Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và đón nhận bằng di sản quốc gia

(lehoi.info)- Sáng 28/4,  28/4, UBND huyện đảo Lý Sơn đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và di tích quốc gia đình làng An Vĩnh.

Lễ hội được tổ chức ngay tại Di tích đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi với sự tham dự của đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố và đông đảo người dân trên đảo, du khách trong nước và quốc tế.

Mở đầu buổi lễ, ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch huyện đảo Lý Sơn phát biểu: Lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ khao lề thế Lính Hoàng Sa không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của của nhân dân huyện đảo Lý Sơn nói riêng mà còn mang tầm quốc gia. Qua đó, mỗi người dân chúng ta cần nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ tương lai về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Các họ tộc trên đảo Lý Sơn đọc sớ tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân.
Các họ tộc trên đảo Lý Sơn đọc sớ tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng từ ngày 18 đến 20 tháng 3 âm lịch hằng năm tại huyện đảo Lý Sơn, là lễ khao quân, tế sống người đi lính. Đây còn là lễ tế tự, tri ân những hùng binh năm xưa đã hy sinh khi vâng lệnh triều đình hàng năm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Lễ thả thuyền nan và hình nhân thế mạng.
Lễ thả thuyền nan và hình nhân thế mạng.

Theo truyền thuyết, thủa ban đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người dân ở đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này được gọi là "thế lính". 

Cách đây khoảng 400 năm, có hai nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về. Để nghi nhớ công ơn của họ, người dân đảo Lý Sơn đã mở Lễ khao lề thế lính để thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn ghi nhớ công ơn của những người lính biển năm xưa.

Tiếng ốc u tưởng nhớ những hùng binh Hoàng Sa.
Tiếng ốc u tưởng nhớ những hùng binh Hoàng Sa.

Kết thúc buổi lễ là nghi thức thả khinh thuyền Hoàng Sa, hay còn gọi là lễ thả thuyền nan và hình nhân thế mạng. Đây là một trong những nghi thức quan trọng nhất trong Lễ khao lề thế lính nhằm tái hiện một cách sinh động hình ảnh của những người lính biển năm xưa lên đường thực thi nhiệm vụ bảo vệ giang sơn tổ quốc.

Trước đó, sáng ngày 25/4, tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm, trưng bày và giới thiệu các hiện vật, tư liệu lịch sử; các bộ sưu tập cổ vật thuộc Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa được phát hiện tại vùng biển Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn… Đây cũng là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần văn hóa biển đảo, gắn với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

lehoi.info tổng hợp

Bài viết về Quảng Ngãi liên quan

Ghi chú bài viết Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và đón nhận bằng di sản quốc gia

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và đón nhận bằng di sản quốc gia, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Sáng 28/4, 28/4, UBND huyện đảo Lý Sơn đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc...