Lễ Donta của người Khơme tại Vĩnh Long
Lễ Donta của người Khơme tại Vĩnh Long
Do tính chất cùng góp vật thực để cúng vong hồn cho những người đã khuất, cho những cô hồn, để sư sãi dùng cũng như cho bữa cơm cộng đồng, đặc biệt là có “baibanh” (xôi tròn hay nắm cơm) mà vào ngày lễ chính của lễ Đonta (ngày 30 tháng 8 âm lịch) được người dân Khơme gọi là ngày “phchumbanh”, tức là lễ “góp bánh”. Sau khi kết thúc các nghi thức lễ tại chùa vào buổi sáng ngày lễ phchum banh hay ngày lễ chính thức, mọi người sẽ trở về nhà để làm lễ cúng ông bà được gọi là lễ “senchaktum”. Người ta làm cỗ, thắp nhang đèn để dâng cúng tổ tiên, ông bà, cầu xin cho vong hồn của họ được siêu thoát và van vái, cầu xin ông bà phù hộ.
Nhìn chung, qua nghi thức, qua thời gian và qua cách thức tổ chức lễ có thể thấy lễ hội Đonta là sự kết hợp giữa hình thức lễ nghi nông nghiệp với lễ cúng ông bà, tổ tiên và lễ xá tội vong nhân của đạo Phật. Sự hợp nhất các ý nghĩa của lễ hội Đonta đã làm cho nó có được tầm quan trọng trong hệ thống lễ hội cộng đồng của người dân Khơme tại Vĩnh Long.
Lễ Donta của đồng bào dân tộc Khơme
Đối với đời sống tinh thần của con người thì các lễ hội được xem như một sợi dây cộng cảm, nơi người ta có thể cùng nhau sẻ chia lòng biết ơn với ông bà, với tổ tiển, niềm tin tôn giáo, gửi gắm một ước vọng về tương lai, … Cũng với ý nghĩa như vậy, các lễ hội ở tỉnh Vĩnh Long đã thể hiện rõ nét đặc trưng của vùng đất nơi ba dân tộc Khơme, Hoa, Việt đang sinh sống trong tình đoàn kết và gắn bó.
Bài viết về Vĩnh Long liên quan
- Đồng bào Khmer ở huyện Trà Ôn đón mừng lễ Sen Đônta
Lễ hội Sen Donta được tổ chức tại chùa Cũ, xã Tân Mỹ với các hoạt động như: trình diễn trang phục dân tộc, liên hoan văn nghệ quần chúng, đua ghe, ẩm thực truyền thống... nhằm bảo tồn và...
- Lễ Chol Chnam Thmay tại Vĩnh Long
Lễ Chol Chnam Thmay l à lễ mừng năm mới của người dân Khơme, lễ này được tổ chức vào giữa tháng ba âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa nắng, thời điểm bắt đầu cho...
- Lễ hội Lăng Ông ở Trà Ôn tại Vĩnh Long
Lăng Ông - theo cách gọi quen thuộc từ nhiều đời trước của người dân địa phương, đây là khu di tích văn hóa lễ hội đình thần, tọa lạc tại giồng Thanh Bạch thuộc ấp Mỹ Hòa, Thiện Mỹ, cách thị trấn Trà...
- Lễ hội Kỳ Yên tại Vĩnh Long
Lễ kỳ yên mang ý nghĩa là một ngày giỗ hội của làng. Mục đích của lễ kỳ yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Kỳ Yên tại Vĩnh Long Phần Lễ...
-
- Lễ cúng Miễu tại Vĩnh Long
Lễ cúng miễu là lễ cúng mang tính dân dã, ban tổ chức cúng kiếng cũng chỉ mang tính dân gian. Ở vùng Nam bộ, việc đình miếu đã bớt đi tính chính thống. Thời cận đại, giới phụ nữ chỉ có thể đến lễ bái...
Ghi chú bài viết Lễ Donta của người Khơme tại Vĩnh Long
Từ khóa:
Lễ Đonta của người dân Khơme được tổ chức vào cuối tháng tám âm lịch, đây cuãng là một trong những hội lễ quan trọng được người dân Khơme xem là cái Tết thứ...