Lễ hội Hạn Khuống tại Điện Biên
Ngoài căn nhà sàn vốn là nơi thân quen của cả làng, khi tiết trời chuyển sang mùa xuân, khi bản mường đang bước vào mùa lễ hội, thanh niên nam nữ đồng bào Thái sẽ cùng nhau vào rừng chặt vài cây rừng để về dựng một sàn tại một khu đất trống giữa bản, sàn có thể được dựng từ tre hoặc gỗ, sàn này còn được gọi là Hạn Khuống và nơi để thanh niên nam nữ người Thái đến khắp (hát) đối đáp. Trên sàn Hạn Khuống, người ta đã chuẩn bị dụng cụ cho những chàng trai và cô gái hội tụ giao duyên; con gái Thái thì cán bông, quay sợi, dệt vải, thêu thùa bằng các loại chỉ màu, còn có cả bếp củi để đốt lửa. Dụng cụ dành cho trai Thái gồm có lạt đỏ, lạt xanh, lạt trắng để đan những chiếc hom, chiếc giỏ, đan ớp, hoặc các con vật để dành tặng cho người bạn gái, người mà chàng trai Thái đã có ý tỏ tình trong đêm khắp đối giao duyên. Ống điếu và bó đóm được làm bằng tre ngâm khô và túi thuốc lào. Ngoài ra, còn có các vật dụng khác để đan vợt xúc, đan chải... và các loại nhạc cụ như pí pặp, khèn bè, sáo trúc, pí thiu,,đàn tính...
Những chàng trai đang hát đáp lại các cô gái để được lên sàn hoa
Sàn Hạn Khuống được dựng cao chừng 1,2m - 1,5m, rộng 0,6m, dài khoảng 5m, xung quanh có dựng lan can và được trang trí hoa văn mang đậm bản sắc dân tộc. Giữa sàn Hạn Khuống có dựng cây nêu to và dài làm bằng tre, phần ngọn của nó còn nguyên lá và trang trí các con giống với nhiều màu sắc gọi là “Lắc xáy chính”. Cây “Lắc xáy chính” này còn mang hình dáng của cây vũ trụ. Bốn góc sàn Hạn Khuống có bốn cây nhỏ được trang trí đẹp còn mắt gọi là “Lắc xáy”. Ở bốn góc sàn đều dựng cầu thang để tiện cho việc lên xuống, còn được gọi là “San bó Han Khuông” (tức Sàn hoa Hạn Khuống). Chủ thể Hạn Khuống sẽ chọn các thiếu nữ Thái xinh đẹp nhất của bản mường, còn là người có đức, có tài hát đối ứng còn được gọi là “Xao tỏn khuống”. Bốn cô gái sẽ ngồi ở bốn góc Hạn Khuống gọi là “Xao lắc xáy”. Khi bếp lửa trên sàn được nhóm lên, ngọn lửa sẽ cháy rực sáng cả một góc bản mường thì cũng là thời điểm các cô chủ Hạn Khuống rút thang lên, quay guồng xa của mình và kéo sợi giăng ngang ở lối lên - xuống của sàn Hạn Khuống và cuộc thi tài cũng chính thức bắt đầu. Lúc này, các chàng trai Thái nếu muốn lên sàn hoa thì cần phải hát đối đáp thật hay và thắng các cô chủ sàn Hạn Khuống mới được lên. Lời các bài hát đối thường được lấy trong các truyện thơ “Tản chụ xiết xương” hay Thái “Xống chụ xon xao”. Khi đã vào cuộc thi, ngoài khắp đối ra còn có phần lứng tác giữa một bên là anh chàng người Thái và một bên là cô chủ Hạn Khuống. Lời ứng tác rất tinh tế, sắc sảo đã thể hiện sự thông minh của những chàng trai và các cô gái Thái.
