- Về đầu bài viết
- Ảnh: Múa rồng tại lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
- Ảnh: Nghi lễ rước kiệu thánh là điểm nhấn chính của lễ hội.
- Ảnh: Các dân tộc sinh sống tại Lạng Sơn tùy điều kiện mà sắm các mâm lễ hay các sản vật to nhỏ mà dâng lên quan lớn Tuần Tranh khi kiệu rước qua.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Tấp nập lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Tấp nập lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
Lễ hội được bắt đầu bằng màn múa lân, múa rồng, ca hát diễn ra sôi động. Sau lễ khai mạc các đại biểu, nhân dân và du khách gần xa cùng vào Đền dâng hương, thể hiện tấm lòng thành kính, sự tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân, anh hùng và cầu chúc những điều may mắn, tốt lành, hạnh phúc tới cho mình và người thân trong năm mới.
Múa rồng tại lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
Tiếp đến là lễ rước kiệu từ Đền Kỳ Cùng lên Đền Tả Phủ. Đền thờ Tả Đô đốc Hán Quận công Thân Công Tài là người đã có công khai mở ra phố chợ Kỳ Lừa. Tại các trục đường mà đoàn rước kiệu đi qua, nhân dân đều làm lễ dâng cúng, lễ vật gồm: rượu, hương, mâm xôi, gà luộc cùng các sản vật khác của địa phương như: chè lam, bánh dầy (pẻng sì), bánh khảo (sla kao), Khẩu sli, … nghênh đón tươm tất và thành kính. Dòng người trẩy hội theo đoàn rước kiệu mỗi lúc một đông, tạo lên một đại cảnh tưng bừng, náo nhiệt.
Nghi lễ rước kiệu thánh là điểm nhấn chính của lễ hội.
Tại lễ hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và các trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức trước sân đền như: múa võ dân tộc, đánh vật, kéo co, đánh cờ người,... đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.
Các dân tộc sinh sống tại Lạng Sơn tùy điều kiện mà sắm các mâm lễ hay các sản vật to nhỏ mà dâng lên quan lớn Tuần Tranh khi kiệu rước qua.
Có thể nói, năm nay lễ hội Đền Kỳ Cùng thu hút được đông đảo nhân dân và du khách về dự. Đền Kỳ Cùng được xây dựng theo kiến trúc chữ Đinh, không gian chính gồm 3 cửa vòm cuốn và 2 trụ gạch vuông, phía trên được đắp nổi các hoa văn, trên cùng là bộ tam khí gồm: đỉnh và có lọ hoa thờ hai bên. Phía ngoài đền được xây dựng với kiến trúc gạch tháp chồng diêm mang tính chất gác chuông. Trong đền vẫn còn lưu giữ được các bức Đại tự, Hoành phi có niên đại từ thời Lê - 1784 và thời Nguyễn cùng nhiều đồ thờ tự như: đỉnh đồng, ngai, tàn, chuông, lọng và các pho tượng cổ có giá trị niên đại và mỹ thuật cao. Đền Kỳ Cùng đã được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia từ năm 1993.
Bài viết về Lạng Sơn liên quan
- Của quý khổng lồ trong lễ hội Ná Nhèm - Lễ hội độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Lễ hội Ná Nhèm được tổ chức ngày 14-15 tháng Giêng tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt...
- Lễ hội chùa Tà Lài (chùa Bụt Bay) tại Lạng Sơn
Chùa Tà Lài (còn có nhiều tên gọi khác là chùa Bụt Bay hay chùa Thanh Hương) được người dân xứ Lạng và du khách thập phương ví như chùa Hương thu nhỏ thứ 2; bởi đây là ngôi chùa rất linh thiêng, cầu được...
- Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ ở Lạng Sơn
Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất năm của thành phố Lạng Sơn (Nhị - Tam Thanh; Chùa Tiên; Kỳ Cùng – Tà Phủ ). Lễ hội đền Kỳ Cùng –Tả Phủ bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng...
- Lễ hội Ná Nhèm của người Tày ở Lạng Sơn
Lễ hội Ná Nhèm là một lễ hội truyền thống đặc sắc của người Tày được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng hằng năm tại khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo tiếng...
-
- Lễ hội Kỳ Cùng – Tả Phù tại Lạng Sơn
(lehoi.org)- Lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phù là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất năm của thành phố Lạng Sơn. Người dân Lạng Sơn nô nức đi trảy hội Kỳ Cùng - Tà phủ để cầu mong một năm...
- Độc đáo lễ hội Ná Nhèm tại Lạng Sơn
(lehoi.org) - Ngày 5/3/2015, lễ hội Ná Nhèm còn có tên gọi khác là lễ hội Mặt Nhọ đã được tổ chức long trọng tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Lễ hội Ná Nhèm là một...
- Nô nức Lễ hội xuân xứ Lạng 2010
(lehoi.org)- Mùa xuân đã về trên khắp mọi miền đất nước, hòa chung không khí này, ngày 23/2 (tức ngày 10/1 Âm lịch) tỉnh Lạng Sơn đã linh đình tổ chức Lễ hội Xuân năm 2010 tại...
- Lễ hội Du lịch Mẫu Sơn 2010: Cơ hội cho du lịch Lạng Sơn
(lehoi.org) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã tổ chức Lễ hội Du lịch Mẫu Sơn tại khu du lịch Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng...
- Nét mới trong bảo vệ trật tự lễ hội ở Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn
Cao Lộc là một huyện có tới 32 lễ hội đầu xuân như: Hội Hải Yến, Ba Sơn, Đền Bắc Nga, Đền mẫu Đồng Đăng, … công tác bảo vệ an ninh trật tự trong lễ hội luôn được các cấp, các...
-
- Đặc sắc Lễ hội đền Tả Phủ tại Lạng Sơn
(lehoi.org) - Diễn ra trong 6 ngày, vừa qua lễ hội đền Tả Phủ phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã chính thức kết thúc vào ngày 1/3/2011 (tức 27 tháng Giêng) với các...
- Nô nức trẩy hội Háng Đắp, Lạng Sơn
(lehoi.org) - Ngày 4/3/2011 (tức ngày 30 tháng Giêng), lễ hội Háng Đắp đã diễn ra tưng bừng tại thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn thu hút đông đảo nhân dân và du khách gần xa...
- Độc đáo lễ hội Ná Nhèm của người Tày ở xã Trấn Yên, Lạng Sơn
(lehoi.org) - Sau nhiều năm bị gián đoạn, Lễ hội Ná Nhèm của người Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã được khôi phục lại và tổ chức với quy mô lớn vào ngày 15 tháng giêng âm lịch vừa...
- Tưng bừng Lễ hội đền Vua Lê 2013 ở Lạng Sơn
(lehoi.org)- Ngày 4/3 (tức 23 tháng giêng ÂL), Lễ hội đền Vua Lê, một trong 7 lễ hội truyền thống của thành phố Lạng Sơn đã được long trọng tổ chức thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương...
- Nô nức trẩy hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng tại Lạng Sơn
(lehoi.org) - Từ ngày 3 đến 8/3 (tức ngày 22 đến 27 tháng giêng ÂL), lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Cùng đã được long trọng tổ chức tại TP Lạng Sơn thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về trẩy hội...
Ghi chú bài viết Tấp nập lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng ở Lạng Sơn
Từ khóa:
(lehoi.org) - Ngày 7/3/2010, Lễ hội truyền thống Đền Kỳ Cùng đã được tổ chức tại Đền Kỳ Cùng, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn thu hút đông đảo người...