Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng

Hội Nàng Hai được tổ chức vào tháng 1 và kéo dài cho đến trung tuần tháng 3.Theo phong tục của dân tộc Tày thì trên cung trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên, đó là những người con gái của mẹ Trăng. Mẹ Trăng và các con của mình hằng năm đều chăm lo bảo vệ mùa màng cho những người nông dân đồng bào Tày. Hội Nàng Hai được tổ chức với mục đích tượng trưng các mẹ và các các cô gái ở dưới trần gian cùng lên cung trăng đón Mẹ Trăng và 12 nàng tiên xuống thăm trần gian. phù giúp dân làng làm ăn thuận lợi, cuộc sống ấm no.

Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng
Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng

Lễ hội Nàng Hai được tổ chức vào thời gian nào là còn phụ thuộc vào thời gian quy định của từng xóm từ những thời xa xưa truyền lại. Ví dụ: Bản Guống thường đón trăng vào ngày mồng 6 tháng 2 và ngày 24 tháng 3 sẽ  tiễn trăng; Bản Nưa Khau sẽ đón trăng vào ngày 11 tháng 2 và cử hành tiễn trăng vào ngày 22 tháng 3; còn bản Ngườm Cuông lại đón trăng vào ngày 15 tháng 2, sau đó tiễn trăng vào ngày 21 tháng Ba.

Để chuẩn bị cho ngày hội Nàng Hai, các cụ già trong bản sẽ chọn ra một bà mẹ tiêu biểu để làm Mẹ Trăng tiếng địa phương là "Mụ cốc", người này phải là người có cuộc sống gia đình vẹn toàn, hát hay. Họ cũng chọn ra 12-18 cô gái trẻ để đóng vai các nàng tiên. Trong các cô gáu trẻ này sẽ chọn ra 2 cô gái chưa có gia đình để làm 2 chị em trăng. Cô chị có tên là "Nàng Slở", còn cô em là "Nàng Gường".  Trong đám trai làng, họ sẽ chọn ra 2 thiếu niên nam để mang lễ đi trước mở đường cho chuyến hành trình của các nàng tiên và mẹ trăng đi lên cung trăng.

Về trang phục trong lễ hội: Mẹ Trăng hay Mụ cốc sẽ mặc quần áo chàm, trên đầu có buộc một cái dẻ màu đỏ vắt chéo qua trên khăn. Khi đang hành lễ, đến đoạn múa lên đường thì mẹ trăng sẽ cầm ngọn mía, trên ngọn mía này có treo một cái túi đựng trầu nhỏ và 1 chiếc khăn mù soa, 1 bát nước có đặt trong đó 1 lá bưởi. Ngọn mía và bát nước là để tượng trưng cho việc tẩy uế.

Hai thiếu niên nam dẫn đầu sẽ mặc quần áo chàm, trên đầu buộc có buộc hai dẻ vải đỏ, thắt lưng có buộc một tấm vải đỏ. Khi Mẹ Trăng cùng các nàng tiên bắt đầu cuộc hành trình thì 2 thiếu niên nam này mỗi người cầm trên tay một cây trúc nhỏ đã tỉa cành, chỉ để lại vài cành ở phần ngọn, trên ngọn có buộc một chiếc khăn tay. Theo tiếng dân tộc Tày thì 2 cây trúc này được gọi là cây "cụ tiến". Cây "cụ tiến" có ý nghĩa là mở đường cho Mẹ Trăng cùng các nàng tiên đi lên trời mời mẹ trăng và các nàng tiên xuống giúp trần gian tham quan và giúp đỡ dân làng trong công việc làm ăn.

Mục đoàn mẹ trăng và các nàng tiên trăng đang đi lên trời để mời các mẹ trăng và tiên trăng xuống trần gian
Mục đoàn mẹ trăng và các nàng tiên trăng đang đi lên trời để mời các mẹ trăng và tiên trăng xuống trần gian

Hai nàng trăng là trăng chị (nàng Slở sẽ mặc áo vàng, trên đầu có vấn khăn và buộc một dẻ vải màu có màu vàng chéo qua trên khăn, trăng em là nàng Gường sẽ mặc áo đỏ, trên đầu cũng buộc dẻ vải nhưng màu màu đỏ. Theo sau trăng chị và trăng em là 6 hoặc 8 cô gái mặc trang phục áo chàm, trên đầu đều buộc dẻ vải màu vàng , hoặc màu đỏ. 6 hoặc 8 cô gái này còn được gọi là các mụ nàng đi để hầu hạ hai nàng trăng. Trong lễ hội  Nàng Hai còn có ông Tào làm lễ cúng các thần với mục đích để lễ hội diễn ra một cách suôn sẻ và kết thúc an toàn.