Khi các cô gái đã cảm phục tài ứng tác của các chàng trai trong cuộc thi hát đối, các cô gái sẽ thả thang xuống cho chạm đất rồi đưa tay níu mời các chàng trai Thái lên sàn Hạn Khuống. Sau khi các chàng trai lên dàn Hạn Khuống, bên gái lại tiếp tục thử tài thử sức, lòng kiên trì và cách đối đáp của bên trai bằng việc không cho ghế, nên bên trai lại phải hát để xin ghế ngồi. Xin được ghế ngồi rồi, trai Thái lại khắp đối để xin ống điếu thuốc lào... Sau một hàng loạt các bài khắp, các chàng trai Thái đã vượt qua thử thách của các cô gái chủ Hạn Khuống và được đồng ý cho dự cuộc vui cho đến thâu đêm. Khi có chàng trai và cô gái nào có tình ý với nhau, có cảm tình riêng với nhau rồi thì được tự đến bên nhau để bày tỏ tình cảm bằng những bài khắp đối ân tình và sâu lắng. Cứ như vậy, cuộc vui lại cuốn hút các cô gái Thái và thể hiện sự khéo léo của họ bằng việc thêu dệt, cán bông, xe sợi, không biết mệt mỏi, còn các chàng trai Thái thì người đan hom, đan giỏ, thi thổi sáo, chơi đàn tính bằng những giai điệu níu kéo lòng người.
Các cô gái Thái trổ tài quay sợi
Càng về đêm, Hạn Khuống lại càng say nồng bởi những điệu khắp đối, và tiếng xe sợi nhanh tay, đan hom, thêu, đan giỏ của các thanh niên nam nữ người Thái. Đến khuya, những người già và trẻ nhỏ tuy vương vấn sàn không muốn rời Hạn Khuống nhưng dũng đều phải lần lượt ra về đã sắp tàn canh. Trên sàn Hạn Khuống chỉ còn lại các chàng trai và cô gái Thái đang vai kề vai ngồi bên bếp lửa cháy hồng. Các cô chủ Hạn Khuống lại càng xinh đẹp hơn với đôi má ửng hồng vì hơi ấm từ bếp lửa. Lễ hội Hạn Khuống được tổ chức trong nhiều ngày, hình thức vui chơi khá phong phú và đa dạng như: múa xòe, tung còn, chơi cù, tó má lẹ... Cùng với những câu khắp đối, người đến xem còn có thể hát phụ họa khiến không khí trong đêm Hạn Khuống lại càng trở lên say đắm lòng người. Hạn Khuống tan hội cũng là lúc các cô chủ sàn Hạn Khuống sẽ khắp lời chia tay. Đến lúc này, không cần ai bảo ai mà mỗi người ai cũng xúm vào dọn dẹp đồ đạc và bắt đầu thổi tắt bếp lửa đi và cùng sánh vai nhau ra về. Cô chủ Hạn Khuống cũng cất thang Hạn Khuống đi như lời thông báo dừng cuộc vui, nhưng dư âm của đêm Hạn Khuống vẫn còn mãi với thời gian.
Lễ hội Hạn Khuống như có một sức hút đến kỳ lạ nếu khách đến xem hội để tâm nghe những lời khắp đối qua những câu thơ trong tác phẩm “Xống chụ xon xao” nổi tiếng của người Thái, đã được người Thái ở vùng Tây Bắc lưu truyền, diễn xướng qua biết bao thế hệ, đã đón nhận trường ca đó bằng cả trái tim thắm đượm tình cảm, thiết tha. Chính vì vậy, Hạn Khuống là một nét đẹp văn hóa giàu giá trị tinh thần trong đời sống hằng ngày của người Thái. Sinh hoạt văn hóa trên sàn hoa Hạn Khuống đã khiến con người Thái thêm yêu cuộc sống, có cái nhìn tốt đẹp hơn, cuộc sống của họ luôn tràn ngập tình nghĩa, tình bao dung và lòng tương thân tương ái.
Bài viết về Điện Biên liên quan
- Lễ hội Hoa Ban năm 2018 tại thành phố Điện Biên Phủ
Lễ hội Hoa Ban bao gồm nhiều hoạt động, diễn ra từ tháng 3-5/2018, trọng tâm các hoạt động được tổ chức ngày 17-19/3/2018 tại trung tâm TP Điện Biên Phủ. Lễ hội Hoa Ban gắn với sự kiện mở màn chiến dịch...
- Lễ hội Hoa Ban vùng Tây Bắc
Lễ hội Hoa Ban là một lễ hội du lịch được tổ chức thường niên tại một số tỉnh vùng Tây Bắc nơi có loài hoa Ban xinh đẹp. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 3 đúng vào mùa hoa Ban nở rộ. Lễ hội...
- Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2015 tại Điện Biên
(lehoi.org) - Tối ngày 13/3, Lễ hội Hoa Ban năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây cũng là năm thứ 2, Lễ hội Hoa Ban...
- Lễ hội đền Hoàng Công Chất tại Điện Biên
(lehoi.org) - Lễ hội Đền Hoàng Công Chất thường được tổ chức từ ngày 24 tháng 02 đến ngày 25 tháng 02 Âm lịch hàng năm, tại Thôn Noọng Nhai, xã Noọng Hẹt, Điện Biên. Trong những tiếng trống rộn ràng...
-
- Bổ sung "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954" vào danh mục các ngày lễ kỷ niệm
(lehoi.org) - Sáng ngày 7/12, Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (BVHTTDL) đã tổ chức Hội thảo về việc xây dựng Nghị định quy định tổ chức các ngày kỷ niệm, các hình thức khen thưởng cao, ...
- Phục dựng lễ hội Xên Bản tỉnh Điện Biên
(lehoi.org) - Nhằm lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Thái, vừa qua, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Điện Biên đã phối hợp cùng với chính quyền...
- Phục dựng Lễ hội Xên Mường sau hơn 50 năm tại Điện Biên
(lehoi.org)- Trong 02 ngày 14 và 15/6, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên đã phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Thanh Nưa tổ chức phục dựng Lễ hội Xên Mường-Mường Thanh năm 2012 tại bản Tông...
- Khai hội Đền thờ Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ tại Điện Biên 2013
(lehoi.org)- H ội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ đã khai hội vào n gày 4/4, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Lễ hội năm nay cũng tổ chức vào dịp kỷ niệm 224 năm ngày mất của...
- Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú tại Điện Biên
Lễ hội mừng mưa rơi hay còn gọi là lễ hộiccủa n gười Khơ Mú, là hội mừng mùa măng mọc hay lễ hội mừng nước . Theo lời kể của các cụ già ở bản Pá Bon thuộc xã Mường Luân, tỉnh Điện Biên...
-
- Lễ hội Thành Bàn Phủ tại Điện Biên
Lễ hội Thành Bàn Phủ của xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên thường diễn ra trong hai ngày ngày 24 và 25 tháng 2 âm lịch hàng năm, với mục đích để người dân hồi tưởng lại vị anh hùng...
- Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La tại Điện Biên
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng Tám đến đầu tháng Chín âm lịch, người dân đồng bào Si La lại tưng bừng tổ chức lễ mừng cơm mới. Thời điểm tổ chức lễ mừng cơm mới cũng chính là lúc vụ lúa đầu mùa đang...
- Lễ Bó khoăn khoai tại Điện Biên
Người Thái trắng có quan niệm rằng bất cứ vật chất đều có linh hồn, cơ thể sống biểu hiện một phần một tâm hồn bên trong. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch mùa màng xong, người Thái trắng sẽ cử hành...
- Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt tại Điện Biên
Lễ Tủ Cải là một nghi thức truyền thống của đồng bào Dao tại Điện Biên, thường được tổ chức vào mỗi dịp khi thu hoạch xong vụ mùa, cuối năm cũ hoặc đầu năm mới là thời gian người nông dân đang nhàn rỗi...
- Điều chỉnh kế hoạch phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số tại Điện Biên
(lehoi.org)- Mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã có văn bản gửi Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Điện Biên về việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc...
Ghi chú bài viết Lễ hội Hạn Khuống tại Điện Biên
Từ khóa:
Hạn khuống là một lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào người Thái ở Điện Biên. Lễ hội này thường được tổ chức sau vụ thu hoạch diễn ra vào tháng 11 hàng...