Festival lúa gạo Việt Nam: Háo hức chờ khai mạc

Từ ngày 8 đến 11-11, Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 sẽ được tổ chức tại Sóc Trăng với sự háo hức mong chờ của hàng triệu nông dân Việt Nam.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho Festival đã sẵn sàng, các ngành chức năng và đông đảo người dân đang nóng lòng chờ khai mạc ngày hội lúa gạo lớn nhất từ trước đến nay.

Những ngày cận kề Festival, du khách đến TP Sóc Trăng sẽ dễ dàng nhận thấy không khí chuẩn bị cho festival thật nhộn nhịp, khắp mọi nẻo đường, con phố đã rợp cờ hoa với nhiều băng rôn quảng bá về ngày hội lớn. Từ ngã ba Trà Men vào đến Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt là “Con đường lúa gạo” dài 1.200m được bố trí với khoảng 47.000 chậu lúa trưng bày trên các dải phân cách đường Hùng Vương đầy ấn tượng. Bên cạnh đó, khu triển lãm với 1.000 gian hàng cũng đang gấp rút hoàn tất; các sân khấu nổi, chợ nổi trên Hồ Nước Ngọt… đều cơ bản hoàn thành xong.

“Con đường lúa gạo” trên đường Hùng Vương, TP Sóc Trăng.
“Con đường lúa gạo” trên đường Hùng Vương, TP Sóc Trăng.  

Ông Huỳnh Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa triển lãm Hồ Nước Ngọt cho biết: “Hồ Nước Ngọt được chọn là nơi diễn ra hầu hết các sự kiện quan trọng của festival năm nay như lễ khai mạc, bế mạc, triển lãm, các hội thi cùng nhiều hoạt động khác… Các cơ sở vật chất phục vụ cho lễ hội đã được thi công từ 3 tháng nay, nhiều anh em phải làm việc xuyên suốt ngày đêm để kịp cho festival”.

Ông Nguyễn Văn Trung ở phường 2, thành phố Sóc Trăng, hồ hởi cho biết: “Tôi nghe thông tin từ đài, báo mới biết được năm nay Sóc Trăng vinh dự được đăng cai tổ chức Festival lúa gạo tôn vinh những người nông dân một nắng hai sương. Cũng giống như tôi, nhiều người dân Sóc Trăng đang rất phấn khởi và nóng lòng chờ đợi ngày khai mạc lễ hội”. 

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Festival lúa gạo Việt Nam  2011 với chủ đề “Vinh danh hạt ngọc Việt - Môi trường xanh cho cánh đồng vàng” là một sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch quan trọng nhằm quảng bá thương hiệu lúa gạo Sóc Trăng nói riêng và Việt Nam nói chung. Festival cũng được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh những nhà khoa học, nhà quản lý, những người nông dân và các doanh nghiệp... có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành lúa gạo trong nước và xuất khẩu.

Khách tham quan gian hàng tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2
Khách tham quan gian hàng tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 2

Theo BTC, trong khuôn khổ festival năm nay sẽ diễn ra nhiều chương trình đa dạng, hấp dẫn như: Tổ chức bắn pháo hoa đêm khai mạc, tổ chức hội thi nông dân trồng lúa giỏi, tổ chức triển lãm con đường lúa gạo, tổ chức triển lãm nông cụ từ thời khẩn hoang đến hiện đại, tổ chức triển lãm bản đồ Việt Nam bằng lúa gạo lớn nhất, tổ chức lễ hội ẩm thực, lễ hội đâm cốm dẹp, tư vấn sản xuất nông nghiệp, tổ chức hội thi gạo ngon thương hiệu Việt, tổ chức thi người đẹp miệt vườn, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đối thoại gặp gỡ song phương - đa phương, trao chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm ST”… và nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khác.

Sân khấu và khán đài ở 2 bên bờ kênh được nối với nhau bằng một chiếc cầu ván
Sân khấu và khán đài ở 2 bên bờ kênh được nối với nhau bằng một chiếc cầu ván

Trong khuôn khổ Festival năm nay còn có những hội thảo quan trọng như: Hội thảo “Định vị thương hiệu gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam: Ai bán, ai mua?”;Hội thảo “Việt Nam - Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao”; Hội thảo “Bãi Xàu - Sóc Trăng: Từ cảng quốc tế đầu tiên đến tương lai phát triển”… Ban tổ chức hi vọng những hội thảo trên sẽ giúp các nhà khoa học, các nhà quản lý, những người nông dân và các doanh nghiệp sẽ xích lại gần nhau hơn để tìm ra những giải pháp tối ưu giúp lúa gạo Việt Nam khẳng định được giá trị đích thực trên thương trường quốc tế và xây dựng thương hiệu vững chắc để chiếm lĩn thị trường.

