Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng

(lehoi.info) - Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo được diễn ra hàng năm từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, tại sân nhà, sân chùa và tại dòng sông Maspéro ở thị xã Sóc Trăng.

Lễ Ooc-om-Bok

Lễ Ooc-om-Bok
Lễ Ooc-om-Bok

Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là vào lúc thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa khô, khi lúa ngoài đồng chớm chín. Lễ hộ nàyi có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, điều may mắn; cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà được ấm no hạnh phúc.

Lễ cúng trăng: lễ cúng trăng diễn ra vào buổi tối ngày 14 tháng 10 (âm lịch), thời gian hành lễ là trước khi mặt trăng lên đến đỉnh đầu. Vị trí hành lễ được đặt tại sân của từng nhà, sân chùa hay ở nơi rộng rãi không bị che khuất ánh trăng. Tại đây người ta sẽ chôn hai cây tre (hoặc cây tầm vông) làm trụ. Phía trên có buộc một cây xà ngang dài chừng khoảng 3m, có trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới có kê bàn đặt lễ vật. Lễ vật bao gồm có cốm nếp; các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (như khoai lang, khoai môn, sắn); hoa trái (dừa, chuối, bưởi và cam...) và bánh kẹo. Với lòng thành kính, tất cả mọi người ngồi chắp tay ở trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn Thần Mặt Trăng, sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần sẽ tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.

Sau khi cháy hết một tuần hương, người già sẽ gọi trẻ con đến để ngồi xếp bằng trước ban thờ. Cũng động tác là chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già sẽ dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm của từng đứa trẻ, tay kia vỗ vào lưng và hỏi ước muốn của chúng trong năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ và rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người sẽ hạ cỗ để cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ thì nô đùa, múa hát dưới ánh trăng. Nếu có khách đến trong ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.

Tại các ngôi chùa Khmer vào đêm ngày 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước ở trên sông và thả đèn gió cho bay lên trời. Theo quan niệm của những người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan được bóng tối, sự ô uế và sự buồn bã, giữ lại sự bình yên ở trong phum, sóc. Rất nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê và Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào buổi tối 14 này.

Hội Đua ghe ngo

Theo phong tục cổ truyền của những người Khmer, ngày hôm sau lễ cúng trăng (ngày 15/10) là đến tục đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường sẽ làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia trong cuộc thi. Đội đua gồm có những trai tráng khoẻ mạnh và có kinh nghiệm, đã được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có những bộ trang phục đẹp, có mũ cùng màu.

Hội Đua ghe ngo
Hội Đua ghe ngo

Tham gia vào cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cho cộng đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức sẽ chia các đội đua ghe tham dự thành hai nhóm A và B. Thông thường thì nhóm A là các ghe đã được xếp hạng ở trong mùa giải trước. Nhóm B sẽ là tất cả các ghe ngo còn lại.

Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò - hụi của các đội đua ghe đang khởi động làm sôi động cả một khúc sông. Trong hội đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe luôn đi đúng hướng và nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng chính là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.

Tưng bừng nhộn nhịp ngày hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng
Tưng bừng nhộn nhịp ngày hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Hội đua ghe ngo thường được tổ chức hàng năm ở tại thị xã Sóc Trăng, những năm gần đây đã có nhiều địa phương đến để tham gia như Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, thậm trí còn có cả đội ghe ngo đến từ nước bạn Căm Pu Chia. Điều này đã chứng tỏ rằng lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển rất mạnh mẽ và đã trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở đất nước Việt Nam./.

