Lễ Chol Chnam Thmay tại Vĩnh Long
Lễ Chol Chnam Thmay là lễ mừng năm mới của người dân Khơme, lễ này được tổ chức vào giữa tháng ba âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là thời điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa nắng, thời điểm bắt đầu cho vụ sản xuất nông nghiệp theo nông lịch cổ truyền của người dân Khơme nên lễ Chol Chnam Thmay còn đồng nghĩa với việc mừng cho vụ mùa mới trong năm.
Lễ Chol Chnam Thmay tại Vĩnh Long
Lễ Chol Chnam Thmay là một trong những lễ được coi là quan trọng nhất trong năm, lễ được tổ chức tại chùa và tổ chức trong từng gia đình. Lễ kéo dài trong vòng 3 ngày: ngày thứ nhất được gọi là ngày “sangkran” tức là ngày “rước quyển Đại lịch” (Maha sangkran) có ý nghĩa đón mừng năm mới mà nghi thức lễ gắn liền với thần thoại Thomabal và Kabil Maha Prum; ngày thứ hai gọi là ngày “wonbot”, vào ngày này mọi người sẽ đi chùa lễ Phật, mang thức ănđể dâng cho các sư sãi; ngày thứ ba thì được gọi là ngày “Lơn sak” với các nghi thức chính là tắm cho tượng Phật và cầu siêu.
Tắm tượng Phật trong lễ hội Chol Chnam Thmay
Vào ngày thứ ba của lễ, trước tượng đức Phật, chư tăng phải đọc kinh sám hối và sau đó chư tăng sẽ dùng một cành hoa nhúng vào nước có hương thơm để tắm cho tượng Phật bằng cách vẩy nước thơm vào tượng. Sau đó, mọi người sẽ theo tuần tự đến trước tượng để làm lễ đức Phật. Đến đây thì Phật tử cũng dùng nước thơm để vẩy lên người các vị sư để tỏ lòng tôn kính và cũng từ đó mọi người sẽ cùng té nước vào nhau để chúc mừng và cầu xin sự may mắn bởi đối với con người Khơme nước là biểu tượng của sự may mắn và sung túc. Đây chính là nghi thức kết thúc hội lễ Chol Chnam Thmay nhưng đây cũng là sự tiếp nối cuộc vui trong những ngày đầu năm mới.
Đắp núi cát là nghi thức được đồng bào Khmer thực hiện trong dịp tết Chol Chnam Thmay
Bài viết về Vĩnh Long liên quan
- Đồng bào Khmer ở huyện Trà Ôn đón mừng lễ Sen Đônta
Lễ hội Sen Donta được tổ chức tại chùa Cũ, xã Tân Mỹ với các hoạt động như: trình diễn trang phục dân tộc, liên hoan văn nghệ quần chúng, đua ghe, ẩm thực truyền thống... nhằm bảo tồn và...
- Lễ Donta của người Khơme tại Vĩnh Long
Lễ Đonta của người dân Khơme được tổ chức vào cuối tháng tám âm lịch, đây cuãng là một trong những hội lễ quan trọng được người dân Khơme xem là cái Tết thứ hai trong năm. Lễ hội Đonta bắt đầu từ ngày...
- Lễ hội Lăng Ông ở Trà Ôn tại Vĩnh Long
Lăng Ông - theo cách gọi quen thuộc từ nhiều đời trước của người dân địa phương, đây là khu di tích văn hóa lễ hội đình thần, tọa lạc tại giồng Thanh Bạch thuộc ấp Mỹ Hòa, Thiện Mỹ, cách thị trấn Trà...
- Lễ hội Kỳ Yên tại Vĩnh Long
Lễ kỳ yên mang ý nghĩa là một ngày giỗ hội của làng. Mục đích của lễ kỳ yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Kỳ Yên tại Vĩnh Long Phần Lễ...
-
- Lễ cúng Miễu tại Vĩnh Long
Lễ cúng miễu là lễ cúng mang tính dân dã, ban tổ chức cúng kiếng cũng chỉ mang tính dân gian. Ở vùng Nam bộ, việc đình miếu đã bớt đi tính chính thống. Thời cận đại, giới phụ nữ chỉ có thể đến lễ bái...
Ghi chú bài viết Lễ Chol Chnam Thmay tại Vĩnh Long
Từ khóa:
Lễ Chol Chnam Thmay l à lễ mừng năm mới của người dân Khơme, lễ này được tổ chức vào giữa tháng ba âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là thời điểm giao mùa...