Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
Không biết từ bao giờ, vùng đất chon von nằm trên vách đá dựng trời, có dòng sông Gâm xanh biếc, hùng vĩ ấy đã trở nên nổi tiếng với giống bò U, một giống quý hiếm. Người dân nơi đây còn nổi tiếng với tài nuôi bò, và cũng chính vì truyền thống nuôi bò giỏi ấy đã giúp người dân có một lễ hội độc đáo, lễ hội chọi bò, thu hút hàng ngàn du khách thập phương về xem mỗi dịp đầu xuân.
Tham gia thi đấu chỉ có giống bò U, một giống bò rất đặc biệt với thân hình vạm vỡ, vai có một cái u nhô cao như bò tót, thân hình chắc nịch, cơ bắp cuồn cuộn khiến giống bò này nổi bật nhất trong những giống bò đang được nuôi tại Việt Nam.
Theo quan niệm của người Mông ở huyện Bảo Lâm, con bò được rất được yêu quý thậm chí được xem như đồ trang sức, là đại diện cho sức mạnh và sự phú quí cho "thân chủ." Chính vì thế mà người ta vẫn thường nói với nhau rằng, vào nhà người Mông ở đây mà nhìn chuồng bò thì còn đẹp hơn cả ngôi nhà ở của họ.
Vào ngày hội ở vùng biên Pắc Miều vốn là một vùng đất thanh bình và vắng vẻ, bỗng trở nên vô cùng náo nhiệt. Từ sáng sớm, ngày diễn ra lễ hội, từng tốp người với những bộ trang phục đặc trưng của người Mông, Lô Lô, Dao có màu sắc sặc sỡ nườm nượp kéo nhàu về khu vực chợ bò của thị trấn.
Sân đấu bò thường là một mảnh đất rộng như một sân bóng đá nằm bên cạnh dòng sông Gâm xanh biếc.
Sân tổ chức hội chọi bò luôn chật kín người xem
Sau lễ khai mạc, sân đấu bò lại càng lúc càng thêm đông người từ khắp ngả đều đổ xem đấu bò. Khi tiếng trống khai hội được gióng lên cũng là lúc hàng ngàn đôi mắt đều hướng về những "đấu sĩ bò" đang lừng lững bước ra đấu trường.
Sau khi được chủ bò tháo dây buộc mũi ra, hai chú bò sẽ lao thẳng vào nhau mà không ngần ngại gì. Tiếng va chạm của hai cặp sừng cứ kêu chan chát . Như hiểu được ý chủ, những “đấu sĩ bò” bắt đầu thi triển cá miếng đánh, miếng móc, miếng ghì, cả sân chọi bò trở nên mịt mù vì bụi cát.
Bên ngoài sân, khi trận đấu căng thẳng khán giả dường như cũng nín thở, có lúc lại hò hét bởi những miếng đánh cực đỉnh của các đấu sĩ bò. Đáng sợ nhất là những miếng đánh “cảm tử ” của các đấu sĩ bò. Chúng đột nhiên lùi xa rồi bất ngờ lao thẳng cả thân mình nhằm vào đối thủ mà đâm, cặp sừng sắc nhọn của nó sẽ cắm phập vào mắt, vào cổ của đối phương trông rất đáng sợ.
Chỉ có giống bò U mới được tham gia hội thi đấu bò
Hội chọi bò không chỉ là một trò giải trí mà nó còn là hội để cổ vũ phong trào chăn nuôi bò giỏi của người dân dân tộc Mông, thông qua cuộc thi đấu bò để chọn ra những con bò giống tốt nhất, khỏe nhất để giữ gìn nguồn gen quý hiếm của loài bò này.
Không chỉ thế, Hội chọi bò của đồng bảo dân tộc H’mông ở huyện Bảo Lâm còn mang ý nghĩa mang đến niềm hứng khởi cho mọi người để bước vào một năm mới, đồng thời cũng là dịp để người dân cầu mong mưa thuận gió hòa và làm ăn phát đạt
Từ năm 2007, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm đã đứng ra chủ trì tổ chức Hội thi chọi bò với mục đích khuyến khích nhân dân chăn nuôi, xây dựng thương hiệu đặc sản thịt bò và để quảng bá du lịch lễ hội./.
Bài viết về Cao Bằng liên quan
- Sôi động lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
(lehoi.org)- Ngày 19/2 (tức 20 tháng Giêng âm lịch), đồng bào các dân tộc miền núi Cao Bằng tưng bừng tổ chức Lễ hội thi chọi bò và bò đẹp tại thị trấn Pắc Miếu, huyện Bảo Lâm...
- Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng
Lễ hội Sinh Mình Cao Bằng diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên. Lễ hội này mang ý nghĩa nhớ tới ông bà, tổ tiên, cầu cho mùa màng tươi tốt, bản làng được...
- Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về nước tại Cao Bằng
(lehoi.org) - Ngày 28/1/2011, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức trọng thể “Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ về nước” tại Khuôn viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh . Bí...
- Lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tại Cao Bằng
Hội Nàng Hai được tổ chức vào tháng 1 và kéo dài cho đến trung tuần tháng 3.Theo phong tục của dân tộc Tày thì trên cung trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên, đó là những người con gái của mẹ Trăng. Mẹ Trăng...
-
- Lễ hội Lồng Tồng tại Cao Bằng
Lễ hội Lồng tồng còn được biết đến với tên khác là lễ xuống đồng, là một lễ hội lớn nhất vào dịp đầu năm mới của những người dân sinh sống bằng nghệ nông nghiệp trồng trọt. Lễ được tổ chức tại các bản...
- Lễ hội đền Kỳ Sầm tại Cao Bằng
Hàng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội Lễ hội đền Kỳ Sâm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến thánh nhân Nùng Trí Cao, là người đã có...
- Hội mời Mẹ Trăng tại Cao Bằng
Hội mời Mẹ Trăng thường được tổ chức vào dịp đầu mùa xuân sau những ngày lễ tết Nguyên Đán. Lễ hội kéo dài từ 10-15 ngày. Hội mời Mẹ Trăng được tổ chức riêng trong từng bản làng, hoặc họ có thể mời thêm...
- Lễ hội Chùa Phố Cũ tại Cao Bằng
Chùa Phố Cũ ở Cao Bằng, là một ngôi chùa cổ kính với kiến trúc cổ vẫn còn nguyên vẹn. Tọa lạc trên tổ dân cư số 1, phố Cũ thuộc phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, Chùa Phố Cũ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều...
- Lễ hội chùa Sùng Phúc tại Cao Bằng
Theo ghi chép trong cách Việt Nam dư địa chí và Đại Nam nhất thống chí thì ngôi Chùa Sùng Phúc xưa thuộc tổng Lệnh Cấm nay thuộc xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Hội Chùa Sùng...
-
- Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên tại Cao Bằng
Đầu xuân, đến Cao Bằng du khách có thể sẽ bắt gặp lễ hội pháo hoa Quảng Uyên, đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc và vô cùng độc đáo với màn tranh pháo hoa đầu xuân rất ấn tượng giữa các xã ở thị trấn...
Ghi chú bài viết Lễ hội chọi bò Bảo Lâm tại Cao Bằng
Từ khóa:
Cứ đến ngày 20 tháng Giêng, người dân ở thị trấn Pác-Miều, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng lại tưng bừng mở hội chọi bò. Đến xem hội, người xem sẽ bị cuốn...