- Về đầu bài viết
- Ảnh: Người phụ nữ Lô Lô với nụ cười rạng rỡ đang sửa sang y phục cho nhau để tham gia lễ hội
- Ảnh: Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô tại Hà Giang
- Ảnh: Thầy cúng và người dân Lô Lô đang cúng tế thần
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô tại Hà Giang
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô tại Hà Giang
Lễ cầu mưa không thể làm một cách tùy tiện, không phải năm nào cũng được làm lễ, mà chỉ tổ chức lễ hội vào những năm thời tiết khô hạn, người dân Lô Lô mới tập trung lại và mời người làm lễ ( thường là trưởng xóm hoặc người đàn ông cao tuổi có uy tín trong khu vực).
Người phụ nữ Lô Lô với nụ cười rạng rỡ đang sửa sang y phục cho nhau để tham gia lễ hội
Trước kia, vào mỗi dịp lễ hội thì những nhà giàu trong bản sẽ chịu trách nhiệm đóng góp chi phí cho buổi lễ. Nhưng hiện nay, muốn cầu mưa xuống để cây cối được tốt tươi, để có nước mà gieo trồng, thì mỗi nhà đều phải lo gom góp một lễ vật để mang tới nhà thầy cúng hoặc nhà của trưởng bản, người thì góp con gà, người góp con chó, người thì góp gạo, chai rượu ... Để cho lễ cầu mưa được diễn ra thành công, không thể thiếu thủ tục làm lễ xin ý kiến các thầy cúng tiền bối trong bản (nếu các thầy cúng tiền bối mà không đồng ý, thì có làm lễ cầu khấn to đến mấy cũng không có mưa). Thủ tục xin ý kiến các thầy cúng tiền bối khá đơn giản, gồm có một chén nước, bó hương và giấy trúc (một loại giấy thường dùng trong việc cúng tế của dâ tộc Lô Lô, nhìn thì giống như giấy bản). Trước hết thầy cúng sẽ thắp hương trên bàn thờ gia tiên, sau đó sẽ đặt giấy trúc, chén nước xuống một góc nhà rồi khấn xin. Sau đó, ông sẽ bọc tờ giấy trúc đó lên chén nước, nếu nước trong chén không bị đổ hoặc thấm ra ngoài thì xem như việc xin phép đã linh nghiệm và lễ cầu mưa cũng xem như thành công. Cuối cùng, thầy cúng sẽ đốt tờ giấy trúc, và hoàn tất thủ tục.
Nơi tổ chức lễ cầu mưa thường là một khu đất rộng, cao, gần nương rẫy. Đồ tế lễ có chó, gà, rượu ngô, một thanh kiếm (có thể bằng gỗ hoặc sắt ), 1 bát nước, 4 chén rượu, 4 ống hương bằng tre để tượng trưng cho 4 phương trời.
Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô tại Hà Giang
Các thiếu nữ trong xóm chuẩn bị trang điểm, mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình, và các loại nhạc cụ cần thiết để vào lễ. Các trai bản sẽ đảm nhiệm việc làm lễ vật dâng cúng. Loại nhạc cụ không thể thiếu trong bất cứ buổi lễ cầu mưa nào của người Lô Lô chính là trống đồng và cây nhị.
Phần lễ : Trưởng xóm hoặc một người cao tuổi có uy tín nào đó trong khu vực, phải thông thạo đầy đủ các nghi thức sẽ thực hiện lễ cầu mưa. Là người chịu trách nhiệm cử hành phần lễ, những nghi lễ được tiến hành cùng với chứng kiến của dân xóm. Những nghi thức cúng này thường được tiến hành 2 lần. Những lễ vật sống được dâng cúng như chó và gà sẽ được đưa đến nơi hành lễ, buộc chúng quanh bàn lễ và người tế lễ bắt đầu khấn cầu xin phép được dâng lễ. Tiếp theo, các trai tráng trong xóm sẽ mang chó, gà đi làm thịt, rồi lại dâng lên cúng lần nữa.
Bài khấn đọc bằng tiếng Lô Lô, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, làng bản ấm no. Bài khấn thường dài và thanh âm lúc trầm lúc bổng như một bài văn tế, người khấn đọc như hát văn. Sau khi làm lễ khấn xong, người làm lễ sẽ đốt giấy bản tại 4 góc bàn rồi vẩy rượu ra 4 phương với ý nghĩa để tạ ơn trời đất.
Thầy cúng và người dân Lô Lô đang cúng tế thần
Phần hội : Sau khi lễ cúng kết thúc, dân bản sẽ quây quần lại với nhau để uống rượu, ăn thịt, múa hát chung quanh bàn lễ. Các cô gái trẻ xinh đẹp sẽ nhảy múa trong bộ trang phục truyền thống có thêu hoa văn với nhiều màu sắc rực rỡ, cô gái vừa nhảy múa vừa kéo cây nhị. Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô đã thể hiện những nét tinh túy trong đời sống văn hóa cũng như tinh thần, tín ngưỡng của họ. Người Lô Lô có niềm tin rằng, sau khi làm lễ cúng cầu mưa xong chỉ trong vòng từ 3 đến 9 ngày sẽ có mưa.