Sau khi khâu chuẩn bị đã xong, dân bản sẽ dựng một cái lều ở một nơi khô ráo trong bản, được gọi là lều trăng, tiếng Tày gọi là "Thiêng hai". Lều chỉ dựng sơ sài và lợp bằng rơm, trong lều sẽ kê vài tấm phản để dùng làm chỗ ngồi cho mẹ trăng cùng các nàng tiên trong khi làm lễ. Trước lều các cô gái sẽ vào rừng hái các loại hoa rừng như: hoa Khảo Quang, Bioóc Mạ, hoa Chuối, hoa Guột...  sau đó buộc lại từng bó và vắt lên một cây sào treo trước lều trăng. Trước khi cử hành nghi lễ, những người được chọn đóng vai Mẹ Trăng (Mụ cốc) và các nàng sẽ đứng trước bàn thờ để cho ông Tào làm lễ hóa thân. Theo thứ tự, cứ mỗi người sẽ hít thở 3 lần khói hương với mục đích để loại bỏ linh hồn của người thường ra để linh hồn Mẹ Trăng và các nàng tiên sẽ nhập vào thân người. Sau khi lễ nhập hồn kết thúc cũng là lúc bắt đầu hành lễ. Sau ngày lễ đón trăng, Mẹ Trăng cùng các nàng sẽ được làm lễ nhập hồn nhưng sau khi về nhà họ không được làm những việc uế tạp như chuồng gia súc, gánh phân, vào...

Việc hành lễ: Sau lễ đón trăng thì các đêm tiếp theo sẽ cử hành lễ cúng các Mẹ Trăng. Lễ cũng được cử hành lúc 12 giờ đêm. Mỗi đêm cúng đều mời một Mẹ Trăng xuống trần gian giúp cho người dân được làm ăn phát tài. Lễ cúng thường được miêu tả như một hành trình các nàng tiên cùng mẹ Trăng đến cửa nơi các Mẹ Trăng ở như: mẹ Bích Lam, mẹ Lạn Ba, mẹ Khắc Cơ,  mẹ Lưỡng Tàm,  mẹ Bích Vân, mẹ Mạ Mỳ... Theo dân gian thì mỗi người mẹ sẽ phụ trách một công việc riêng; mẹ Khắc Cơ thì bảo quản giống lúa, mẹ Bích Lan thì trông coi giống bông, mẹ Lưỡng Tàm cai quản giống Tằm, mẹ Mạ Mỳ trông các loại sâu bọ, cầu mẹ sẽ nhốt các loại sâu bọ lại không để chúng phá hoại mùa màng...

Sau khi đã cầu qua hết các cửa , xin các mẹ ban đầy đủ các giống cây, con vật, cho mưa thuận gió hòa. Đến khi ở trần gian bắt đầu nhiêu việc thì dân bản lại tổ chức tiễn đưa Mẹ trăng và các nàng trăng về trời. Lễ này thường được tổ chức rất chu đáo và được xem là ngày hội chính trong năm của bản làng, lễ hội này thường thu hút rất nhiều người từ các địa phương lân cận đến chơi và xem hội.

Tổ chức lễ đưa tiễn các nàng trăng về với trời, dân bản sẽ dựng thêm một lều trăng nhưng lần này là ở ngoài cổng. Lễ này thường tổ chức trong 1 ngày. Trước tiến hành hành lễ đưa tiễn các nàng trăng về với trời ở ngoài cánh đồng, Mẹ Trăng và các nàng trăng cần phải vào lều đón trăng ở trong bản để làm lễ chia tay , họ cùng hát các bài hát trước lúc chia tay, sau đó họ vừa đi vừa dùng tay du thật mạnh những cây cột của lều để cho lều đổ, việc du lều đổ này còn gọi là  "Trụ trại". Sau khi "Trụ trại" xong, Mẹ Trăng và các nàng trăng sẽ ra cầu thần để trông coi đầu bản và ra cuối bản mở cửa để Mẹ Trăng và các nàng trăng trở về trời.

Lễ hội Nàng Hai là một lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Tày tại Cao Bằng
Lễ hội Nàng Hai là một lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Tày tại Cao Bằng

"Lều trăng" được dựng sơ sài ở giữa đồng, phía trước lều có đặt vài mâm cỗ, trong đó có 3 mâm to, 1 mâm có thủ lợn, rượu, xôi, 2 mâm có gà, xôi, các mâm còn ại thì chỉ có xôi ngũ sắc. Bên cạnh các mâm cỗ còn có những chiếc thuyền được đẽo bằng gỗ, trong đó có 1 chiếc to được trang trí đẹp hơn. Các thuyền này có ý nghĩa tượng trưng cho những con thuyền chở đầy của cải, hoa trái của dân đưa lên trời để tiến cho các Mẹ Trăng. Trước cửa "lều trăng" có các hàng cọc được dựng lên thành khung, mỗi khung cách nhau khoảng 2m, trên những khung này có trải những tấm vải lợp qua, tạo thành một đường vòng chung quanh sân. Những khung được lợp vải này còn gọi là "trại mùng mành". Khi hành lễ thì các mẹ và các nàng trăng sẽ đi qua dưới các tấm vải lợp này. Trong lễ tiễn trăng, sau khi kết thúc lễ đưa tiễn, múa, đưa thuyền chở của cải tiến các mẹ về trời thì các nàng tiên sẽ phụ khiêng 2 sào hoa và 1 người già sẽ cầm chiếc thuyền to nhất để thả ở trước bản. Sau khi thả thuyền xong, họ đặt hoa ở bên suối, thầy Tào sẽ tiến hành làm phép tách vía cho mẹ trăng và các nàng trăng. Tiếp theo, thầy Tào cùng thân nhân, bạn bè của 2 cô gái đóng vai chị em trăng sẽ gọi hồn vía người ở trần gian và nhập lại vào người để lại trở về thành người trần. Hai cô gái này phải rũ bỏ khăn vấn trên đầu và phải ra khỏi chỗ để làm lễ tách nhập hồn.

Năm 1996, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Cao Bằng đã chấp thuận cho bà con tại xã Tiên Thành khôi phục lại lễ hội này.

Bài viết về Cao Bằng liên quan

  • Lễ hội Sinh Mình Cao BằngẢnh Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng
    Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên. Lễ hội này mang ý nghĩa nhớ tới ông bà, tổ tiên, cầu cho mùa màng tươi tốt, bản làng được...
  • Sôi động lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao BằngẢnh Sôi động lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
    (lehoi.org)- Ngày 19/2 (tức 20 tháng Giêng âm lịch), đồng bào các dân tộc miền núi Cao Bằng tưng bừng tổ chức Lễ hội thi chọi bò và bò đẹp tại thị trấn Pắc Miếu, huyện Bảo Lâm...
  • Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước tại Cao BằngẢnh Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước tại Cao Bằng
    (lehoi.org) - Ngày 28/1/2011, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức trọng thể “Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ về nước” tại Khuôn viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh . Bí...
  • Lễ hội Lồng Tồng tại Cao BằngẢnh Lễ hội Lồng Tồng tại Cao Bằng
    Lễ hội Lồng tồng còn được biết đến với tên khác là lễ xuống đồng, là một lễ hội lớn nhất vào dịp đầu năm mới của những người dân sinh sống bằng nghệ nông nghiệp trồng trọt. Lễ được tổ chức tại các bản...
  • Lễ hội đền Kỳ Sầm tại Cao BằngẢnh Lễ hội đền Kỳ Sầm tại Cao Bằng
    Hàng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội Lễ hội đền Kỳ Sâm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến thánh nhân Nùng Trí Cao, là người đã có...
  • Hội mời Mẹ Trăng tại Cao BằngẢnh Hội mời Mẹ Trăng tại Cao Bằng
    Hội mời Mẹ Trăng thường được tổ chức vào dịp đầu mùa xuân sau những ngày lễ tết Nguyên Đán. Lễ hội kéo dài từ 10-15 ngày. Hội mời Mẹ Trăng được tổ chức riêng trong từng bản làng, hoặc họ có thể mời thêm...
  • Lễ hội Chùa Phố Cũ tại Cao BằngẢnh Lễ hội Chùa Phố Cũ tại Cao Bằng
    Chùa Phố Cũ ở Cao Bằng, là một ngôi chùa cổ kính với kiến trúc cổ vẫn còn nguyên vẹn. Tọa lạc trên tổ dân cư số 1, phố Cũ thuộc phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, Chùa Phố Cũ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều...
  • Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao BằngẢnh Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng
    Theo ghi chép trong cách Việt Nam dư địa chí và Đại Nam nhất thống chí thì ngôi Chùa Sùng Phúc xưa thuộc tổng Lệnh Cấm nay thuộc xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Hội Chùa Sùng...
  • Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao BằngẢnh Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng
    Đầu xuân, đến Cao Bằng du khách có thể sẽ bắt gặp lễ hội pháo hoa Quảng Uyên, đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc và vô cùng độc đáo với màn tranh pháo hoa đầu xuân rất ấn tượng giữa các xã ở thị trấn...
  • Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao BằngẢnh Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
    Cứ đến ngày 20 tháng Giêng, người dân ở thị trấn Pác-Miều, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội chọi bò. Đến xem hội, người xem sẽ bị cuốn hút vào những trận đấu đầy kịch tính...

Ghi chú bài viết Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Hội Nàng Hai được tổ chức vào tháng 1 và kéo dài cho đến trung tuần tháng 3.Theo phong tục của dân tộc Tày thì trên cung trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên,...