lehoi.info tổng hợp


Bài viết về Sóc Trăng liên quan

  • Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc TrăngẢnh Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - 50 đội ghe đại diện các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ đã hội tụ tranh đấu sội nổi trong “Giải đua ghe ngo...
  • Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc TrăngẢnh Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã quyết định trích kinh phí 90 triệu đồng để hỗ trợ cho 3 đội ghe chùa (2 đội nam) là tân binh Pra Sath Kong (Tắc Gồng - xã Tham Đôn), Sro Lôn...
  • Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc TrăngẢnh Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội Ooc-om-boc (Sóc Trăng) là một lễ hội đã có từ lâu đời, không chỉ phản ánh đời sống tâm linh của người Khmer, mà ở đó còn tồn tại khá rõ nét nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư...
  • Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc TrăngẢnh Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Ngày 20/11 vừa qua, hàng nghìn người đã chen nhau đứng dọc bờ sông Maspéro tại TP Sóc Trăng để cổ vũ cho các tay đua ghe ngo trong “Lễ hội Ooc-om-boc”. Tham dự giải đua ghe ngo năm nay...
  • Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc TrăngẢnh Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
    Nhân dịp lễ hội Oóc-om-bóc và chào mừng Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 năm 2011, Giải đua ghe ngo năm 2011 theo kế hoạch của UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ được tổ chức trên sông Maspero, TP Sóc...
  • Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo mở rộng khu vực ĐBSCLẢnh Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo mở rộng khu vực ĐBSCL
    Năm nay, Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo mở rộng ĐBSCL sẽ được tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về vấn...
  • Nâng cấp Lễ hội Oóc om bóc tại Sóc Trăng thành FestivalẢnh Nâng cấp Lễ hội Oóc om bóc tại Sóc Trăng thành Festival
    (lehoi.org) - Ngày 25/5 vừa qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành, cơ quan hữu quan, đơn vị tư vấn để nghe báo cáo và góp ý Đề án nâng cấp lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo...
  • Lễ hội Đua ghe Ngo - Óoc Om Bóc sẽ trở thành thương hiệu của tỉnh Sóc TrăngẢnh Lễ hội Đua ghe Ngo - Óoc Om Bóc sẽ trở thành thương hiệu của tỉnh Sóc Trăng
    (lehoi.org) - V ào ngày 19/7/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với đoàn lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng về việc nâng cấp Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo trở thành thương hiệu...
  • Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc TrăngẢnh Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc Trăng
    Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là Tết chịu tuổi của người Khơme tại Sóc Trăng. Đây là một lễ hội truyền thống có qui mô lớn của đồng bào Khơme nói chung, và người Khơme tại Sóc Trăng nói riêng...
  • Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017Ảnh Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017
    Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng lần III diễn ra trong 7 ngày từ 28/10-3/11. Tối ngày 1/11, Lễ hội Ok Om Bok lần III chính thức khai mạc với nhiều hoạt động chính như: Lễ cúng trăng...
  • Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người KhmerẢnh Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người Khmer
    Lễ Nhập hạ hay còn gọi lễ Bun Chôl Vô Sa là ngày lễ lớn của người Khmer, được tổ chức hàng năm cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Lễ Nhập hạ là nét đẹp truyền thống với...
  • Festival Lúa gạo Việt NamẢnh Festival Lúa gạo Việt Nam
    Festival Lúa gạo Việt Nam là một sự kiện kinh tế văn hóa được tổ chức 2 năm 1 lần ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tôn vinh nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Cây lúa là cây lương...
  • Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc Trăng
    Lễ hội đua ghe Ngo là lễ hội Ok-Om-Bok ( tên tiếng Việt là Lễ Cúng Trăng), một lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội sôi nổi và náo...
  • Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2Ảnh Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2
    (lehoi.org) - Sau thành công của Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 1 vào năm 2009, vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho tổ chức lễ hội lớn này lần thứ 2. Theo đó, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ được...
  • Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc TrăngẢnh Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc Trăng
    Từ nhiều thế kỷ, Sóc Trăng là một tỉnh có cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer sinh sống chan hòa nên có nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phương. ...
  • Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc TrăngẢnh Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc Trăng
    Vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã khánh thành cổng chào mang biểu tượng “đầu cơ nghiệp nhà nông”, các sản phẩm đặc trưng nông-lâm-thủy-hải sản Việt Nam với đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc Festival Lúa...
  • Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội sông nước miệt vườn - cồn Mỹ Phước năm 2011 đã được tổ chức vào ngày 6/6 tại UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Các hoạt động chính của lễ hội chủ yếu tập trung tôn vinh...
  • Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần IIẢnh Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần II
    (lehoi.org) - Thay vì tổ chức trong 7 ngày, Festival Lúa Gạo Việt Nam lần II tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng sẽ giảm xuống còn 4 ngày, tức từ ngày 8 đến 11/11/2011. Mới đây, Văn phòng...

Ghi chú bài viết Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo được diễn ra hàng năm từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, tại sân nhà, sân chùa và tại dòng sông Maspéro...