Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng

Thời gian: 15/1 Âm lịch
Theo ghi chép trong cách Việt Nam dư địa chí và Đại Nam nhất thống chí thì ngôi Chùa Sùng Phúc xưa thuộc tổng Lệnh Cấm nay thuộc xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Hội Chùa Sùng Phúc được tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng hàng năm, đã thu hút rất đông người dân quanh vùng và khách thập phương về trẩy hội cầu may. Đây là một lễ hội lớn nhất trong năm của huyện Hạ Lang.

Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng
Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng

Chùa Sùng Phúc được xây dựng từ những năm đời vua Trần Nhân Tông ở thế kỷ thứ XIII. Ban đầu chùa có tên là Sùng Khánh tự, thờ phụng Phật và các nhân vật anh hùng lịch sử đã có công trấn ải vùng biên cương. Năm Cảnh Hưng thứ 43 của thời nhà Lê, ngôi chùa này đã được trùng tu và đổi tên thành chùa Sùng Phúc và  thờ Đức Phật Quan Âm Bồ Tát như ngày nay. Bên trái chùa có thờ vị Thành Hoàng, người đã có công khẩn hoang, xây dựng bản làng đó chính là ông Nguyễn Thành Vương,  tức Nguyễn Đình Bá- tri châu Tư Lang sinh năm 1678. Nguyễn Đình Bá sinh ra tại thôn Bình Dân, phủ Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên, sau đó ông được làm Đốc đồng tại Cao Bằng.

Màn múa rồng đặc sắc trong ngày Hội chùa Sùng Phúc
Màn múa rồng đặc sắc trong ngày Hội chùa Sùng Phúc

Chùa Sùng Phúc ở Cao Bằng còn thờ bà Nguyễn Thị Duệ, người ở làng Kiệt Đặc tức xã Văn An, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương ngày nay. Bà đã theo cha lên Cao Bằng từ thời vua Mạc Kính Cung. Năm 20 tuổi, bà Nguyễn Thị Duệ đã cải trang làm nam thi để đi thi khoa bảng và đã đỗ tiến sĩ đầu bảng tại trường quốc học Bản Thảnh Cao Bằng. Sau khi thi đỗ bà đã được mời về ly cung Đống Lân để dạy học cho các hoàng tử và công chúa. Sau khi kết duyên với Vua Mạc, bà được vua đặt tên là Tinh Phi (Sao sa). Năm 1625, vua Mạc Kính Cung bị tướng Trịnh Kiền của nhà Lê bắt và đưa về Thăng Long trị tội. Sau đó, bà Duệ đã chạy về Hạ Lang rồi xuất gia ở chùa Sùng Phúc. Bà nổi tiếng là người học rộng, tài cao nên mở lớp dạy học, giảng dạy cho người đời về giáo lý nhà phật. Quan châu Nguyễn Đình Bá rất mến mộ bà nên đã truyền cho nhân dân trong vùng không cho người ở ngoài vùng được lai vãng đến chùa nhằm để che dấu tung tích bà Duệ, vì khi đó nhà Lê đang truy tìm bà. Thế nhưng, khi vua Lê biết tin bà đang trí ở Hạ Lang nên đã đón bà về Thăng Long. Sau này, người dân trong vùng vì để tưởng nhớ người thầy nghèo Nguyễn Thị Duệ nên đã đưa bài vị của bà vào Chùa để thờ. Chùa Sùng Phúc được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 29-1-1993

Người dân trong vùng và khách thập phương kéo về hội chùa Sùng Phúc xem rước kiệu Quan Âm Bồ Tát
Người dân trong vùng và khách thập phương kéo về hội chùa Sùng Phúc xem rước kiệu Quan Âm Bồ Tát

Lễ hội chùa Sùng Phúc ngày nay không còn được tổ chức như xưa, không còn giữ được đầy đủ những nghi thức lễ như xưa, nhưng ban tổ chức vẫn luôn cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa và tín ngưỡng tâm linh của người xưa. Lễ hội này có tổ chức lễ rước kiệu Quan Âm Bồ Tát và kiệu Thành Hoàng, tổ chức các trò chơi dân gian và các buổi giao lưu văn nghệ làn điệu dân ca dân tộc.

Bài viết về Cao Bằng liên quan

  • Lễ hội Sinh Mình Cao BằngẢnh Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng
    Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên. Lễ hội này mang ý nghĩa nhớ tới ông bà, tổ tiên, cầu cho mùa màng tươi tốt, bản làng được...
  • Sôi động lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao BằngẢnh Sôi động lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
    (lehoi.org)- Ngày 19/2 (tức 20 tháng Giêng âm lịch), đồng bào các dân tộc miền núi Cao Bằng tưng bừng tổ chức Lễ hội thi chọi bò và bò đẹp tại thị trấn Pắc Miếu, huyện Bảo Lâm...
  • Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước tại Cao BằngẢnh Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước tại Cao Bằng
    (lehoi.org) - Ngày 28/1/2011, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức trọng thể “Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ về nước” tại Khuôn viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh . Bí...
  • Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao BằngẢnh Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng
    Hội Nàng Hai được tổ chức vào tháng 1 và kéo dài cho đến trung tuần tháng 3.Theo phong tục của dân tộc Tày thì trên cung trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên, đó là những người con gái của mẹ Trăng. Mẹ Trăng...
  • Lễ hội Lồng Tồng tại Cao BằngẢnh Lễ hội Lồng Tồng tại Cao Bằng
    Lễ hội Lồng tồng còn được biết đến với tên khác là lễ xuống đồng, là một lễ hội lớn nhất vào dịp đầu năm mới của những người dân sinh sống bằng nghệ nông nghiệp trồng trọt. Lễ được tổ chức tại các bản...
  • Lễ hội đền Kỳ Sầm tại Cao BằngẢnh Lễ hội đền Kỳ Sầm tại Cao Bằng
    Hàng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội Lễ hội đền Kỳ Sâm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến thánh nhân Nùng Trí Cao, là người đã có...
  • Hội mời Mẹ Trăng tại Cao BằngẢnh Hội mời Mẹ Trăng tại Cao Bằng
    Hội mời Mẹ Trăng thường được tổ chức vào dịp đầu mùa xuân sau những ngày lễ tết Nguyên Đán. Lễ hội kéo dài từ 10-15 ngày. Hội mời Mẹ Trăng được tổ chức riêng trong từng bản làng, hoặc họ có thể mời thêm...
  • Lễ hội Chùa Phố Cũ tại Cao BằngẢnh Lễ hội Chùa Phố Cũ tại Cao Bằng
    Chùa Phố Cũ ở Cao Bằng, là một ngôi chùa cổ kính với kiến trúc cổ vẫn còn nguyên vẹn. Tọa lạc trên tổ dân cư số 1, phố Cũ thuộc phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, Chùa Phố Cũ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều...
  • Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao BằngẢnh Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng
    Đầu xuân, đến Cao Bằng du khách có thể sẽ bắt gặp lễ hội pháo hoa Quảng Uyên, đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc và vô cùng độc đáo với màn tranh pháo hoa đầu xuân rất ấn tượng giữa các xã ở thị trấn...
  • Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao BằngẢnh Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
    Cứ đến ngày 20 tháng Giêng, người dân ở thị trấn Pác-Miều, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội chọi bò. Đến xem hội, người xem sẽ bị cuốn hút vào những trận đấu đầy kịch tính...

Ghi chú bài viết Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Theo ghi chép trong cách Việt Nam dư địa chí và Đại Nam nhất thống chí thì ngôi Chùa Sùng Phúc xưa thuộc tổng Lệnh Cấm nay thuộc xã Thanh Nhật, huyện Hạ...