Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại Hà Giang

Dân tộc Mông là một trong số 22 dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên mảnh đất Hà Giang. Người Mông sống rải rác trên nhiều triền núi cao, đời sống vật chất của họ còn nhiều khó khăn, tyu nhiên đồng bào Mông lại có một đời sống tâm linh và tinh thần vô cùng phong phú, và độc đáo. Ngoài các ngày lễ tết thông thường và các nghi lễ truyền thống trong đời sống, người Mông còn có ngày "Hội Gầu Tào". Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức vào dịp mùa xuân hoặc những dịp người dân đã thu hoạch mùa xong. Hội Gầu Tào do một gia đình hoặc cả làng chủ trì và thường được tổ chức tại một bãi đất rộng ở trong làng, cũng có khi là một nương ngô đã thu hoạch xong.

Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại Hà Giang
Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại Hà Giang

Trước ngày mở hội, Trưởng bản sẽ thông báo tới các hộ gia đình trong một tờ thông báo và thông báo đến các hộ gia đình ở các dân tộc khác đang sinh sống trong khu vực đến tham dự ngày hội cùng với dân bản.

Từ sáng sớm ngày mở hội Gầu Tảo, tất cả người dân từ người già, người trẻ, thanh niên nam nữ, trẻ em trong bản đều mặc những bộ trang phục truyền thống mới nhất của mình, người con gái cầm theo cái ô, người con trai thì mang khèn, tất cả đến tập trung tại khu vực diễn ra lễ hội với các màn biểu diễn thi tài.

Lễ hội Gầu Tào là nơi gặp gỡ giao duyên của nam nữ người Mông
Lễ hội Gầu Tào là nơi gặp gỡ giao duyên của nam nữ người Mông

Hội Gầu Tào gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội.

Phần lễ: Bắt đầu phần lễ là lễ dựng cây nêu mang ý nghĩa thông báo bản làng mở hội đồng thời để thể hiện sức sống mãnh liệt của làng bản người Mông trên vùng cao nguyên đá. Khi cây nêu đã được dựng xong: bản làng sẽ có dâng một mâm lễ đặc ở dưới cây nêu để chuẩn bị cho lễ cúng trời đất, thần linh và ông bà tổ tiên.

Mâm lễ gồm: 1 thủ lợn, 1  đĩa xôi, 1 chai rượu, 4 cái bát con, 4 cái chén, 4 cái thìa, đây được xem là lễ vật dâng lên thần linh và đất trời để cầu vận may, sức mạnh. Con lợn có bốn chân là để tượng trưng cho bốn vị thần trời, đất, núi, sông.

Vào lễ, gia chủ sẽ mâm lễ ở chân cây nêu và bắt đầu khấn tạ trời đất đã ban cho gia đình được toại nguyện.

Phần hội: Sau khi phần lễ kết thúc sẽ đến phần hội. Phần hội diễn ra với nhiều trò chơi vui nhưng bổ ích và lý thú. Đó là cac trò chơi dân gian, như đấu võ, đánh yến, bắn nỏ... còn có các trò vui mang tính nghệ thuật như thổi sáo, múa khèn, hát đối đáp... Hội thi là nơi để các nam thanh nữ tú trổ tài và cũng chính dịp để họ gặp gỡ, tâm sự trao đổi tâm tình. Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mường ở Hà Giang là một lễ hội lớn, một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, đặc sắc với nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian, hội Gầu Tào thực sự là một lễ hội hẫp dẫn. Từ dụng ý ban đầu là để người dân trong bản tạ ơn đấng sinh thành và chúc tụng cho con đàn cháu đống, pha chút màu sắc tôn giáo, Gầu Tào đã trở thành lễ hội giao duyên của thanh niên nam nữ dân tộc Mông.

Người dân trong bản và đông đảo khách du lịch về Hà Giang xem hội Gầu Tào
Người dân trong bản và đông đảo khách du lịch về Hà Giang xem hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào ở tỉnh Hà Giang như là một phương tiện để người dân củng cố và phát triển các mối quan hệ giữa người với người, giữa các cộng đồng với nhau để làng bản càng thêm gắn bó, thắt chặt tình đoàn kết. Lễ hội này còn góp phần làm cho diện mạo đời sống văn hoá của người Mông càng thêm sinh động hơn, đa dạng hơn, và chính là nguồn lực để thúc đẩy tinh thần dân tộc Mông, cũng như tinh thần đoàn kết của các dân tộc đang sinh sống tại vùng cao nói chung./.

Bài viết về Hà Giang liên quan

  • Khôi phục Lễ hội Gầu Tào của người Mông tại Hà GiangẢnh Khôi phục Lễ hội Gầu Tào của người Mông tại Hà Giang
    (lehoi.org) - Ngày 10/1/2013 vừa qua, tại xã Đường Thượng (Yên Minh, Hà Giang) Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã phối hợp với Sở VH TT DL tỉnh Hà Giang khôi phục lại &ldquo...
  • Lễ hội Khu Cù Tê – Tết tháng bảy của người La ChíẢnh Lễ hội Khu Cù Tê – Tết tháng bảy của người La Chí
    Lễ hội Khu Cù Tê còn được gọi là tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí. Đây là một ngày tết có ý nghĩa quan trọng đối với người dân La Chí, có ý nghĩa lớn trong đời sống sinh hoạt văn hóa cũng như...
  • Chợ phiên bò ở miền Cao nguyên đá Hà GiangẢnh Chợ phiên bò ở miền Cao nguyên đá Hà Giang
    Chợ phiên là một nét văn hóa độc đáo của người dân miền cao nguyên đá Hà Giang. Không chỉ đặc sắc với những chợ phiên trao đổi hàng hóa thông thường hay chợ tình giao duyên... ngày nay nơi đây lại độc...
  • Lễ cúng ma khô tại Hà GiangẢnh Lễ cúng ma khô tại Hà Giang
    Lễ cúng ma khô là một trong những nghi lễ truyền thống độc đáo của người Mông tại Hà Giang. Lễ cúng ma khô được tổ chức khi có một người nào đó trong bản qua đời với mục đích cầu cho linh hồn người chết...
  • Lễ cấp sắc của người Dao tại Hà GiangẢnh Lễ cấp sắc của người Dao tại Hà Giang
    Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao ở Hà Giang. Đây là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được phép nói...
  • Lễ hội cầu Trăng của người Tày ở Hà GiangẢnh Lễ hội cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang
    Du khách đến Hà Giang vào ngày Rằm tháng 8 (âm lịch) sẽ được tham gia lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của người Tày ở bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê. Đây là một trong những ngày hội vui nhất của...
  • Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang năm 2017Ảnh Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang năm 2017
    Lễ hội hoa Tam giác mạch lần III năm 2017 được tổ chức từ ngày 4/10 đến 31/12 tại 4 huyện vùng cao nguyên đá Hà Giang là: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quảng Bạ. Lễ hội hoa Tam giác mạch nhằm tôn vinh...
  • Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà GiangẢnh Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang
    Lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức tại Hà Giang khoảng tháng 10, tháng 11 hàng năm - thời điểm hoa nở rộ chính vụ đẹp nhất trong năm. Các hoạt động trong lễ hội hoa Tam giác mạch sẽ diễn ra tại 4 huyện...
  • Lễ hội kéo chày tỉnh Hà GiangẢnh Lễ hội kéo chày tỉnh Hà Giang
    Lễ hội kéo chày là một trong những lễ hội độc đáo, nguyên sơ và huyền bí của dân tộc Pà Thẻn tỉnh Hà Giang. Sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, bà con dân tộc Pà Thẻn xã Tân Bắc huyện Quảng Bình tổ chức lễ...
  • Lễ hội Khèn MôngẢnh Lễ hội Khèn Mông
    Lễ hội Khèn Mông là một lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Giang. Lễ hội này đã thu hút được lượng đông du khách đến xem hội, và là một sự kiện văn hóa - giải trí được tổ chức để chào đón ngày Quốc Khánh...
  • Lễ hội Chợ tình Khau Vai - Hà GiangẢnh Lễ hội Chợ tình Khau Vai - Hà Giang
    Chợ tình Khau Vai hay còn gọi là chợ Phong Lưu, nằm ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Chợ tình Khau Vai là địa điểm để những người yêu...
  • Lễ hội khèn Mông ở huyện Đồng Văn - Hà GiangẢnh Lễ hội khèn Mông ở huyện Đồng Văn - Hà Giang
    Lễ hội khèn Mông là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo của vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội này được tổ chức thường niên vào dịp tết độc lập (2/9) và thu hút rất đông đảo nghệ nhân Khèn...
  • Sống động Lễ hội Chanh Menton ở PhápẢnh Sống động Lễ hội Chanh Menton ở Pháp
    (lehoi.org)- Ngày 17/2/2012 lễ hội chanh (Carnival chanh) lần thứ 79 với chủ đề “Những vùng miền của Pháp” đã tưng bừng diễn ra tại thành phố Menton, miền nam nước...
  • Sôi động Lễ hội chọi bò chợ tình Khau Vai - Hà GiangẢnh Sôi động Lễ hội chọi bò chợ tình Khau Vai - Hà Giang
    (lehoi.org)- Từ ngày 14/4 -16/4 vòng chung kết hội chọi bò chợ tình Khâu Vai 2012 đã diên ra tưng bừng trong sự hò reo, cổ vũ của khán giả. Lễ hội chọi bò là một trong những...
  • Độc đáo Lễ hội chọi dê trên cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà GiangẢnh Độc đáo Lễ hội chọi dê trên cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang
    (lehoi.org)- Hội chọi dê là một nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở tại vùng cao nguyên đá Hà Giang. Vào ngày này, những con dê của đồng bào người dân tộc Mông, dân tộc Dao và dân tộc Tày chăn thả ở trên khắp...
  • Chung kết Lễ hội Chọi trâu xã Trung Thành, Hà Giang 2011Ảnh Chung kết Lễ hội Chọi trâu xã Trung Thành, Hà Giang 2011
    Trong 2 ngày 13, 14 tháng Giêng năm Tân Mão, tại thôn Minh Thành, xã Trung Thành huyện Vị Xuyên, UBND xã Trung Thành đã tổ chức vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống lần...

Ghi chú bài viết Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại Hà Giang

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông tại Hà Giang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Dân tộc Mông là một trong số 22 dân tộc anh em hiện đang sinh sống trên mảnh đất Hà Giang. Người Mông s ống rải rác trên nhiều triền núi cao, đời sống vật...