Lễ hội Bủng Kham tại Lạng Sơn
Thường được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch. Lễ hội được hình thành bởi quan niệm Bủng Kham (thôn Nà Phái, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn). Tương truyền rằng, Bủng Kham chính là nơi vui chơi giải trí của thần tiên. Những người dân địa phương và những du khách thập phương thường đến đây thắp hương để cầu mong được các nàng tiên phù hộ làm ăn phát đạt, cuộc sống bình yên và gia đình ấm no hành phúc. Thậm chí, có nhiều gia đình khó nuôi con đã đem bát tự của con đến ký thác vào mỏm đá để mong thần tiên nuôi dưỡng.
Quang cảnh lễ hội Bủng Kham Lạng Sơn
Lễ hội Bủng Kham được tổ chức ở tại 2 khu vực gần nhau, bên gò đá phía tây Bùng Kham và miếng đất thoai thoải trước mặt là nơi tổ chức hành lễ và hát dân ca. Nơi thờ các thiên thần được chia làm 3 bậc. Bậc trên cùng là nơi để 3 bàn thờ và đồ tế thiên thần, bậc thứ 2 đựng mâm lễ của 24 thôn, bậc thứ 3 phần bên trái là lán của ông thầy mo, phần bên phải là nơi năm già làng và các đoàn đến làm lễ. Sau khi dâng rượu trà, thầy mo khấn xin phép mở hội bằng cách thả xuống đất một đồng xu hoặc 2 mẩu gỗ để xin âm dương. Sau khi các chàng trai, các cô gái đại diện cho 24 thôn xã lần lượt bưng lễ đến và hát giới thiệu về mâm cỗ của làng mình, ông thầy mo sẽ tiến hành khấn. Nội dung của bài khấn xoay quanh mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, chăn nuôi phát đạt, làng bản yên vui và mọi nhà đều được ấm no hạnh phúc. Tiếp đến, các cụ già đến thắp hương ở ba bàn thờ thần tiên: thần nông, thần hoàng trùng (Vua sâu bọ) và nàng tiên cá với nội dung giống như thầy mo đã khấn.
Trọng tâm của lễ hội Bùng Kham là trò gieo lộc và thụ lộc vô cùng độc đáo. Trò chơi được diễn ra vào buổi chiều, biểu tượng của thần lộc ở đây đó là bỏng thóc nếp. Đến giờ đã định, ông thầy mo đóng vai thần nông sẽ đem thúng lộc ra chòi, từ trên cao, cầm từng nắm bỏng xung tay vãi đều trong tiếng trống thanh la, não bạt giục liên hồi cùng tiếng reo hò náo nhiệt của những người dân tham gia lễ hội. Lộc vãi xuống, bà con và du khách trẩy hội thi nhau nhặt vì họ cho rằng ai nhặt được nhiều lộc thánh thì năm đó làm ăn sẽ rất phát đạt, gia đình sẽ ấm no và hạnh phúc. Buổi chiều tối, mọi người tập trung ở tại nơi hành lễ để thắp hương và làm thủ tục cuối cùng, kết thúc lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng hân hoan, sảng khoái và mong cho đến mùa hội năm sau.
Bài viết về Lạng Sơn liên quan
- Của quý khổng lồ trong lễ hội Ná Nhèm - Lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Lễ hội Ná Nhèm được tổ chức ngày 14-15 tháng Giêng tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt...
- Lễ hội chùa Tà Lài (chùa Bụt Bay) tại Lạng Sơn
Chùa Tà Lài (còn có nhiều tên gọi khác là chùa Bụt Bay hay chùa Thanh Hương) được người dân xứ Lạng và du khách thập phương ví như chùa Hương thu nhỏ thứ 2; bởi đây là ngôi chùa rất linh thiêng, cầu được...
- Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ ở Lạng Sơn
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất năm của thành phố Lạng Sơn (Nhị - Tam Thanh; Chùa Tiên; Kỳ Cùng – Tà Phủ ). Lễ hội đền Kỳ Cùng –Tả Phủ bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng...
- Lễ hội Ná Nhèm của người Tày ở Lạng Sơn
Lễ hội Ná Nhèm là một lễ hội truyền thống đặc sắc của người Tày được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hằng năm tại khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo tiếng...
-
- Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phù tại Lạng Sơn
(lehoi.org)- Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phù là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất năm của thành phố Lạng Sơn. Người dân Lạng Sơn nô nức đi trảy hội Kỳ Cùng - Tà phủ để cầu mong một năm...
- Độc đáo lễ hội Ná Nhèm tại Lạng Sơn
(lehoi.org) - Ngày 5/3/2015, lễ hội Ná Nhèm còn có tên gọi khác là lễ hội Mặt Nhọ đã được tổ chức long trọng tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Lễ hội Ná Nhèm là một...
- Nô nức Lễ hội xuân xứ Lạng 2010
(lehoi.org)- Mùa xuân đã về trên khắp mọi miền đất nước, hòa chung không khí này, ngày 23/2 (tức ngày 10/1 Âm lịch) tỉnh Lạng Sơn đã linh đình tổ chức Lễ hội Xuân năm 2010 tại...
- Tấp nập lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
(lehoi.org) - Ngày 7/3/2010, Lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng đã được tổ chức tại Đền Kỳ Cùng, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn thu hút đông đảo người dân và khách thập phương cùng...
- Lễ hội Du lịch Mẫu Sơn 2010: Cơ hội cho du lịch Lạng Sơn
(lehoi.org) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức Lễ hội Du lịch Mẫu Sơn tại khu du lịch Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng...
-
- Nét mới trong bảo vệ trật tự lễ hội ở Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn
Cao Lộc là một huyện có tới 32 lễ hội đầu xuân như: Hội Hải Yến, Ba Sơn, Đền Bắc Nga, Đền mẫu Đồng Đăng, … công tác bảo vệ an ninh trật tự trong lễ hội luôn được các cấp, các...
- Đặc sắc Lễ hội đền Tả Phủ tại Lạng Sơn
(lehoi.org) - Diễn ra trong 6 ngày, vừa qua lễ hội đền Tả Phủ phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã chính thức kết thúc vào ngày 1/3/2011 (tức 27 tháng Giêng) với các...
- Nô nức trẩy hội Háng Đắp, Lạng Sơn
(lehoi.org) - Ngày 4/3/2011 (tức ngày 30 tháng Giêng), lễ hội Háng Đắp đã diễn ra tưng bừng tại thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn thu hút đông đảo nhân dân và du khách gần xa...
- Độc đáo lễ hội Ná Nhèm của người Tày ở xã Trấn Yên, Lạng Sơn
(lehoi.org) - Sau nhiều năm bị gián đoạn, Lễ hội Ná Nhèm của người Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã được khôi phục lại và tổ chức với quy mô lớn vào ngày 15 tháng giêng âm lịch vừa...
- Tưng bừng Lễ hội đền Vua Lê 2013 ở Lạng Sơn
(lehoi.org)- Ngày 4/3 (tức 23 tháng giêng ÂL), Lễ hội đền Vua Lê, một trong 7 lễ hội truyền thống của thành phố Lạng Sơn đã được long trọng tổ chức thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương...
- Nô nức trẩy hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng tại Lạng Sơn
(lehoi.org) - Từ ngày 3 đến 8/3 (tức ngày 22 đến 27 tháng giêng ÂL), lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng đã được long trọng tổ chức tại TP Lạng Sơn thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về trẩy hội...
Ghi chú bài viết Lễ hội Bủng Kham tại Lạng Sơn
Từ khóa:
Thường được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch. Lễ hội được hình thành bởi quan niệm Bủng Kham (thôn Nà Phái, xã Đại...