Bài viết về Hà Giang liên quan
- Tưng bừng lễ cầu mùa của người Dao tại Hà Giang
(lehoi.org) - Vào ngày 18/12 âm lịch, “Lễ cầu mùa” bằng các nghi lễ truyền thống được bà con dân tộc Dao ở Hà Giang tưng bừng tổ chức để thể hiện sự tôn kính đối với thần núi,  ...
- Lễ hội Khu Cù Tê – Tết tháng bảy của người La Chí
Lễ hội Khu Cù Tê còn được gọi là tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí. Đây là một ngày tết có ý nghĩa quan trọng đối với người dân La Chí, có ý nghĩa lớn trong đời sống sinh hoạt văn hóa cũng như...
- Chợ phiên bò ở miền Cao nguyên đá Hà Giang
Chợ phiên là một nét văn hóa độc đáo của người dân miền cao nguyên đá Hà Giang. Không chỉ đặc sắc với những chợ phiên trao đổi hàng hóa thông thường hay chợ tình giao duyên... ngày nay nơi đây lại độc...
- Lễ cúng ma khô tại Hà Giang
Lễ cúng ma khô là một trong những nghi lễ truyền thống độc đáo của người Mông tại Hà Giang. Lễ cúng ma khô được tổ chức khi có một người nào đó trong bản qua đời với mục đích cầu cho linh hồn người chết...
-
- Lễ cấp sắc của người Dao tại Hà Giang
Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo của dân tộc Dao ở Hà Giang. Đây là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được phép nói...
- Lễ hội cầu Trăng của người Tày ở Hà Giang
Du khách đến Hà Giang vào ngày Rằm tháng 8 (âm lịch) sẽ được tham gia lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của người Tày ở bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê. Đây là một trong những ngày hội vui nhất của...
- Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang năm 2017
Lễ hội hoa Tam giác mạch lần III năm 2017 được tổ chức từ ngày 4/10 đến 31/12 tại 4 huyện vùng cao nguyên đá Hà Giang là: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quảng Bạ. Lễ hội hoa Tam giác mạch nhằm tôn vinh...
- Lễ hội hoa Tam giác mạch tại Hà Giang
Lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức tại Hà Giang khoảng tháng 10, tháng 11 hàng năm - thời điểm hoa nở rộ chính vụ đẹp nhất trong năm. Các hoạt động trong lễ hội hoa Tam giác mạch sẽ diễn ra tại 4 huyện...
- Lễ hội kéo chày tỉnh Hà Giang
Lễ hội kéo chày là một trong những lễ hội độc đáo, nguyên sơ và huyền bí của dân tộc Pà Thẻn tỉnh Hà Giang. Sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, bà con dân tộc Pà Thẻn xã Tân Bắc huyện Quảng Bình tổ chức lễ...
-
- Lễ hội Khèn Mông
Lễ hội Khèn Mông là một lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Giang. Lễ hội này đã thu hút được lượng đông du khách đến xem hội, và là một sự kiện văn hóa - giải trí được tổ chức để chào đón ngày Quốc Khánh...
- Lễ hội Chợ tình Khau Vai - Hà Giang
Chợ tình Khau Vai hay còn gọi là chợ Phong Lưu, nằm ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Chợ tình Khau Vai là địa điểm để những người yêu...
- Lễ hội khèn Mông ở huyện Đồng Văn - Hà Giang
Lễ hội khèn Mông là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo của vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội này được tổ chức thường niên vào dịp tết độc lập (2/9) và thu hút rất đông đảo nghệ nhân Khèn...
- Sống động Lễ hội Chanh Menton ở Pháp
(lehoi.org)- Ngày 17/2/2012 lễ hội chanh (Carnival chanh) lần thứ 79 với chủ đề “Những vùng miền của Pháp” đã tưng bừng diễn ra tại thành phố Menton, miền nam nước...
- Sôi động Lễ hội chọi bò chợ tình Khau Vai - Hà Giang
(lehoi.org)- Từ ngày 14/4 -16/4 vòng chung kết hội chọi bò chợ tình Khâu Vai 2012 đã diên ra tưng bừng trong sự hò reo, cổ vũ của khán giả. Lễ hội chọi bò là một trong những...
- Độc đáo Lễ hội chọi dê trên cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang
(lehoi.org)- Hội chọi dê là một nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở tại vùng cao nguyên đá Hà Giang. Vào ngày này, những con dê của đồng bào người dân tộc Mông, dân tộc Dao và dân tộc Tày chăn thả ở trên khắp...
- Chung kết Lễ hội Chọi trâu xã Trung Thành, Hà Giang 2011
Trong 2 ngày 13, 14 tháng Giêng năm Tân Mão, tại thôn Minh Thành, xã Trung Thành huyện Vị Xuyên, UBND xã Trung Thành đã tổ chức vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống lần...
Ghi chú bài viết Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô tại Hà Giang
Từ khóa:
Lễ hội cầu mưa của đồng bào dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thường diễn ra vào các ngày 15, 17 hoặc 19 tháng 3 âm lịch. Với nhiều nghi thức đặc sắc,...