Lễ hội chùa Keo Hành Thiện tại Nam Định

Thời gian: 15/9 Âm lịch
(lehoi.info) - Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 9 âm lịch, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định. Lễ hội gồm: Lễ dâng hương, cầu cúng, tụng kinh, múa rồng và đua thuyền trên sông Hồng. Đối tượng suy tôn là: Đức Phật và thiền sư Không Lộ một người giỏi chữa bệnh lại giỏi cả thơ văn, ông tổ nghề đúc đồng và là nhà kiến trúc tài giỏi có công phò vua giúp nước.

Hàng năm, tại chùa có 2 lần mở hội. Đó là Hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán và hội tháng 9 mở vào các ngày 13, ngày 14 và ngày15 để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ.

Tưng bừng lễ hội chùa Keo Hành Thiện
Tưng bừng lễ hội chùa Keo Hành Thiện

Hội xuân gồm có các trò chơi thi ném pháo, bắt vịt, thi nấu cơm và nhiều những hình thức văn nghệ dân gian khác. Hội tháng 9 được tổ chức rất trọng thể, ngoài những nghi thức lễ tiết mang tính tôn giáo, hội tháng 9 còn là nơi hội tụ của những sinh hoạt văn hoá tinh thần của các cư dân nông nghiệp. Chính vì vậy, vào ngày hội nhân dân không những chỉ ở trong vùng mà cả trong Nam và ngoài Bắc đều nô nức kéo nhau về tụ hội: Dù cho cha đánh mẹ treo Em không bỏ hội chùa keo hôm rằm. Đặt biệt là ở đây thường tổ chức từ ngày mùng 10 tháng 9 đến hết hội.

Hình ảnh các chàng trai đóng khố, mặc áo nẹp ngắn, không tay và đầu chít khăn đồng màu khoẻ mạnh, trên hàng chục chiếc chải lao vun vút, giữa dòng sông trong tiếng dồn dập, tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người, đã ghi in  trong tâm hồn những người tới dự hội Keo.

Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần, một nhà thơ có học vấn sâu sắc về Phật học, là biểu tượng của con người sáng tạo văn hoá. Sau những lễ nghi trang trọng, tiết mục chèo tải được tất cả mọi người đón nhận nồng nhiệt nhất.

Độc đáo nhất ở trong lễ hội đó là môn đua thuyền trải: có 15 xóm trong làng tham gia đua thuyền hay còn gọi là bơi trải, có tất cả 10 người ở trên thuyền trong đó có 1 người lái thuyền. Bơi trải ở Chùa Keo Hành Thiện Nam Định khác với các nơi khác, họ không ngồi bơi mà cả 10 người đểu đứng để chèo. Bắt đầu xuất ở trong sông con là sông làng khoảng 5 đến 6km rồi bắt đầu ra đến sông Ninh Cơ nhánh của sông Hồng, bơi 3.5 Vòng sông rồi quay về bắt Têu trong sông con nếu đội nào về đầu thì sẽ dành được giải nhất. Trung bình mỗi cuộc thi bơi trải diễn ra từ 3.5 đến 4 h đồng hồ). Đây là một môn thi đấu cổ truyền rất tuyệt vời đáng được ghi nhớ cũng như lưu trong sử sách của Dân tộc ta.

Một nghi thức trong lễ hội
Một nghi thức trong lễ hội

Chùa Keo Hành Thiện từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp và không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng và bằng phẳng gần sông Hồng, sông Ninh Cơ. Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và có hòn non bộ theo thế tam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, xung quanh chùa là hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Gác chuông ở trước cửa chùa là kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm cao 7,5m gồm có 8 cột đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng có chạm khắc hoa văn, cảnh hoa sen mang đậm phong cách nghệ thuật ở thời Hậu Lê. Sau gác chuông là cụm kiến trúc trung tâm gồm tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 3 gian, tòa đệ nhất 3 gian thờ Phật và Thiền sư Không Lộ. Các nghệ nhân xây dựng chùa đã dồn toàn bộ trí lực tài hoa để tạo dựng và thể hiện những đường nét chạm khắc tinh vi trên các mảng đố, xà, bảy và kẻ của từng tòa nhà. Ở 3 bộ cửa ô tiền đường chùa Phật, mỗi cánh cửa được chạm gỗ với nhiều đề tài khác nhau. Kỹ thuật chạm gỗ bong kênh ở mặt tiền 2 gian tòa tiền đường đã đạt tới trình độ cao với đề tài vô cùng phong phú: Long cuốn thủy, ly ngậm ngọc, phượng ngậm cành hoa, tứ linh và nghê đội nóc đao… Đặc biệt hình rồng được thể hiện lúc ẩn, lúc hiện ở các trạng thái khác nhau với những đường nét khắc họa rất tinh vi, sắc sảo, sống động và mềm mại theo phong cách dân gian ở vùng châu thổ sông Hồng. Sau thờ Phật là đền Thánh thờ Thiền sư Không Lộ với 3 tòa quy mô được cấu trúc theo kiểu "Thượng bò cuốn hạ kẻ bẩy và kẻ nội đấu truyền" với trạm khắc hoa văn rất công phu và rất tỷ mỷ. Cuối cùng là 10 gian nhà Tổ và nhà oàn, nhà ký đồ với kiến trúc 3 gian và 2 bên chùa là dãy hành lang gồm 80 gian khép kín càng tạo nên vẻ trang nghiêm và bề thế của tổng thể kiến trúc. Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ và bảo tồn những di vật có giá trị của thời Hậu Lê như sập thờ, án thư, tượng pháp, khánh, hoành phi, văn bia cổ, câu đối và cửa hãn…

Đua thuyền trải
Đua thuyền trải

Nơi đây hàng năm đã đón rất nhiều đoàn khách và nhân dân ở khắp mọi nơi về thăm quan, văn cảnh, đồng thời thăm nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, nhà cách mạng suất sắc, người con ưu tú của quê hương Hành Thiện./.

lehoi.info tổng hợp

 

Bài viết về Nam Định liên quan

  • Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
  • Lễ hội Đền An Lá tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
    Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
  • Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lầnẢnh Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
    Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
  • Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam ĐịnhẢnh Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
    Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
  • Hội đền Đông Cao tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Đông Cao tại Nam Định
    Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
  • Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)Ảnh Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
    Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
  • Hội đền Bảo Lộc tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
    Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
  • Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
    Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
  • Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam ĐịnhẢnh Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
    Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
  • Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
    Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
  • Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam ĐịnhẢnh Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
    Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
  • Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam ĐịnhẢnh Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
    Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
  • Lễ hội Phủ Giầy tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
  • Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012Ảnh Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
  • Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam ĐịnhẢnh Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
    (lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Keo Hành Thiện tại Nam Định

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội chùa Keo Hành Thiện tại Nam Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 9 âm lịch, tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định. Lễ...