Lễ hội chùa Ông – Thu Xà tại Quảng Ngãi

Thời gian: 14/7- 15/7 Âm lịch
(lehoi.info) - Lễ hội chùa Ông - Thù Xà thường được tổ chức từ  ngày 14 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, tại thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa, Quảng Ninh.

Chùa Ông – Thu Xà
Chùa Ông – Thu Xà

Chùa Ông được những người Hoa sinh sống tại Quảng Ngãi đứng ra để xây dựng vào năm 1821 (năm Minh Mạng thứ 2),do tứ bang Minh Hương: Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Quảng Đông đã cùng nhau tạo lập. Đã trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1881, 1894, 1920 và năm 1991 với sự đóng góp tiền của quan lại ở triều nhà Nguyễn, thương gia và dân chúng ở tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù đã nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc của chùa vẫn giữ được nguyên vẹn. Chùa thờ Quan Công là ở gian chính diện, Phật Quan Âm Nam Hải là ở gian hậu cung theo kiểu "Tiền thánh hậu Phật". Ngoài ra ở hậu cung còn có cụm tượng Thiên Hậu với Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ và cụm tượng Kim Đẩu cùng với 12 bà mụ. Chùa có bố cục chặt chẽ gồm có: Cổng tam quan, Bình phong và Lầu chuông lầu trống. Trong nhà tiền đường gồm có 18 cột chia thành ba gian và hai chái. Kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm có ba nhà liên kết với nhau: tiền đường, chính diện và hậu cung. Đỉnh bờ mái phía trước mặt chùa có ghi ba chữ: "Quan Thánh tự". Vào lần trùng tu thời Khải Định vào năm 1920 kiến trúc của chùa đã có sự thay đổi. Chùa có 6 văn bia chữ Nho chia thành 2 loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (năm 1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (năm 1920) là các năm đã trùng tu chùa.

Lễ hội chùa Ông – Thu Xà tại Quảng Ngãi
Lễ hội chùa Ông – Thu Xà tại Quảng Ngãi

Nội dung tổ chức của lễ hội, bao gồm có các hoạt động: tổ chức những nghi thức tế lễ Quan Thánh, Tiền hiền ở bên trong chùa Ông và lễ đăng đàn chẩn tế thập loại chúng sinh ở bên ngoài chùa Ông; và các phần hội như: chưng và rước xe hoa dọc theo tuyến đường thôn Thu Xà, múa lân, thả hoa đăng, phóng sinh  và nghi thức diễu hành xe hoa dọc con đường thôn Thu Xà.

Trước khi bước vào lễ chính, buổi chiều ngày 14 tháng 7, Ban tế tự chùa Ông sẽ tổ chức Lễ túc yết để tế cáo Quan Thánh, thành hoàng bổn xứ và tiền hiền. Buổi tế sẽ được thực hiện qua các bước sơ hiến, á hiến và chung hiến lễ. Sau khi kết thúc nghi thức tế lễ ở bên trong chùa là đến nghi thức tế cáo âm hồn ở ngoài sân. Khi kết thúc buổi tế nhân dân đến dự lễ sẽ dâng hương tại các ban thờ trong chùa để cầu moing bình yên trong cuộc sống và gửi gắm những ước nguyện tốt đẹp đến các vị thần linh và đức Quan Thánh.

Buổi sáng ngày 15 tháng 7, lễ hội sẽ chính thức được tổ chức với nghi thức  múa lân ở tại sân chùa, sau đó là đến lễ tế Quan Thánh tại chính điện và lễ tế tiền hiền. Buổi lễ sẽ được thực hiện qua các bước tế như: sơ hiến, á hiến và chung hiến lễ. Trong suốt khoảng thời gian tế, nhạc lễ sẽ được vang lên để phụ họa cho từng nghi thức lễ, làm cho buổi tế thêm trang nghiêm và thêm sinh động. Trong thực hành nghi lễ còn có một đội học trò gia lễ di chuyển từ phía ngoài sân vào bên trong chánh điện để dâng rượu, dâng trà theo mỗi bước tế. Kết thúc nghi thức tế tại điện Quan Thánh là đến nghi thức tế tiến hiền tại ban thờ tiền hiền ở tại Chánh điện. Sau khi kết thúc các nghi lễ ở bên trong chùa, nhân dân đến dự lễ sẽ vào dâng lễ vật và dâng hương tại các ban thờ Phật, Quan Thánh, Tiền hiền - hậu hiền. Đến buổi chiều là nghi lễ tế thập loại chúng sinh ở phía bên ngoài sân. Trước khi tế âm hồn người ta sẽ tổ chức lễ phóng sinh ở bên đàn tế, hàng trăm loài chim bồ câu và chim sẻ được phóng sinh trên bầu trời gửi theo những lời cầu nguyện cho xóm làng được bình yên, cho cuộc sốn được an lạc và thái bình. Đến giờ lành, 3 vị hòa thượng, gồm 01 vị chủ tế và 02 người phụ tế (đọc kinh) và vị chánh tế lễ hội sẽ bắt đầu thực hiện nghi lễ tế thập loại chúng sinh. Vị sư chủ tế sẽ đăng đàn và ngồi đối diện với đàn tế, đứng bên cạnh đó là ông Chánh tế lễ hội và ngồi đối diện với vị sư chủ tế sẽ là 02 vị sư phụ tế. Đặt ở trước mặt vị chủ tế là 01 bát gạo, 1 bát muối và 1 đĩa đặt tiền. Trong quá trình thực hiện các nghi lễ, vị sư chủ tế sẽ trộn gạo với muối và tiền lẻ vãi ra xung quanh để nhân dân dự lễ sẽ nhận lấy, theo quan niệm của những người dân việc giành lấy được những đồng tiền lẻ hay vài hạt gạo, vài hạt muối như là sự ban lộc của thần Phật cho con người và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. Sau  khi vị hòa thượng cúng xong dân làng sẽ đến xô  cỗ và tranh nhau giành lấy các lễ vật, hoa quả tạo nên một khung cảnh sôi nổ và náo nhiệt.


Đặc sắc lễ hội chùa Ông – Thu Xà
Đặc sắc lễ hội chùa Ông – Thu Xà

Sau khi kết thúc các nghi thức tế lễ ở tại chùa Ông, khi đến cuối buổi chiều, lúc ánh mặt trời vừa tắt, dân làng sẽ tiến hành tổ chức lễ rước các xe hoa được trang trí các hình ảnh mang yếu tố Phật giáo đi khắp con đường làng. Tất cả gồm có 3 xe: xe thứ nhất là xe chưng cụm tượng Quan Thánh, xe thứ hai là xe chưng hình ảnh Phật bà Quan Âm, xe thứ 3 là xe chưng Mục Kiều Liên. Đoàn rước bao gồm có: đi đầu là một Đội lân sư rồng, tiếp theo là 14 thanh niên tay cầm lỗ bộ, 10 thanh niên tay cầm cờ, 10 thanh niên tay cầm đuốc được thắp sáng và 10 thiếu nữ xinh đẹp sẽ gánh những chiếc đèn lồng lung linh tỏa sáng được trang trí những bông hoa. Sau các thiếu nữ sẽ là 03 xe hoa rực rỡ ánh đèn, sau cùng đó là các chức sắc trong làng và dân chúng cùng tham gia diễu hành. Những chiếc xe được trang trí rất sinh động và đoàn diễu hành được bắt đầu từ chùa Ông đi khắp trong làng tạo nên một bầu không khí hội rất sôi động và sau đó sẽ tập trung tại bến sông Vực Hồng để tổ chức lễ hoa đăng.

Khi tất cả dân làng đã tề tựu đông đủ trên triền sông Vực Hồng, ban tổ chức lễ sẽ ra hiệu cho các thuyền chở hoa đăng thả hàng trăm ngọn hoa đăng nối đuôi nhau trôi lững lờ ở trên dòng sông, tỏa ánh sáng lung linh xuống dòng sông với những lời nguyện cầu cho linh hồn những người đã khuất được siêu thoát và cầu mong cho gia đình, làng xóm luôn được bình an và sức khỏe. Sau lễ hoa đăng, đoàn diễu hành sẽ quay trở về chùa Ông và làm lễ an vị Quan thánh tại chùa, kết thúc lễ hội sôi động, ẩn chứa rất nhiều giá trị văn hóa tâm linh và đầy tính nhân văn./.

 

Bài viết về Quảng Ngãi liên quan

Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Ông – Thu Xà tại Quảng Ngãi

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội chùa Ông – Thu Xà tại Quảng Ngãi, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội chùa Ông - Thù Xà thường được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, tại thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa, Quảng Ninh....