Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng

Thời gian: 2/2 Âm lịch
Đầu xuân, đến Cao Bằng du khách có thể sẽ bắt gặp lễ hội pháo hoa Quảng Uyên, đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc và vô cùng độc đáo với màn tranh pháo hoa đầu xuân rất ấn tượng giữa các xã ở thị trấn Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Màn tranh pháo tượng trưng cho việc cầu mong nhưng điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến với dân làng. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch, bà con dân làng và khách thập phương lại nô nức kéo nhau về Quảng Uyên để  trảy hội.

Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng
Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng

Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên có thể nói là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Lễ hội này gắn liền với yếu tố về lịch sử cũng như về tâm linh của ngôi miếu Bách Linh. Miếu được xây vào thời Lý, ngay dưới chân núi Cốc Bó, vào thời nhà Nguyễn thì được xây dựng mới hoàn toàn theo phong cách kiến trúc của thời Nguyễn. Trước cổng Miếu có tam quan, hậu đường, sân tiền đường, hậu cung, câu đối,  hoành phi... Trên cổng Miếu co khắc 3 chữ “Bách Linh miếu”, có con rồng uốn khúc được đắp nổi, được xây bằng loài gạch vồ (gạch thời Mạc), có bức trạm rồng ngậm viên ngọc, bên cạnh đó có chim phượng và long ly tụ hội.

Phần lễ hấp dẫn nhất với màn “khai quan” cho mắt rồng mở ra. Mắt rồng được khai quan từ một mỏ nước (người dân nơi đây gọi là bó Cốc Chủ - mỏ nước ngay bên dưới một gốc cây cổ thụ). Một cụ già cao tuổi, có uy tín được chọn làm chủ lễ, còn có một đội rồng gồm khoảng 15 người (1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu và 11 người sẽ múa rồng) lễ được cử hành tại một mỏ nước. Khi ra đến mỏ nước, rồng không được múa và trống cũng không được đánh mà được bịt bằng loại giấy bản, tiến đến mỏ nước, rồng sẽ nằm phục ở đó. Người chủ lễ bắt đầu thắp hương rồi vái thiên địa, cầu xin thần linh về phù hộ cho bà con địa phương một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt, ấm no, hạnh phúc và xin phép được mở mắt cho rồng. Ông chủ lễ cúng xong sẽ cắt tiết con gà trống rồi lấy tiết gà xoa vào hai mắt của con rồng rồi bỏ giấy ở mắt của rồng ra, lúc này con rồng đã được mở mắt. Lúc này, ba ba hồi trống cũng nổi lên để đánh thức rồng. Con rồng bắt đầu cử động từ đầu đến cho đến đuôi. Sau đó, người ta sẽ đánh trống thúc giục và con rồng cũng từ từ bay lên, rồng sẽ bay quanh mỏ nước 3 lần, sau đó bay vào miếu Bách Linh; trong miếu đã có chuẩn bị sẵn lễ và thắp hương, tiếp theo rồng bay vào miếu vái 3 lần rồi đi quanh miếu một vòng rồi ra ngoài.

Tiết mục múa rồng trong ngày hội pháo hoa
Tiết mục múa rồng trong ngày hội pháo hoa

Lễ vật để dâng tế lễ gồm có 1 mâm xôi, 2 con lợn quay, 1 mâm trứng phẩm đỏ, 1 mâm hoa quả. Phần lễ sẽ diễn ra một cách long trọng với 4 đoàn rước kiệu, mỗi kiệu sẽ có 4 người khiêng và đều mặc lễ phục. Kiệu đầu tiên rước ảnh Bác Hồ, kiệu thứ hai là kiệu rước thần, kiệu thứ ba là pháo hoa, cuối cùng sẽ là kiệu rước 1 con lợn quay, là phần thưởng dành đội thắng cuộc trong trò tranh đầu pháo. Đoàn rước rồng sẽ đi theo sau đoàn rước kiệu, sau khi đã làm thủ tục thắp hương tại miếu xong, đoàn rước rồng sẽ xuất phát đi tới Đền thờ Trần Hưng Đạo, Đền thờ Nùng Trí Cao, sau đó sẽ đi qua khắp tuyến phố tới từng nhà. Đi tới đâu đoàn múa rồng cũng được người dân tiếp đón rất nhiệt tình.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi với các trò chơi dân gian và các tiết mục biểu diễn văn nghệ, như: múa lân, múa rồng, hát lượn, tung còn, tranh đầu pháo... Trò chơi tiêu biểu nhất trong lễ hội chính là trò cướp đầu pháo, đầu pháo được làm từ một chiếc vòng sắt có trang điểm tua ngũ sắc trông rất sặc sỡ, đầu pháo được đặt trên một đài cao, sau khi đốt pháo xong, chờ cho đầu pháo rơi xuống đất thì các đội cũng bắt đầu xông vào tranh cướp, đội nào cầm được đầu pháo chạy đến đưa cho Ban Tổ chức sẽ là đội thắng cuộc. Gần đây, khi nhà nước ban lệnh cấm đốt pháo, Ban Tổ chức lễ hội đã tiến hành trò chơi này bằng cách đứng trên một đài cao, sau đó tung vòng sắt (đầu pháo) cho các đội đứng ở dưới tranh cướp như thường lệ. Người dân địa phương này quan niệm rằng ai bắt được vòng lộc pháo thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát tài, và đem lại vinh dự cho xã của mình. Xã nào thắng cuộc sẽ nhận được phần thưởng là một con lợn quay được khiêng trên chiếc kiệu trong lễ rước thần, cỗ kiệu này cũng được để lại cho xã chiến thắng để hương khói cầu lộc.

Trải qua một thời gian dài với biết bao thăng trầm, lễ hội pháo hoa Quảng Uyên cũng đã tồn tại và duy trì trong tâm thức của nhiều thế hệ người dân xã Quảng Uyên, đồng thời trở thành nét đẹp tinh thần trong dịp xuân về.

Đoàn rước kiệu
Đoàn rước kiệu

Bài viết về Cao Bằng liên quan

  • Lễ hội Sinh Mình Cao BằngẢnh Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng
    Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên. Lễ hội này mang ý nghĩa nhớ tới ông bà, tổ tiên, cầu cho mùa màng tươi tốt, bản làng được...
  • Sôi động lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao BằngẢnh Sôi động lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
    (lehoi.org)- Ngày 19/2 (tức 20 tháng Giêng âm lịch), đồng bào các dân tộc miền núi Cao Bằng tưng bừng tổ chức Lễ hội thi chọi bò và bò đẹp tại thị trấn Pắc Miếu, huyện Bảo Lâm...
  • Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước tại Cao BằngẢnh Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước tại Cao Bằng
    (lehoi.org) - Ngày 28/1/2011, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức trọng thể “Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ về nước” tại Khuôn viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh . Bí...
  • Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao BằngẢnh Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng
    Hội Nàng Hai được tổ chức vào tháng 1 và kéo dài cho đến trung tuần tháng 3.Theo phong tục của dân tộc Tày thì trên cung trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên, đó là những người con gái của mẹ Trăng. Mẹ Trăng...
  • Lễ hội Lồng Tồng tại Cao BằngẢnh Lễ hội Lồng Tồng tại Cao Bằng
    Lễ hội Lồng tồng còn được biết đến với tên khác là lễ xuống đồng, là một lễ hội lớn nhất vào dịp đầu năm mới của những người dân sinh sống bằng nghệ nông nghiệp trồng trọt. Lễ được tổ chức tại các bản...
  • Lễ hội đền Kỳ Sầm tại Cao BằngẢnh Lễ hội đền Kỳ Sầm tại Cao Bằng
    Hàng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội Lễ hội đền Kỳ Sâm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến thánh nhân Nùng Trí Cao, là người đã có...
  • Hội mời Mẹ Trăng tại Cao BằngẢnh Hội mời Mẹ Trăng tại Cao Bằng
    Hội mời Mẹ Trăng thường được tổ chức vào dịp đầu mùa xuân sau những ngày lễ tết Nguyên Đán. Lễ hội kéo dài từ 10-15 ngày. Hội mời Mẹ Trăng được tổ chức riêng trong từng bản làng, hoặc họ có thể mời thêm...
  • Lễ hội Chùa Phố Cũ tại Cao BằngẢnh Lễ hội Chùa Phố Cũ tại Cao Bằng
    Chùa Phố Cũ ở Cao Bằng, là một ngôi chùa cổ kính với kiến trúc cổ vẫn còn nguyên vẹn. Tọa lạc trên tổ dân cư số 1, phố Cũ thuộc phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, Chùa Phố Cũ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều...
  • Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao BằngẢnh Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng
    Theo ghi chép trong cách Việt Nam dư địa chí và Đại Nam nhất thống chí thì ngôi Chùa Sùng Phúc xưa thuộc tổng Lệnh Cấm nay thuộc xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Hội Chùa Sùng...
  • Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao BằngẢnh Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
    Cứ đến ngày 20 tháng Giêng, người dân ở thị trấn Pác-Miều, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội chọi bò. Đến xem hội, người xem sẽ bị cuốn hút vào những trận đấu đầy kịch tính...

Ghi chú bài viết Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Đầu xuân, đến Cao Bằng du khách có thể sẽ bắt gặp lễ hội pháo hoa Quảng Uyên, đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc và vô cùng độc đáo với màn tranh pháo...