Festival Lúa gạo Việt Nam lần II: Vinh danh hạt ngọc Việt

Vào lúc 20 giờ tối 8/11, Festival Lúa gạo Việt Nam lần II năm  2011 đã chính thức được khai mạc tại Khu văn hóa Hồ nước ngọt, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Từ trước ngày khai mạc, hàng ngàn du khách cùng bà con nông dân trong tỉnh và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đã đến với Sóc Trăng để tham quan triển lãm và tìm hiểu kỹ thuật sản xuất, chọn giống lúa mới, công cụ sản xuất, mua sắm các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao trong khu hội chợ… Nhờ vậy, Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II - 2011 càng thêm tưng bừng, rộn rã.

Ông Nguyễn Việt Trung, một nông dân ở xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho biết: Festival lúa gạo lần này là sự hãnh diện cho Sóc Trăng mình, nên bản thân ông cũng như gia đình, người thân đều tích cực hưởng ứng các phong trào mà tỉnh phát động để góp phần mang lại thành công cho Festival.

Vào thời điểm này, tại TP Sóc Trăng, cờ hoa rực rỡ đã hòa cùng với hàng chục ngàn chậu lúa từ giai đoạn phát triển, trổ đồng cho đến khi chín vàng kéo dài hơn 1.200 mét đã tạo thành con đường lúa gạo Việt Nam.

Biểu diễn múa rồng tại lễ khai mạc Festival Lúa gạo Việt Nam lần II
Biểu diễn múa rồng tại lễ khai mạc Festival Lúa gạo Việt Nam lần II

Bên cạnh đó, người dân Sóc Trăng nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung với nhiều hoạt động cụ thể đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình chỉnh trang đô thị để chuẩn bị cho Festival và đang hoà mình vào ngày hội lớn của nông dân cả nước, tất cả đều vì một Festival thành công để lúa gạo Việt Nam ngày càng vươn xa và việc sản xuất lúa gạo của nông dân Việt Nam ngày càng phát triển.

Ông Trương Quốc Sơn ở ấp Láng Dài, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu vui vẻ cho biết: "Đây là Festival lần thứ 2 tôi tham gia và dịp này cũng là lúc người trồng lúa phấn khởi vì giá cả đang ở mức cao. Trong khi đó, vụ lúa thu đông 2011 đã đạt thắng lợi từ năng suất đến giá cả nên bà con sẽ đến với Festival nhiều hơn, phấn khởi hơn.

Ông Quách Việt Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Phó trưởng ban tổ chức Festival cho biết: "Festival lần này mang tinh thần thiết thực và tiết kiệm. Đây là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia lần đầu tiên Sóc Trăng được đăng cai tổ chức và tỉnh Sóc Trăng đã có sự chuẩn bị từ rất sớm để chào đón sự kiện quan trọng này và rất mừng là mọi công công tác đã hoàn thành đúng như kế hoạch.

BTC cho biết, chủ đề chính của Festival Lúa gạo lần này là “Vinh danh hạt ngọc Việt - Môi trường xanh cho cánh đồng vàng”. Vì vậy, tổng thể của các hoạt động xuyên suốt Festival như chương trình lễ hội, sân khấu hóa, tổ chức triển lãm, hội thảo khoa học đều nhằm mục đích là vinh danh hạt gạo cũng như những người nông dân đã làm ra chúng”.

Để chuẩn bị tốt cho Festival Lúa gạo Việt Nam lần 2, từ nhiều tháng qua, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã bắt đầu đầu tư thi công nhiều công trình mới; chỉnh trang nhiều hạng mục và cải tạo diện mạo thành phố xanh, sạch, đẹp, khang trang...

Sân khấu của Festival được trang trí bằng cây lúa và bông lúa
Sân khấu của Festival được trang trí bằng cây lúa và bông lúa

Ngay sau lễ khai mạc, nhiều hoạt động đã được diễn ra như: khai mạc hội thi nông dân sản xuất giỏi; khai mạc triển lãm “Con đường lúa gạo Việt Nam”; khai mạc khu hội chợ triển lãm Festival với gần 1000 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp đã đăng ký trên 8.000 m2 đất khu văn hóa Hồ nước ngọt; khai mạc triển lãm nông cụ từ thời khẩn hoang đến thời hiện đại; triển lãm các tác phẩm đoạt giải hội thi nhiếp ảnh, nghệ thuật với chủ đề: Cây lúa Việt Nam với biến đổi khí hậu toàn cầu,...

