Lễ Bó khoăn khoai tại Điện Biên
Con trâu có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của người dân làm nông nghiệp. Là người dân làm nông nghiệp miền núi, tuy nhiên các cư dân Thái (Điện Biên) lại sinh sống chủ yếu tại các thung lũng gần sông, suối, có quan niệm “người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”, chính vì vậy đã tạo cho người dân bản địa những thói quen và điều kiện để họ sản xuất ra giống lúa nước từ rất lâu đời. Câu tục ngữ “Làm nương ủ lá cây, làm ruộng phải thả nước ngập luống cày”, “Làm nông là phải lo gianh, làm ruộng là phải lo giống” thể hiện trình độ trồng trọ khá cao của dân tộc Thái trắng. Vì vậy để đảm bảo cho sức kéo cho ruộng, nương, thì con trâu đối với người Thái trắng lại có ý nghĩa rất quan trọng.
Thanh niên múa hát trong ngày hội
Lễ thường được người dân tổ chức như sau:
Trước ngày diễn ra lễ cúng, trâu thường được tắm rửa sạch sẽ, Lễ tạ ơn sẽ cử hành nghi thức hành với từng con, bắt đầu từ con trâu đầu đầu đàn, sau đó từng con sẽ lần lượt đi theo thứ tự từ con nhiều tuổi đến con ít tuổi. khi tạ ơn con nào thì sẽ kéo con trâu đó ra trước mâm cổ cúng rồi cầm sẹo mũi của nó và đọc bài cúng.
Lễ vật trong lễ bó khoăn khoai gồm: muối được gói vào lá chuối sau đó đặt lên mâm của rải lá chuối, cỏ gianh hay cỏ lau. Lễ vật đã được bày sẵn trong mâm gồm có một con gà, một chai rượu, bốn chén rượu, bốn đôi đũa, hai cuộn dây thừng. Mâm lễ cúng sẽ được gia chủ bưng để ra sàn bên mâng hẩ, tức là sàn vốn được dùng để tổ chức công việc sinh hoạt hằng ngày của gia đình.
Sau đó con trâu sẽ được chủ nhà dắt từ gầm sàn đến dưới gian mang hẩ, sau đó sẽ buộc lại bằng dây thừng. Gia chủ bắt đầu cúng, có nội dung rằng con trâu nuôi của gia đình mình, để mình để làm ruộng, cày nương cho nhà mình. Tuy có lúc mình bảo nó không nghe, và không làm theo đúng yêu cầu của mình, lúc đó tao tức giận lắm và đã đánh đập mày, nhưng tao biết linh hồn của mày sẽ không vui. Hôm nay, công việc đồng áng đã xong, vụ mùa bội thu nên tao có tí rượu, thịt, cỏ để mày ăn no và hãy xí xóa lỗi lầm cho tao vì có những lúc tao bực quá mà đánh mày.
Lời lẽ trong lời khấn rất giản dị và gắn liền với đời thường, ngôn ngữ mộc mạc như cách sống của người nông dân ở miền núi, công tội đều chỉ ra rất rõ ràng. Tất cả là mong muốn công việc được hoàn thành tốt, nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, đề cao vai trò của của loài động vật này trong lao động.
Trâu của người Thái trắng ở Điện Biên sẽ được làm lễ cúng vả thả vào rừng sau khi thu hoạch mùa màng xong
Sau khi gia chủ cúng xong, trâu sẽ được cho ăn no cỏ rồi xát muối vào mồm trâu vì sau khi cử hành lễ bó khoăn khoai xong, gia chủ sẽ dắt trâu lên rừng để nó tự kiếm ăn, không phải chăm sóc nó trong lúc nông nhàn. Việc xát muối vào mồm của trâu là trâu nhớ đường mà trở về nhà, tránh việc đi lạc vào nhà người khác. Việc gia chủ chỉ cho ăn cỏ lau và cỏ gianh là vì khi vào rừng sẽ có rất nhiều loại cỏ độc nên khi chúng ăn hai loại cỏ này rồi sẽ nhớ và chỉ ăn hai loại cỏ này thôi.
Cuối cùng, gia chủ sẽ thắp nến sáp ong rồi gắn lên sừng của con trâu với ý nghĩa nến sẽ soi sáng đường đi cho trâu, trên đường đi trâu sẽ không gặp phải hổ dữ hay vướng vào vực sâu. Điều này đã phản ánh nỗi sợ hãi ẩn chứa trong lòng người nông dân miền núi vì trước đây rừng thiêng, nước độc và các loài thú dữ cũng nhiều không đếm xuể. Một điều khác nữa là so với việc cúng vía trâu ở nhiều nơi khác là con trâu sẽ được thả vào rừng vào ngày hôm sau, nhưng ở thị xã Mường Lay thì sau khi cúng xong gia chủ sẽ thả trâu vào rừng ngay để tự nó đi kiếm ăn. Một tuần ít nhất một lần gia chủ phải vào rừng để tìm trâu nhà mình...
