Lễ hội "Nhảy lửa" của người Dao đỏ ở Hồ Thầu tại Hà Giang

Thời gian: 2/1- 5/1 Âm lịch
Hàng năm, cứ cách dịp Tết Nguyên đán cả tháng trời, những người dân sinh ra ở xã Hồ Thầu thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang nói chung và người dân tộc Dao đỏ nói riêng đang sinh sống ở khắp mọi miền tổ quốc đều chuẩn bị trở về quê hương để hội tụ với gia đình của mình. Đặc biệt, người Dao đỏ ở Hà Giang còn về để rậm rịch chuẩn bị cho Lễ hội khai xuân được tổ chức vào khoảng thời gian từ mồng 2 đến mồng 5 tháng Giêng. Các ngày tổ chức lễ hội thường cố định trong các ngày từ mồng 2-5/01, nhưng ngày và giờ hành lễ lại còn tùy thuộc vào các già làng và trưởng họ xem xét và ấn định.

Thầy cúng và dân làng trong lễ cúng
Thầy cúng và dân làng trong lễ cúng

Vào buổi sáng ngày đã được chọn, tất cả người dân trong xã đều kéo nhau về khu trung tâm của xã, thường thì người Dao đỏ sẽ mang theo nhiều thức ăn và đồ uống đã chuẩn bị cho ngày tết về dự lễ hội. Các già làng và các ông trưởng họ đã phối hợp với thanh niên trong xã để chuẩn bị những thứ cần thiết cho ngày lễ như đồ cúng, lương thực, thực phẩm và bánh trái để dành cho bữa ăn trưa.

Đến giờ đẹp, giờ tốt mà già làng đã chọn, phần chính lễ sẽ được bắt đầu, những đồ lễ đều mang tính dân tộc, theo tập quán của người Dao đỏ lễ vật sẽ được bày ra một chiếc bàn dài, nơi được xem là chỗ trang trọng nhất, trước một bãi sân rộng. Chính giữa sân, một đống củi to sẽ được các thanh niên trong xã mang đến, xếp thật gọn gàng, như đống củi thường được đốt trong những đêm lửa trại. Ông chủ lễ cũng bắt đầu ngồi xuống ghế, ông bắt đầu đọc niên phụ lễ và bài cúng thần lửa với mong muốn câu cầu may, một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, cầu mong cho một năm mưa thuận, gió hoà, muôn nhà đều được khoẻ mạnh. Tiếp theo, là nhân ngày đầu xuân năm mới chủ lễ mong cầu thần lửa sẽ mang hơi ấm về sưởi ấm cho dân làng, mong thần lửa về chung vui cùng người dân. Trong lúc chủ lễ đang cầu khấn, người phụ lễ sẽ dùng một cái gióng vầu tre đã được chuẩn bị sẵn từ trước, được chẻ đôi ra, cầm thật chặt vào nhau như chưa hề chẻ ra, sau đó gieo xuống bàn hoặc xuống đất. Hình thể tung vầu che của người Dao đỏ tương tự việc ông thầy cúng của người Kinh sẽ tung hai đồng tiền để "gieo quẻ xin âm dương", khi hai mảnh tre hoặc vầu đều ngửa, hoặc cả hai cùng sấp thì cũng có nghĩa là thần lửa đã đồng ý về tham dự hội cùng dân bản, còn một ngửa một sấp thì đều phải xin lại, đến lúc nào được thì thôi.

Lễ hội
Lễ hội "Nhảy lửa" của người Dao đỏ ở Hồ Thầu tại Hà Giang

Khi buổi lễ bắt đầu cũng là lúc đống củi sẽ được đốt lên, đến lúc này, đống củi đã trở thành một đống lửa hồng cháy bùng lên. Những người muốn tham gia nhảy lửa đều đã ngồi "hầu lễ" từ lúc bắt đầu buổi lễ, họ lấy que tre và gõ liên tục vào các nửa ống vầu đã được chuẩn bị sẵn và ngồi cầu xin thần lửa cùng về vui và nhảy lửa cùng họ, chủ lễ lại một lần nữa "gieo quẻ xin âm dương", cho tới khi thần lửa đồng ý. Khi nhảy lửa, thường là từng đôi một nhảy, người nhảy lửa đều đi chân không trên đống than, họ nhảy qua họ lăn vòng trên đống than hồng khi lửa vẫn còn lem lém bốc cháy. Khi thần lửa đồng ý cho các đôi vào nhảy lửa thì các đôi khác sẽ tiếp tục vào  "hầu lễ" để cầu xin được là người nhảy lửa tiếp theo, cứ đôi này , nối tiếp đôi kia cho tới khi đống than hồng tắt lịm ngay dưới những đôi chân trần đen nhẻm vì than. Cũng thật kỳ lạ là những người tham gia nhảy lửa chẳng có ai bị bỏng chân, tay hoặc bị cháy quần áo, trong mắt người nào cũng như say lờ đờ, ánh lửa hồng của ngày đầu mùa xuân như vẫn đang rực cháy trong lòng mỗi người dân. Trong hàng trăm đôi mắt của các cô gái người Dao đỏ lại đang rực cháy tình xuân, họ dõi theo các chàng trai chưa có vợ, đang tham hội nhảy lửa, và rồi họ tìm đến nhau giao lưu tâm tình, thầm thương trộm nhớ, để rồi nếu hợp duyên thì sẽ nên duyên vợ chồng. Mùa xuân năm sau, các cô gái lại địu con, theo chồng đến xem hội nhảy lửa.

Chàng trai Dao đỏ chân không nhảy trên đống than vẫn còn lém lửa
Chàng trai Dao đỏ chân không nhảy trên đống than vẫn còn lém lửa

Lễ hội nhảy lửa của người Dao đỏ chỉ là một phần thuộc hệ thống các lễ hội khai xuân của dân tộc Dao đỏ Hồ Thầu, bên cạnh đó là các lễ hội như đẩy gậy, lễ hội "hát mừng xuân".