Cũng trong khuôn khổ Festival năm nay sẽ diễn ra 3 cuộc hội thảo chính là: “Hội thảo Việt Nam - Con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao”, Hội thảo quốc tế: Định vị thương hiệu lúa gạo Việt Nam - Gạo Việt Nam: Ai bán? Ai mua?...

Theo đó, các buổi hội thảo sẽ tập trung phân tích thế và lực của lúa gạo nước ta khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế, những nhu cầu mới và tiêu chuẩn mới được đặt ra khi Vietj Nam tham gia ngôi nhà chung WTO, phải làm gì để nền nông nghiệp Việt Nam, trong đó lúa, gạo đóng vai trò chủ yếu có thể phát triển mạnh mẽ và vươn ra đứng đầu thế giới một cách ổn định và bền vững.

Bên cạnh các hội thảo là 4 hội thi gồm: tổ chức Cuộc thi viết về “Bãi Xàu - Thương cảng quốc tế xưa và nay”; tổ chức Hội thi nhiếp ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Cây lúa Việt Nam với biến đổi khí hậu toàn cầu”; tổ chức Hội thi “Gạo ngon thương hiệu Việt”; tổ chức Hội thi “Người đẹp miệt vườn”. Mục đích của việc tổ chức các hội thi nhằm khẳng định thành quả lao động của những người nông dân và nghề trồng lúa Việt Nam…

Một gian hàng bán gạo trong khu hội chợ
Một gian hàng bán gạo trong khu hội chợ

Đặc biệt, Festival Lúa gạo năm nay diễn ra đúng vào dịp lễ hội Ooc - Om - Boc - đua ghe ngo của đồng bào Khmer nên tỉnh sẽ lồng ghép lễ hội đua ghe ngo và lễ hội đâm cốm thành một chương trình của Festival. Việc này sẽ góp phần tạo nét mới phong phú, hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế khi đến dự Festival Lúa gạo lần II tại Sóc Trăng.

Du khách khi đến tham dự Festival lần này sẽ được hòa mình vào không khí văn hóa đặc sắc, được trực tiếp tham gia vào các chương trình lễ hội, trò chơi dân gian, được trực tiếp thưởng thức ẩm thực đặc sản của vùng ĐBSCL và tham quan các làng nghề truyền thống tiêu biểu.

Cũng theo ông Quách Việt Tùng, Festival Lúa gạo năm nay diễn ra trùng khớp với Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer nên lượng khách đến TP Sóc Trăng dịp này tăng đột biến. Theo dự kiến của BTC, sẽ có khoảng 100 - 200 ngàn khách đến tham quan mỗi ngày. Chính vì thế, công tác đảm bảo an ninh trật tự được Ban tổ chức đặc biệt quan tâm.

Với sự chuẩn bị chu đáo của các ngành, các địa phương và sự tham gia tích cực của người dân, Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II - 2011 đã thực sự trở thành một sự kiện kinh tế, văn hóa xã hội quan trọng trong đời sống của hàng triệu hộ nông dân Việt Nam nói chung và người nông dân Sóc Trăng nói riêng, góp phần đưa hạt gạo Việt đi xa hơn trên thương trường quốc tế.

Theo BaoVH

Bài viết về Sóc Trăng liên quan

  • Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần IIẢnh Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần II
    (lehoi.org) - Thay vì tổ chức trong 7 ngày, Festival Lúa Gạo Việt Nam lần II tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng sẽ giảm xuống còn 4 ngày, tức từ ngày 8 đến 11/11/2011. Mới đây, Văn phòng...
  • Festival lúa gạo Việt Nam: Háo hức chờ khai mạcẢnh Festival lúa gạo Việt Nam: Háo hức chờ khai mạc
    Từ ngày 8 đến 11-11, Festival lúa gạo Việt Nam lần 2 sẽ được tổ chức tại Sóc Trăng với sự háo hức mong chờ của hàng triệu nông dân Việt Nam. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết...
  • Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc TrăngẢnh Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc Trăng
    Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là Tết chịu tuổi của người Khơme tại Sóc Trăng. Đây là một lễ hội truyền thống có qui mô lớn của đồng bào Khơme nói chung, và người Khơme tại Sóc Trăng nói riêng...
  • Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017Ảnh Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017
    Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng lần III diễn ra trong 7 ngày từ 28/10-3/11. Tối ngày 1/11, Lễ hội Ok Om Bok lần III chính thức khai mạc với nhiều hoạt động chính như: Lễ cúng trăng...
  • Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người KhmerẢnh Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người Khmer
    Lễ Nhập hạ hay còn gọi lễ Bun Chôl Vô Sa là ngày lễ lớn của người Khmer, được tổ chức hàng năm cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Lễ Nhập hạ là nét đẹp truyền thống với...
  • Festival Lúa gạo Việt NamẢnh Festival Lúa gạo Việt Nam
    Festival Lúa gạo Việt Nam là một sự kiện kinh tế văn hóa được tổ chức 2 năm 1 lần ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tôn vinh nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Cây lúa là cây lương...
  • Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc Trăng
    Lễ hội đua ghe Ngo là lễ hội Ok-Om-Bok ( tên tiếng Việt là Lễ Cúng Trăng), một lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội sôi nổi và náo...
  • Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc TrăngẢnh Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - 50 đội ghe đại diện các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ đã hội tụ tranh đấu sội nổi trong “Giải đua ghe ngo...
  • Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc TrăngẢnh Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo được diễn ra hàng năm từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, tại sân nhà, sân chùa và tại dòng sông Maspéro ở thị xã Sóc Trăng. Lễ Ooc-om-Bok Lễ Ooc...
  • Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2Ảnh Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2
    (lehoi.org) - Sau thành công của Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 1 vào năm 2009, vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho tổ chức lễ hội lớn này lần thứ 2. Theo đó, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ được...
  • Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc TrăngẢnh Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã quyết định trích kinh phí 90 triệu đồng để hỗ trợ cho 3 đội ghe chùa (2 đội nam) là tân binh Pra Sath Kong (Tắc Gồng - xã Tham Đôn), Sro Lôn...
  • Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc TrăngẢnh Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội Ooc-om-boc (Sóc Trăng) là một lễ hội đã có từ lâu đời, không chỉ phản ánh đời sống tâm linh của người Khmer, mà ở đó còn tồn tại khá rõ nét nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư...
  • Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc TrăngẢnh Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Ngày 20/11 vừa qua, hàng nghìn người đã chen nhau đứng dọc bờ sông Maspéro tại TP Sóc Trăng để cổ vũ cho các tay đua ghe ngo trong “Lễ hội Ooc-om-boc”. Tham dự giải đua ghe ngo năm nay...
  • Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc TrăngẢnh Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc Trăng
    Từ nhiều thế kỷ, Sóc Trăng là một tỉnh có cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer sinh sống chan hòa nên có nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phương. ...
  • Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc TrăngẢnh Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc Trăng
    Vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã khánh thành cổng chào mang biểu tượng “đầu cơ nghiệp nhà nông”, các sản phẩm đặc trưng nông-lâm-thủy-hải sản Việt Nam với đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc Festival Lúa...
  • Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội sông nước miệt vườn - cồn Mỹ Phước năm 2011 đã được tổ chức vào ngày 6/6 tại UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Các hoạt động chính của lễ hội chủ yếu tập trung tôn vinh...

Ghi chú bài viết Festival Lúa gạo Việt Nam lần II: Vinh danh hạt ngọc Việt

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Festival Lúa gạo Việt Nam lần II: Vinh danh hạt ngọc Việt, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Vào lúc 20 giờ tối 8/11, Festival Lúa gạo Việt Nam lần II năm 2011 đã chính thức được khai mạc tại Khu văn hóa Hồ nước ngọt, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng....