng quà, chiêu đãi gây tốn kém, lãng phí không cần thiết.
Vì vậy, việc xây dựng Nghị định quy định tổ chức các ngày kỷ niệm, các hình thức khen thưởng cao, nghi thức đón nhận, trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước; Nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài là hết sức cần thiết. Các đại biểu thống nhất cho rằng, việc xây dựng Nghị định mới phải kế thừa được những nội dung tích cực của những văn bản trước đây đồng thời khắc phục những nhược điểm, bổ sung các quy định mới hướng tới mục tiêu: hiệu quả, văn minh, trang trọng và tiết kiệm.
Bác Hồ trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Bộ VHTTDL tại Hội thảo đã đưa ra dự thảo Nghị định bao gồm 57 điều, 12 chương trong đó có nhiều nội dung mới. Theo đó, dự thảo Nghị định đã bổ sung ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954 vào danh mục các ngày kỷ niệm trong năm. Bởi sự kiện này có ý nghĩa to lớn đối với quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất không tổ chức duyệt binh, diễu hành, diễu binh trong lễ kỷ niệm, khi cần thiết tổ chức sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định. Không tổ chức buổi lễ các hình thức khen thưởng cao, đón nhận, trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước riêng. Không tổ chức đón rước hoặc tổ chức diễu hành từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác. Không tổ chức chiêu đãi và tặng quà trong lễ kỷ niệm và trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao, trừ trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định.
Bổ sung chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954 vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
Nhằm giảm thời gian, tần suất, cấp độ, quy mô tổ chức và sửa đổi bổ sung nội dung hoạt động các ngày kỷ niệm, dự thảo Nghị định cũng quy định: đối với ngày kỷ niệm của các Bộ, Ban, ngành, đơn vị, địa phương và lễ kỷ niệm ngày truyền thống, ngày thành lập, sự kiện lịch sử của các cơ quan, đơn vị trực thuộc sự quản lý trực tiếp của các đơn vị lực lượng vũ trang, Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trung ương là 10 năm tổ chức một lần; các chương trình văn hóa, văn nghệ phải phù hợp với nội dung buổi lễ; Thời gian biểu diễn văn nghệ phải được ghi rõ trong giấy mời và không quá 30 phút; Không được thuê người dẫn chương trình (MC) để điều hành buổi lễ…
Dự thảo Nghị định cũng quy định nghi lễ đối với các đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, việc đón tiếp các đoàn khách cao cấp nước ngoài thăm chính thức, thăm và làm việc tại Việt Nam. Một số đại biểu góp ý cho dự thảo Nghị định, về phần nghi lễ ngoại giao và đón tiếp khách nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ VHTTDL cần chuẩn bị các nội dung chi tiết để đưa vào Nghị định. Một số đại biểu đã đề xuất những nội dung mới như: quy định về thời lượng, nội dung diễn văn, việc hát quốc ca trong lễ kỷ niệm, chế tài xử lý vi phạm…
Bộ VHTTDL giao Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh sửa trên tinh thần đóng góp ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự Hội thảo để sớm hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành./.
Bài viết về Điện Biên liên quan
- Lễ hội Hoa Ban năm 2018 tại thành phố Điện Biên Phủ
Lễ hội Hoa Ban bao gồm nhiều hoạt động, diễn ra từ tháng 3-5/2018, trọng tâm các hoạt động được tổ chức ngày 17-19/3/2018 tại trung tâm TP Điện Biên Phủ. Lễ hội Hoa Ban gắn với sự kiện mở màn chiến dịch...
- Lễ hội Hoa Ban vùng Tây Bắc
Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội du lịch được tổ chức thường niên tại một số tỉnh vùng Tây Bắc nơi có loài hoa Ban xinh đẹp. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 3 đúng vào mùa hoa Ban nở rộ. Lễ hội...
- Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2015 tại Điện Biên
(lehoi.org) - Tối ngày 13/3, Lễ hội Hoa Ban năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây cũng là năm thứ 2, Lễ hội Hoa Ban...
- Lễ hội đền Hoàng Công Chất tại Điện Biên
(lehoi.org) - Lễ hội Đền Hoàng Công Chất thường được tổ chức từ ngày 24 tháng 02 đến ngày 25 tháng 02 Âm lịch hàng năm, tại Thôn Noọng Nhai, xã Noọng Hẹt, Điện Biên. Trong những tiếng trống rộn ràng...
-
- Phục dựng lễ hội Xên Bản tỉnh Điện Biên
(lehoi.org) - Nhằm lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Thái, vừa qua, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Điện Biên đã phối hợp cùng với chính quyền...
- Phục dựng Lễ hội Xên Mường sau hơn 50 năm tại Điện Biên
(lehoi.org)- Trong 02 ngày 14 và 15/6, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên đã phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Thanh Nưa tổ chức phục dựng Lễ hội Xên Mường-Mường Thanh năm 2012 tại bản Tông...
- Khai hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ tại Điện Biên 2013
(lehoi.org)- H ội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ đã khai hội vào n gày 4/4, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Lễ hội năm nay cũng tổ chức vào dịp kỷ niệm 224 năm ngày mất của...
- Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên
Lễ hội mừng mưa rơi hay còn gọi là lễ hộiccủa n gười Khơ Mú, là hội mừng mùa măng mọc hay lễ hội mừng nước . Theo lời kể của các cụ già ở bản Pá Bon thuộc xã Mường Luân, tỉnh Điện Biên...
- Lễ hội Hạn Khuống tại Điện Biên
Hạn khuống là một lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào người Thái ở Điện Biên. Lễ hội này thường được tổ chức sau vụ thu hoạch diễn ra vào tháng 11 hàng năm. Hạn Khuống là lễ hội do bên nhà gái tổ...
-
- Lễ hội Thành Bàn Phủ tại Điện Biên
Lễ hội Thành Bàn Phủ của xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên thường diễn ra trong hai ngày ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch hàng năm, với mục đích để người dân hồi tưởng lại vị anh hùng...
- Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La tại Điện Biên
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng Tám đến đầu tháng Chín âm lịch, người dân đồng bào Si La lại tưng bừng tổ chức lễ mừng cơm mới. Thời điểm tổ chức lễ mừng cơm mới cũng chính là lúc vụ lúa đầu mùa đang...
- Lễ Bó khoăn khoai tại Điện Biên
Người Thái trắng có quan niệm rằng bất cứ vật chất đều có linh hồn, cơ thể sống biểu hiện một phần một tâm hồn bên trong. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch mùa màng xong, người Thái trắng sẽ cử hành...
- Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
Lễ Tủ Cải là một nghi thức truyền thống của đồng bào Dao tại Điện Biên, thường được tổ chức vào mỗi dịp khi thu hoạch xong vụ mùa, cuối năm cũ hoặc đầu năm mới là thời gian người nông dân đang nhàn rỗi...
- Điều chỉnh kế hoạch phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số tại Điện Biên
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã có văn bản gửi Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Điện Biên về việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc...
Ghi chú bài viết Bổ sung "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954" vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
Từ khóa:
(lehoi.org) - Sáng ngày 7/12, Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (BVHTTDL) đã tổ chức Hội thảo về việc xây dựng Nghị định quy định tổ chức các ngày kỷ niệm,...