Bài viết về Hà Giang liên quan

  • Tích cực chuẩn bị cho “Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc” tại Hà GiangẢnh Tích cực chuẩn bị cho “Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc” tại Hà Giang
    (lehoi.org) - Tuần du lịch di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2013 đang đến gần và đến nay, mọi công việc chuẩn bị cho sự kiện này đã được UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo đến các sở, ban ngành, các...
  • Lễ hội Khu Cù Tê – Tết tháng bảy của người La ChíẢnh Lễ hội Khu Cù Tê – Tết tháng bảy của người La Chí
    Lễ hội Khu Cù Tê còn được gọi là tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí. Đây là một ngày tết có ý nghĩa quan trọng đối với người dân La Chí, có ý nghĩa lớn trong đời sống sinh hoạt văn hóa cũng như...
  • Chợ phiên bò ở miền Cao nguyên đá Hà GiangẢnh Chợ phiên bò ở miền Cao nguyên đá Hà Giang
    Chợ phiên là một nét văn hóa độc đáo của người dân miền cao nguyên đá Hà Giang. Không chỉ đặc sắc với những chợ phiên trao đổi hàng hóa thông thường hay chợ tình giao duyên... ngày nay nơi đây lại độc...
  • Lễ cúng ma khô tại Hà GiangẢnh Lễ cúng ma khô tại Hà Giang
    Lễ cúng ma khô là một trong những nghi lễ truyền thống độc đáo của người Mông tại Hà Giang. Lễ cúng ma khô được tổ chức khi có một người nào đó trong bản qua đời với mục đích cầu cho linh hồn người chết...
  • Lễ cấp sắc của người Dao tại Hà GiangẢnh Lễ cấp sắc của người Dao tại Hà Giang
    Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao ở Hà Giang. Đây là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được phép nói...
  • Lễ hội cầu Trăng của người Tày ở Hà GiangẢnh Lễ hội cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang
    Du khách đến Hà Giang vào ngày Rằm tháng 8 (âm lịch) sẽ được tham gia lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của người Tày ở bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê. Đây là một trong những ngày hội vui nhất của...
  • Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang năm 2017Ảnh Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang năm 2017
    Lễ hội hoa Tam giác mạch lần III năm 2017 được tổ chức từ ngày 4/10 đến 31/12 tại 4 huyện vùng cao nguyên đá Hà Giang là: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quảng Bạ. Lễ hội hoa Tam giác mạch nhằm tôn vinh...
  • Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà GiangẢnh Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang
    Lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức tại Hà Giang khoảng tháng 10, tháng 11 hàng năm - thời điểm hoa nở rộ chính vụ đẹp nhất trong năm. Các hoạt động trong lễ hội hoa Tam giác mạch sẽ diễn ra tại 4 huyện...
  • Lễ hội kéo chày tỉnh Hà GiangẢnh Lễ hội kéo chày tỉnh Hà Giang
    Lễ hội kéo chày là một trong những lễ hội độc đáo, nguyên sơ và huyền bí của dân tộc Pà Thẻn tỉnh Hà Giang. Sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, bà con dân tộc Pà Thẻn xã Tân Bắc huyện Quảng Bình tổ chức lễ...
  • Lễ hội Khèn MôngẢnh Lễ hội Khèn Mông
    Lễ hội Khèn Mông là một lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Giang. Lễ hội này đã thu hút được lượng đông du khách đến xem hội, và là một sự kiện văn hóa - giải trí được tổ chức để chào đón ngày Quốc Khánh...
  • Lễ hội Chợ tình Khau Vai - Hà GiangẢnh Lễ hội Chợ tình Khau Vai - Hà Giang
    Chợ tình Khau Vai hay còn gọi là chợ Phong Lưu, nằm ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Chợ tình Khau Vai là địa điểm để những người yêu...
  • Lễ hội khèn Mông ở huyện Đồng Văn - Hà GiangẢnh Lễ hội khèn Mông ở huyện Đồng Văn - Hà Giang
    Lễ hội khèn Mông là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo của vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội này được tổ chức thường niên vào dịp tết độc lập (2/9) và thu hút rất đông đảo nghệ nhân Khèn...
  • Sống động Lễ hội Chanh Menton ở PhápẢnh Sống động Lễ hội Chanh Menton ở Pháp
    (lehoi.org)- Ngày 17/2/2012 lễ hội chanh (Carnival chanh) lần thứ 79 với chủ đề “Những vùng miền của Pháp” đã tưng bừng diễn ra tại thành phố Menton, miền nam nước...
  • Sôi động Lễ hội chọi bò chợ tình Khau Vai - Hà GiangẢnh Sôi động Lễ hội chọi bò chợ tình Khau Vai - Hà Giang
    (lehoi.org)- Từ ngày 14/4 -16/4 vòng chung kết hội chọi bò chợ tình Khâu Vai 2012 đã diên ra tưng bừng trong sự hò reo, cổ vũ của khán giả. Lễ hội chọi bò là một trong những...
  • Độc đáo Lễ hội chọi dê trên cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà GiangẢnh Độc đáo Lễ hội chọi dê trên cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang
    (lehoi.org)- Hội chọi dê là một nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở tại vùng cao nguyên đá Hà Giang. Vào ngày này, những con dê của đồng bào người dân tộc Mông, dân tộc Dao và dân tộc Tày chăn thả ở trên khắp...
  • Chung kết Lễ hội Chọi trâu xã Trung Thành, Hà Giang 2011Ảnh Chung kết Lễ hội Chọi trâu xã Trung Thành, Hà Giang 2011
    Trong 2 ngày 13, 14 tháng Giêng năm Tân Mão, tại thôn Minh Thành, xã Trung Thành huyện Vị Xuyên, UBND xã Trung Thành đã tổ chức vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống lần...

Ghi chú bài viết Lễ hội "Nhảy lửa" của người Dao đỏ ở Hồ Thầu tại Hà Giang

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội "Nhảy lửa" của người Dao đỏ ở Hồ Thầu tại Hà Giang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hàng năm, cứ cách dịp Tết Nguyên đán cả tháng trời, những người dân sinh ra ở xã Hồ Thầu thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang nói chung và người dân tộc...