Lễ xin trùm ở đền Cao tại Hải Dương
Khi biết tin sau khoảng hơn chục năm, vào ngày 15 tháng 10 âm lịch vừa qua mới lại có đại lễ xin trùm ở tại đền Cao, nhiều người đã không để lỡ dịp may tới tham dự. Trong ngày đại lễ, đền được trang hoàng vô cùng ấn tượng. Ở chính giữa nơi hành lễ là một tấm biển lớn ở trên có chữ “Lễ Xin Trùm”. Ngay từ 5 giờ sáng, bài vị, kiệu, lọng của năm vị thánh, đền Cao, đền Cả (nơi thờ hai vị), đền Bến Tràng và đền Bến Cả cùng với cỗ chay: cơm trắng, bánh kẹo, hoa quả, bánh dày và chè đông (là hai món không thể thiếu được trong lễ hội đền Cao) đã được các quan đám cùng với dân làng rước về nơi hành lễ trong tiếng chiêng tiếng trống vang lừng. Cả năm đoàn rước từ năm hướng cùng một lúc hội tụ về nơi hành lễ.
Lệ xin trùm ở đền Cao được ra đời từ khi lập đền, đến ngày nay đã được duy trì hơn một ngàn năm và đây là một nghi lễ linh thiêng nên được thực hiện vô cùng khắt khe. Để đứng ra lo việc của đền hằng tháng, hằng năm sẽ có một ông cụ trùm và năm vị quan đám đại diện cho 4 ngôi đền trên và 1 ngôi đình đó là quan Đông, quan Đoài, quan Nam, quan Bắc và quan Trung. Những người này là bậc cao niên ở trong làng, sống đức độ, con cháu hiếu thảo thuận hòa và đặc biệt là gia đình không được có tang trở. Mỗi một tháng 6 vị trên sẽ phải trai giới ăn chay vào ngày 13 đến ngày 15 và ngày 29 đến ngày mồng 1 âm lịch khi tiến hành làm lễ. Các quan đám sẽ chỉ được nhận mũ áo và đảm nhiệm việc làng trong một năm từ ngày mồng 2 Tết này cho đến ngày mồng 2 Tết sau. Sau nhiệm kỳ thì họ sẽ được làng phong Lềnh và họ rất được trọng vọng. Riêng ông trùm chính là người lãnh đạo các quan đám nên sẽ đảm nhiệm vai trò của mình đến lúc gia đình có việc tang trở hoặc đến khi qua đời. Khi đó, lễ xin trùm mới lại được tổ chức lại và chỉ tiến hành vào ngày 15 tháng 3 hoặc ngày 15 tháng 10 âm lịch.
Nghi lễ xin trùm được thực hiện một cách rất nghiêm trang và nó mang đậm yếu tố tâm linh. Người được phong trùm sẽ được chọn ở trong số các Lềnh. Trước hết, năm quan đám sẽ tiến hành dâng trầu dâng nước, dâng cỗ lễ chay và thắp hương đen lên các ban. Trên bục hành lễ, quan đám đứng trước sẽ đọc tên khấn với nhà thánh xin phép cho vị đứng ở sau mình được làm trùm rồi quỳ xuống đội lên chiếc mâm đồng trên có 2 đồng tiền trinh để trên một thoi vàng có phủ vải điều và làm lễ khất keo. Khi vị quan đám hơi cúi đầu để gieo lễ thì hai vị quan đám khác sẽ khiêng chiếc mâm đồng đệ lên phía trước để đón hai đồng tiền rơi xuống. Lễ khất keo này sẽ chỉ được phép thực hiện duy nhất một lần. Nếu hai đồng tiền một đồng sấp một đồng ngửa thì lễ xin trùm đã được chấp thuận. Còn nếu trường hợp ngược lại thì việc xin trùm sẽ phải gác lại cho đến dịp sau và các quan đám sẽ phải tạm thời đảm trách các công việc của trùm. Lễ xin trùm là một nghi thức tín ngưỡng được đông đảo nhân dân ở nơi đây rất quan tâm và theo dõi. Theo như quan niệm thì năm nào làm lễ xin trùm thành công năm đó và những năm tiếp theo ở trong vùng sẽ được no đủ.