Bài viết về Điện Biên liên quan
- Lễ hội Hoa Ban năm 2018 tại thành phố Điện Biên Phủ
Lễ hội Hoa Ban bao gồm nhiều hoạt động, diễn ra từ tháng 3-5/2018, trọng tâm các hoạt động được tổ chức ngày 17-19/3/2018 tại trung tâm TP Điện Biên Phủ. Lễ hội Hoa Ban gắn với sự kiện mở màn chiến dịch...
- Lễ hội Hoa Ban vùng Tây Bắc
Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội du lịch được tổ chức thường niên tại một số tỉnh vùng Tây Bắc nơi có loài hoa Ban xinh đẹp. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 3 đúng vào mùa hoa Ban nở rộ. Lễ hội...
- Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2015 tại Điện Biên
(lehoi.org) - Tối ngày 13/3, Lễ hội Hoa Ban năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây cũng là năm thứ 2, Lễ hội Hoa Ban...
- Lễ hội đền Hoàng Công Chất tại Điện Biên
(lehoi.org) - Lễ hội Đền Hoàng Công Chất thường được tổ chức từ ngày 24 tháng 02 đến ngày 25 tháng 02 Âm lịch hàng năm, tại Thôn Noọng Nhai, xã Noọng Hẹt, Điện Biên. Trong những tiếng trống rộn ràng...
-
- Bổ sung "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954" vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
(lehoi.org) - Sáng ngày 7/12, Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (BVHTTDL) đã tổ chức Hội thảo về việc xây dựng Nghị định quy định tổ chức các ngày kỷ niệm, các hình thức khen thưởng cao, ...
- Phục dựng lễ hội Xên Bản tỉnh Điện Biên
(lehoi.org) - Nhằm lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Thái, vừa qua, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Điện Biên đã phối hợp cùng với chính quyền...
- Phục dựng Lễ hội Xên Mường sau hơn 50 năm tại Điện Biên
(lehoi.org)- Trong 02 ngày 14 và 15/6, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên đã phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Thanh Nưa tổ chức phục dựng Lễ hội Xên Mường-Mường Thanh năm 2012 tại bản Tông...
- Khai hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ tại Điện Biên 2013
(lehoi.org)- H ội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ đã khai hội vào n gày 4/4, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Lễ hội năm nay cũng tổ chức vào dịp kỷ niệm 224 năm ngày mất của...
- Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên
Lễ hội mừng mưa rơi hay còn gọi là lễ hộiccủa n gười Khơ Mú, là hội mừng mùa măng mọc hay lễ hội mừng nước . Theo lời kể của các cụ già ở bản Pá Bon thuộc xã Mường Luân, tỉnh Điện Biên...
-
- Lễ hội Hạn Khuống tại Điện Biên
Hạn khuống là một lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào người Thái ở Điện Biên. Lễ hội này thường được tổ chức sau vụ thu hoạch diễn ra vào tháng 11 hàng năm. Hạn Khuống là lễ hội do bên nhà gái tổ...
- Lễ hội Thành Bàn Phủ tại Điện Biên
Lễ hội Thành Bàn Phủ của xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên thường diễn ra trong hai ngày ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch hàng năm, với mục đích để người dân hồi tưởng lại vị anh hùng...
- Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La tại Điện Biên
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng Tám đến đầu tháng Chín âm lịch, người dân đồng bào Si La lại tưng bừng tổ chức lễ mừng cơm mới. Thời điểm tổ chức lễ mừng cơm mới cũng chính là lúc vụ lúa đầu mùa đang...
- Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
Lễ Tủ Cải là một nghi thức truyền thống của đồng bào Dao tại Điện Biên, thường được tổ chức vào mỗi dịp khi thu hoạch xong vụ mùa, cuối năm cũ hoặc đầu năm mới là thời gian người nông dân đang nhàn rỗi...
- Điều chỉnh kế hoạch phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số tại Điện Biên
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã có văn bản gửi Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Điện Biên về việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc...
Ghi chú bài viết Lễ Bó khoăn khoai tại Điện Biên
Từ khóa:
Người Thái trắng có quan niệm rằng bất cứ vật chất đều có linh hồn, cơ thể sống biểu hiện một phần một tâm hồn bên trong. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch...