Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương

Thời gian: 14/8- 15/8 Âm lịch
Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, anh hùng chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần. Yết Kiêu đã sử dụng tài bơi lặn để đục thuyền quân xâm lược, giúp nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân làng chài quê nhà vốn nghèo nàn, một tấc đất phơi chài cũng không có nên trước khi qua đời, ông tấu xin vua Trần cấp cho mỗi hộ dân chài 3 thước đất (tương đương 75m2) làm nơi phơi chài lưới không mất thuế. Sau khi Yết Kiêu qua đời, người dân nơi đập lập đề thờ tưởng nhớ công ơn và tôn ông làm Thành Hoàng. 
Đền Quát nơi thờ anh hùng dân tộc Yết Kiêu
Đền Quát nơi thờ anh hùng dân tộc Yết Kiêu
Hàng năm, từ ngày 14-20 tháng giêng tổ chức lễ hội. Từ năm 1976 đến nay, Lễ hội đền Quát (lễ hội đền Yết Kiêu) được chuyển sang mùa thu vào 2 ngày 14-15/8 âm lịch để hưởng ứng lễ hội Côn sơn - Kiếp Bạc.
Người dân Hạ Bì tham dự lễ hội đền Quát (lễ hội đền Yết Kiêu)
Người dân Hạ Bì tham dự lễ hội đền Quát (lễ hội đền Yết Kiêu)
Lễ hội đền Quát (lễ hội đền Yết Kiêu) chứa đựng giá trị văn hóa đặc sắc, đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc. Trong những ngày diễn ra lễ hội, du khách từ các tình thành phụ cận về thăm quan, tưởng niệm.
Theo lệ làng xưa kia, từ ngày 9 tháng giêng, người dân thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tổ chức "lễ mộc dục". Lễ được tổ chức vào buổi tối do Ban khánh tiết đền tổ chức trước sự chứng kiến của chức sắc trong làng. Đây là hoạt động có ý nghĩa tâm linh đặc biệt mở đầu lễ hội với mục đích vệ sinh sạch sẽ thần tượng và đồ thờ để tổ chức lễ hội.
Ngày 10 tháng giêng, dân làng chế biến lễ chay và lễ mặn dâng thánh từ nông sản địa phương. Lễ chay gồm 6 chiếc oản lớn chế biến từ 4,5kg gạo nếp,  1 chai rượu trắng, 6 đĩa chè khó, 1 nải chuối tiêu, 1 đĩa trầu cau
Ngày 11 tháng giêng, theo lệ làng, 12 giáp phải làm lễ mặn gồm một con lợn, một mâm xôi trắng, một chai rượu và một đĩa trầu cau. 
Từ ngày 12-14 tháng giêng, các vị có phẩm hàm làm cỗ trực nhật. Vào những năm có "Phong đăng hòa cốc" dân làng Hạ Bì có lệ làm cỗ hộp để dâng thánh. Đây là loại cỗ đặc biệt của đền Quát (đền Yết Kiêu) thường có 3 cặp bánh chưng, 1 con gà trống trên 2kg, 10 tấm mía dóc sẵn, 1 con cá chép, 1 nải chuối tiêu, 1 chai rượu trắng, 1 cơi trầu cau.
Tâm lễ đền Quát là lễ rước thủy và rước bộ. Lễ rước thủy được tiến hành trang trọng. Từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng, các hà chài chuẩn bị sẵn một chiếc thuyền lớn, trang trí lộng lẫy, sắp xếp hoa lễ, cờ biển và một choé để đựng nước. Ban khánh tiết chọn cử 01 người cao tuổi, đức độ thay mặt dân làng và các hà chài xuống thuyền ra giữa dòng sông lấy nước sạch vào để làm nước dâng cúng thánh suốt trong thời gian lễ hội. Lễ rước bộ được tiến hành vào ngày 15 tháng giêng. Ban khánh tiết chuẩn bị: Cờ thần, trống chiêng, bát cửu, đội bát âm, kiệu long đình... để thực hiện lễ rước.
Lễ hội đền Quát (Lễ hội đền Yết Kiêu) sôi nổi
Lễ hội đền Quát (Lễ hội đền Yết Kiêu) sôi nổi
Ngày hôm sau, dân làng mở hội thi bơi chải từ ngày 16-18 tháng giêng. Đây là hoạt động độc đáo, hấp dẫn và vui nhộn nhất ở hội đền Quát (hội đền Yết Kiêu).
Ngày 20 tháng giêng tàn hội, các hà chào tạm biệt cố hương, trở về với sông nước quăng chài lưới hẹn mùa xuân năm tới lại về trẩy hội.

Bài viết về Hải Dương liên quan

1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội đền Quát (đền Yết Kiêu) tỉnh Hải Dương, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đền Quát là đền thờ Yết Kiêu, anh hùng chống giặc ngoại xâm thời nhà Trần. Yết Kiêu đã sử dụng tài bơi lặn để đục thuyền quân xâm lược, giúp nhà Trần đánh...