Đền Cao là đền thờ Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương Vương Đức Minh, là một di tích lịch sử đã có từ lâu đời tọa lạc ở trên đỉnh núi Thiên Bồng, giữa một rừng lim già cổ thụ đã có nhiều trăm năm tuổi. Ngôi đền cùng với đền Cả, đền Bến Tràng và đền Bến Cả đã tạo nên một cụm di tích danh thắng gắn liền với cuộc đời của năm vị tướng là năm người anh em ruột họ Vương đã có công giúp vị vua Lê Đại Hành đánh quân xâm lược Tống (vào năm 981): Vương Đức Xuân, Vương Đức Minh, Vương Đức Hồng, Vương Thị Liễu, Vương Thị Đào. Qua thời gian, cuộc đời cùng chiến công của những vị danh tướng này cũng đã được nhân dân huyền thoại hóa để tỏ lòng tôn kính và được truyền tụng cho đến tận ngày nay.
Ngôi đền này có kiến trúc kiểu chữ đinh, được xây dựng từ rất sớm, xây dựng từ thời tiền Lê, sau khi năm vị tướng ấy qua đời. Vào thời Nguyễn, ngôi đền đã được trùng tu lại với kiến trúc kiểu chữ tam và vẫn giữ nguyên hiện trạng cho đến ngày nay. Hệ thống cổ vật, đồ thờ tự có giá trị như bia, long đao, bát bửu và ngai vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn, tiêu biểu đó là các bức đại tự và những câu đối. Trong hậu cung đền hiện nay vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn 12 đạo sắc phong qua các triều vua.
Lễ hội đền Cao được mở từ ngày 21 đến ngày 25 tháng giêng âm lịch hằng năm mục đích nhằm suy tôn Thành hoàng làng và 5 vị tướng họ Vương. Ngoài ra ở nơi đây còn là chốn linh thiêng gắn liền với sự ra đời của 12 dòng họ Giao Chỉ thời Bắc thuộc (theo ngọc phả đền) và địa danh cổ được khắc ghi ở trong lịch sử (nơi vua Lê Đại Hành đóng đại bản doanh trong cuộc kháng chiến chống Tống). Trong ngày hội có rất nhiều hoạt động để cho người dân tham dự và sinh hoạt như lễ dâng hương (chỉ được đốt hương đen), tế lễ, đọc chúc văn, đu tiên, rước bộ, vật, cướp cờ, kéo co, cờ người, thi bánh dày, thi chè đông.
Lễ hội Đền Cao thu hút hàng nghìn du khách
Với hiện trạng di tích và các sinh hoạt của lễ hội, đặc biệt đó là lễ xin trùm, đã được nhân dân bảo tồn và gìn giữ khá nguyên vẹn, lễ hội đền Cao đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu của tỉnh Hải Dương./.
Bài viết về Hải Dương liên quan
- Lễ Xin Trùm ở đền Cao tại Hải Dương
Đền Cao tọa lạc tại xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi kiến trúc cổ kính và độc đáo mà còn bởi thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn thu hút khách thập phương bởi...
- Lễ hội vải thiều Thanh Hà tỉnh Hải Dương lần đầu tiên
Lễ hội vải thiều Thanh Hà lần đầu tiên dự kiến tổ chức cuối tháng 5 với khoảng 600 khách mời. Lễ hội vải thiều Thanh Hà là cơ hội để quảng bá, giới thiệu đặc sản địa phương; qua đó thúc đẩy giao lưu,...
- Hội chùa Thanh Mai tỉnh Hải Dương
Chùa Thanh Mai (xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Hội chùa...
- Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh tại Hải Dương
Lễ hội Quan Lớn Tuần Tranh là lễ hội lớn, tổ chức dài ngày có tục xiên đình độc đáo trong đám rước và hát chầu văn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự hội. Đặc biệt, lễ hội Quan...
-
- Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương
Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, anh hùng chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần. Yết Kiêu đã sử dụng tài bơi lặn để đục thuyền quân xâm lược, giúp nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân làng chài...
- Hội đền Gốm tại Hải Dương
Hội đền Gốm diễn ra liên tục 7 ngày đêm từ 13-21/8 âm lịch tại xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền Gốm thờ tướng Trần Khánh Dư - người có công lớn đánh chìm toàn bộ thuyền lương của quân...
- Lễ hội Xuân - giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê Hải Dương
Lễ hội Xuân- giỗ tổ nghề kim hoàn làng Châu Khê (hay còn gọi là Lễ hội đình làng Châu Khê) là một hội làng diễn ra vào ngày 18 và 19 tháng riêng hàng năm tại đình làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình...
- Khai hội Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2014
(lehoi.org)- Ngày 15/2/2014 (tức ngày 16 tháng Giêng), Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 đã chính thức khai hội. Khai hội CÔn Sơn - Kiếp Bạc 2014 Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc 2014 diễn ra từ ngày...
- Khai mạc lễ hội truyền thống mùa xuân Văn miếu Mao Điền, Hải Dương
(lehoi.org)- Sáng ngày 10/3 (tức ngày 18/2 Âm lịch), nhân dân huyện Cẩm Giàng, Hải Dương tưng bừng khai mạc lễ hội mùa xuân Văn miếu Mao Điền nhằm tôn vinh truyền thống hiếu...
-
- 100% lễ hội sẽ được quy hoạch đến năm 2020
(lehoi.org) - Ngày 19/7, tại số 1 Nguyễn Hữu Cầu (Tp Hải Dương) Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL) đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo góp ý Quy hoạch tổng...
- Đại lễ tưởng niệm 721 năm ngày mất của Đức Thánh Trần tại lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc
Điểm nhấn của các sinh hoạt văn hóa tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương là lễ hội quân đặc sắc trên sông Lục Đầu. Trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đang diễn ra tại thị xã Chí Linh...
- Tưng bừng hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc
(lehoi.org)- Mở màn cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, trong hai ngày 4,5/3/2015, hội thi gói bánh trưng, giã bánh giầy lần thứ VI đã tưng bừng diễn ra tại sân ngoại chùa...
- Liên hoan pháo đất tại Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2015
(lehoi.org)- Sáng ngày 6/3, Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương mở rộng lần thứ V năm 2015 đã tưng bừng diễn ra với sự tham dự của hơn 130 pháo thủ đến từ 5 xã: An Đức, Ninh Hòa...
- Rộn ràng Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010
(lehoi.org) - Từ ngày 28/2-2/3 (tức ngày 15-17/1 âm lịch), Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2010 được tổ chức với quy mô lớn và hoành tráng chưa từng có tại khu di tích Côn Sơn thuộc xã Cộng...
- Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đón mừng Đại lễ
Theo ông Đặng Việt Cường, Giám đốc Sở VHTTDL Hải Dương, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay diễn ra ngay trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vì vậy tỉnh chủ trương...
- Tưng bừng lễ khai hội mùa thu Kiếp Bạc-Côn Sơn 2010
Sáng ngày 23/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch), Lễ khai hội mùa Thu Kiếp Bạc-Côn Sơn năm 2010 và lễ dâng hương tưởng niệm 710 năm (1300-2010) ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn...
Ghi chú bài viết Lễ xin trùm ở đền Cao tại Hải Dương
Từ khóa:
Đã có những di tích, những vùng đất sống với thời gian bởi vai trò lịch sử, kiến trúc độc đáo và thắng cảnh đẹp. Lại có cả những vùng đất, di tích khẳng...