Đặc biệt, Festival lúa gạo Việt Nam năm nay diễn ra đúng vào dịp lễ hội Ooc Om Boc - đua ghe Ngo của đồng bào Khmer. Do vậy, tỉn Sóc Trăng đã lồng ghép lễ hội đua ghe Ngo và lễ hội đâm cốm hợp thành một chương trình của festival để tạo nét mới, hấp dẫn cho bạn bè trong nước và quốc tế khi đến tham dự festival. Ông Nguyễn Trung Hiếu khẳng định: "Sóc Trăng sẽ làm hết sức mình từ khâu tổ chức lễ hội, hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động giao thương, vấn đề ăn nghỉ, đi lại cho các đại biểu và du khách… để đảm bảo festival thành công tốt đẹp, góp phần đưa hạt gạo Việt đi xa hơn trên thương trường quốc tế.

Theo SGGP

Bài viết về Sóc Trăng liên quan

  • Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần IIẢnh Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần II
    (lehoi.org) - Thay vì tổ chức trong 7 ngày, Festival Lúa Gạo Việt Nam lần II tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng sẽ giảm xuống còn 4 ngày, tức từ ngày 8 đến 11/11/2011. Mới đây, Văn phòng...
  • Festival Lúa gạo Việt Nam lần II: Vinh danh hạt ngọc ViệtẢnh Festival Lúa gạo Việt Nam lần II: Vinh danh hạt ngọc Việt
    Vào lúc 20 giờ tối 8/11, Festival Lúa gạo Việt Nam lần II năm 2011 đã chính thức được khai mạc tại Khu văn hóa Hồ nước ngọt, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Từ trước ngày khai mạc, hàng ngàn du...
  • Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc TrăngẢnh Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc Trăng
    Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là Tết chịu tuổi của người Khơme tại Sóc Trăng. Đây là một lễ hội truyền thống có qui mô lớn của đồng bào Khơme nói chung, và người Khơme tại Sóc Trăng nói riêng...
  • Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017Ảnh Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017
    Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng lần III diễn ra trong 7 ngày từ 28/10-3/11. Tối ngày 1/11, Lễ hội Ok Om Bok lần III chính thức khai mạc với nhiều hoạt động chính như: Lễ cúng trăng...
  • Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người KhmerẢnh Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người Khmer
    Lễ Nhập hạ hay còn gọi lễ Bun Chôl Vô Sa là ngày lễ lớn của người Khmer, được tổ chức hàng năm cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Lễ Nhập hạ là nét đẹp truyền thống với...
  • Festival Lúa gạo Việt NamẢnh Festival Lúa gạo Việt Nam
    Festival Lúa gạo Việt Nam là một sự kiện kinh tế văn hóa được tổ chức 2 năm 1 lần ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tôn vinh nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Cây lúa là cây lương...
  • Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc Trăng
    Lễ hội đua ghe Ngo là lễ hội Ok-Om-Bok ( tên tiếng Việt là Lễ Cúng Trăng), một lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội sôi nổi và náo...
  • Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc TrăngẢnh Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - 50 đội ghe đại diện các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ đã hội tụ tranh đấu sội nổi trong “Giải đua ghe ngo...
  • Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc TrăngẢnh Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo được diễn ra hàng năm từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, tại sân nhà, sân chùa và tại dòng sông Maspéro ở thị xã Sóc Trăng. Lễ Ooc-om-Bok Lễ Ooc...
  • Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2Ảnh Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2
    (lehoi.org) - Sau thành công của Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 1 vào năm 2009, vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho tổ chức lễ hội lớn này lần thứ 2. Theo đó, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ được...
  • Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc TrăngẢnh Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã quyết định trích kinh phí 90 triệu đồng để hỗ trợ cho 3 đội ghe chùa (2 đội nam) là tân binh Pra Sath Kong (Tắc Gồng - xã Tham Đôn), Sro Lôn...
  • Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc TrăngẢnh Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội Ooc-om-boc (Sóc Trăng) là một lễ hội đã có từ lâu đời, không chỉ phản ánh đời sống tâm linh của người Khmer, mà ở đó còn tồn tại khá rõ nét nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư...
  • Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc TrăngẢnh Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Ngày 20/11 vừa qua, hàng nghìn người đã chen nhau đứng dọc bờ sông Maspéro tại TP Sóc Trăng để cổ vũ cho các tay đua ghe ngo trong “Lễ hội Ooc-om-boc”. Tham dự giải đua ghe ngo năm nay...
  • Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc TrăngẢnh Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc Trăng
    Từ nhiều thế kỷ, Sóc Trăng là một tỉnh có cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer sinh sống chan hòa nên có nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phương. ...
  • Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc TrăngẢnh Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc Trăng
    Vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã khánh thành cổng chào mang biểu tượng “đầu cơ nghiệp nhà nông”, các sản phẩm đặc trưng nông-lâm-thủy-hải sản Việt Nam với đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc Festival Lúa...
  • Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội sông nước miệt vườn - cồn Mỹ Phước năm 2011 đã được tổ chức vào ngày 6/6 tại UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Các hoạt động chính của lễ hội chủ yếu tập trung tôn vinh...

Ghi chú bài viết Festival lúa gạo Việt Nam: Háo hức chờ khai mạc

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Festival lúa gạo Việt Nam: Háo hức chờ khai mạc, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Từ ngày 8 đến 11-11, Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 sẽ được tổ chức tại Sóc Trăng với sự háo hức mong chờ của hàng triệu nông dân Việt Nam. Ông Nguyễn...