Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo mở rộng khu vực ĐBSCL
Thưa ông, năm nay Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo mở rộng ĐBSCL sẽ diễn ra cùng lúc với sự kiện Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II tại Sóc Trăng. Vậy Ban Dân tộc đến thời điểm này đã triển khai kế hoạch hoạt động như thế nào?
- Ông Dương Sà Kha: Năm nay, Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer; đồng thời cũng là một hoạt động trọng tâm nằm trong chương trình Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II tại Sóc Trăng; do vậy lễ hội phải được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ.
Ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng
Tính đến thời điểm hiện tại, Ban tổ chức lễ hội đã chuẩn bị và triển khai các công việc như: Thực hiện công tác vận động tuyên truyền, dự kiến danh sách đại biểu khách mời, in ấn và gửi thư mời, tổ chức chương trình, kịch bản khai mạc, bế mạc, chuẩn bị nội dung, băng rôn, chuẩn bị đón tiếp đại biểu, chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức; lên lịch phân công chi tiết cho từng thành viên cụ thể về thời gian chuẩn bị, thời gian bắt đầu thực hiện và thời gian kết thúc… Và nhìn chung, các công tác chuẩn bị đang triển khai thực hiện đúng theo lịch trình đã đề ra.
Theo ông, cuộc đua ghe ngo - Lễ hội Oóc-om-bóc năm nay có những nét gì mới?
- Ông Dương Sà Kha: Lễ hội Oóc-om-bóc năm nay diễn ra cùng lúc với sự kiện Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng nên đã trở thành một trong những hoạt động trọng tâm của Festival.
Do đó, Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, các đội ghe ngo nam, nữ trong và ngoài tỉnh đều được phép đăng ký tham dự tranh tài ở hai cự ly 1.200m đối với nam và 1.000m đối với nữ. Cuộc đua sẽ diễn ra trong 2 ngày (trong đó, ngày 9.11 thi đấu nội dung nữ, ngày 10.11 khai mạc và thi đấu nội dung nam) trên dòng sông Sung Đinh (Maspero), TP. Sóc Trăng.
Đua ghe ngo là môn thể thao truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer
Tính đến ngày 20.10, BTC đã ghi nhận được 46 đội ghe ngo đăng ký gồm 39 đội nam và 7 đội nữ. Trong đó có 10 đội ghe ngo của các tỉnh bạn gồm: Bạc Liêu có 5 đội, 3 đội nam, 2 đội nữ, Hậu Giang có 1 đội nam, Cần Thơ có 1 đội nam, Cà Mau có 1 đội nam, Vĩnh Long có 1 đội nam, Kiên Giang có 1 đội nam và trong tỉnh có 36 đội gồm 31 đội nam và 5 đội nữ.
Cuộc đua ghe ngo 2011 được xem là một trong những chuỗi hoạt động sự kiện lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Sóc Trăng, vậy mong muốn lớn nhất của Ban tổ chức qua Lễ hội là gì, thưa ông?
- Ông Dương Sà Kha: Có thể nói Lễ hội Đua ghe ngo là Ngày hội văn hóa - thể thao - du lịch mang tính đặc trưng để giới thiệu những hình ảnh về vùng đất, con người Sóc Trăng; là môn thể thao truyền thống đặc sắc đầy hấp dẫn của đồng bào Khmer Nam Bộ. Môn thể thao này đã được đưa vào thi đấu chính thức của Đại hội TDTT toàn quốc.
Các đội tranh tài trên đường đua.
Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức lễ hội như: đường đua, khán đài đã được Nhà nước đầu tư quy mô. Do đó qua dịp lễ hội này, chúng tôi mong muốn sẽ nâng tầm Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo thành “Festival Oóc-om-bóc - Đua ghe Sóc Trăng” với quy mô khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trở thành lễ hội cấp quốc gia.
Sự kiện này sẽ giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, động viên người dân ra sức thi đua xây dựng quê hương đất nước, giúp cho đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân thêm phong phú đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức; đồng thời góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, văn hóa, lễ hội - du lịch ở Sóc Trăng.
Bài viết về Sóc Trăng liên quan
- Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - 50 đội ghe đại diện các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ đã hội tụ tranh đấu sội nổi trong “Giải đua ghe ngo...
- Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo được diễn ra hàng năm từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, tại sân nhà, sân chùa và tại dòng sông Maspéro ở thị xã Sóc Trăng. Lễ Ooc-om-Bok Lễ Ooc...
- Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã quyết định trích kinh phí 90 triệu đồng để hỗ trợ cho 3 đội ghe chùa (2 đội nam) là tân binh Pra Sath Kong (Tắc Gồng - xã Tham Đôn), Sro Lôn...
- Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc Trăng
(lehoi.org) - Lễ hội Ooc-om-boc (Sóc Trăng) là một lễ hội đã có từ lâu đời, không chỉ phản ánh đời sống tâm linh của người Khmer, mà ở đó còn tồn tại khá rõ nét nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư...
-
- Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Ngày 20/11 vừa qua, hàng nghìn người đã chen nhau đứng dọc bờ sông Maspéro tại TP Sóc Trăng để cổ vũ cho các tay đua ghe ngo trong “Lễ hội Ooc-om-boc”. Tham dự giải đua ghe ngo năm nay...
- Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
Nhân dịp lễ hội Oóc-om-bóc và chào mừng Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 năm 2011, Giải đua ghe ngo năm 2011 theo kế hoạch của UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ được tổ chức trên sông Maspero, TP Sóc...
- Nâng cấp Lễ hội Oóc om bóc tại Sóc Trăng thành Festival
(lehoi.org) - Ngày 25/5 vừa qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì cuộc họp với các sở, ban, ngành, cơ quan hữu quan, đơn vị tư vấn để nghe báo cáo và góp ý Đề án nâng cấp lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo...
- Lễ hội Đua ghe Ngo - Óoc Om Bóc sẽ trở thành thương hiệu của tỉnh Sóc Trăng
(lehoi.org) - V ào ngày 19/7/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với đoàn lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng về việc nâng cấp Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo trở thành thương hiệu...
- Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc Trăng
Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là Tết chịu tuổi của người Khơme tại Sóc Trăng. Đây là một lễ hội truyền thống có qui mô lớn của đồng bào Khơme nói chung, và người Khơme tại Sóc Trăng nói riêng...
-
- Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017
Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng lần III diễn ra trong 7 ngày từ 28/10-3/11. Tối ngày 1/11, Lễ hội Ok Om Bok lần III chính thức khai mạc với nhiều hoạt động chính như: Lễ cúng trăng...
- Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người Khmer
Lễ Nhập hạ hay còn gọi lễ Bun Chôl Vô Sa là ngày lễ lớn của người Khmer, được tổ chức hàng năm cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Lễ Nhập hạ là nét đẹp truyền thống với...
- Festival Lúa gạo Việt Nam
Festival Lúa gạo Việt Nam là một sự kiện kinh tế văn hóa được tổ chức 2 năm 1 lần ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tôn vinh nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Cây lúa là cây lương...
- Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc Trăng
Lễ hội đua ghe Ngo là lễ hội Ok-Om-Bok ( tên tiếng Việt là Lễ Cúng Trăng), một lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội sôi nổi và náo...
- Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2
(lehoi.org) - Sau thành công của Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 1 vào năm 2009, vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho tổ chức lễ hội lớn này lần thứ 2. Theo đó, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ được...
- Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc Trăng
Từ nhiều thế kỷ, Sóc Trăng là một tỉnh có cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer sinh sống chan hòa nên có nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phương. ...
- Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc Trăng
Vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã khánh thành cổng chào mang biểu tượng “đầu cơ nghiệp nhà nông”, các sản phẩm đặc trưng nông-lâm-thủy-hải sản Việt Nam với đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc Festival Lúa...
- Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc Trăng
(lehoi.org) - Lễ hội sông nước miệt vườn - cồn Mỹ Phước năm 2011 đã được tổ chức vào ngày 6/6 tại UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Các hoạt động chính của lễ hội chủ yếu tập trung tôn vinh...
- Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần II
(lehoi.org) - Thay vì tổ chức trong 7 ngày, Festival Lúa Gạo Việt Nam lần II tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng sẽ giảm xuống còn 4 ngày, tức từ ngày 8 đến 11/11/2011. Mới đây, Văn phòng...
Ghi chú bài viết Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo mở rộng khu vực ĐBSCL
Từ khóa:
Năm nay, Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua ghe ngo mở rộng ĐBSCL sẽ được tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Sà Kha -...