Lễ hội cầu mưa của người Chăm - Vân Canh tại Bình Định

Lễ hội cầu mưa của người Chăm còn được biết đến là lễ mừng mưa tiếng Chăm là oai lơ cau chăhơzan, là một lễ hội của bà con đồng bào Chăm H'roi, Vân Canh, Bình Định. Với quan niệm rằng mọi sự biến chuyển của vũ trụ đều thuận theo Phật trời, thần linh hay ma quỷ điều khiển. Con người nếu muốn đạt được ước nguyện thì phải cầu nguyện, phải cúng khấn để được thần linh giúp đỡ. Tùy theo thời tiết của mỗi dịp lễ mà đặt tên gọi cho từng dịp lễ hội - trời hạn thì được đặt tên là lễ cầu mưa, còn trời mưa mà hành lễ thì được gọi là lễ mừng mưa. Lễ hội thường diễn ra vào dịp đầu tháng 2 âm lịch hàng năm dù cho trời nắng hay trời mưa, đồng bào người Chăm đều tổ chức lễ hội.

Lễ hội cầu mưa của người Chăm - Vân Canh tại Bình Định
Lễ hội cầu mưa của người Chăm - Vân Canh tại Bình Định

Để cầu mưa hay mừng mưa, đồng bào người Chăm sẽ làm lễ riêng, trên nương rẫy của mình. Hoặc nếu trời nắng hạn quá lâu, cả làng (Plây) sẽ phải làm chung một lễ, cả làng sẽ chuẩn bị và cùng góp lễ vật để cúng. Đồ lễ Plây trước hết, làng sẽ cử người để dựng một đài dâng lễ vật, trên đài sẽ bày 1 con gà trống, 1 bình rượu, 1 vòng sáp ong để đốt và 1 bát gạo. Đài dâng lễ vật sẽ được đặt trước sân nhà của già làng hoặc tại bến nước của làng. 

Đài và án sẽ được dựng lên từ bốn gốc cây Pay Ch'panh (cây gạo). Phần trên là án và phần dưới sẽ là đài, do các nghệ nhân trong làng trang trí những họa tiết được cách điệu từ hoa văn theo mô típ người Chăm có tên gọi Pơrưng, hay những tua rua. Bên cạnh đó sẽ là một cây Nêu vươn cao, tạo thành một đôi cánh chim (loài chim tượng trưng cho sự yên bình của người dân đồng bào Chăm H'roi). Đó là một cách để người dân nơi đây thể hiện thông điệp cầu cho sự yên bình của dân làng. 


Lễ từng nhà (lễ mừng mưa): Sẽ do từng nhà tự chuẩn bị lễ vật để cúng trên nương rẫy của mình. Khi hạt giống đã trỉa xuống đất, chủ nhà sẽ làm lễ cầu mưa để cầu cho hạt giống ở rẫy mình sẽ nẩy mầm và tươi tốt. Ngày giờ sẽ do chủ nhà tự chọn sau khi đã trỉa giống xuống. Chủ nhà cũng thu dọn cây, rồi vun một đống đất ở rẫy, đống đất có đường kính khoảng 50cm, cao khoảng 30cm. Ở giữa chôn một cây tre rừng, phần gốc của nó được chôn dưới đất, phần ngọn sẽ được chẻ làm 4 nhánh tỏa ra bốn hướng đông tây nam bắc để đón nước mưa. Trên phần ngọn tre được chẻ làm tư đó, chủ nhà sẽ gác dàn đặt lễ vật gồm có: 1 con gà trống (con gà là đại diện cho sự bền bỉ, dẻo dai trong cuộc sống), 1 bình rượu nhỏ,  1 đấu thóc (có nơi dùng gạo) và 1 vòng sáp ong để đốt. Bên cạnh gốc tre sẽ đặt một cái cuốc nhỏ được buộc vào gốc tre. Bên cạnh đó, người ta sẽ mang từ 7 đến 9 cái ống nứa nhỏ bằng ngón tay và cắm xung quanh một gốc cây rừng đã bị cháy trên rẫy, sau đó rót nước đầy vào các ống tre này với với ngụ ý nước đã về tới rẫy, nước sẽ  làm mát đất. Nội dung lời khấn cầu của chủ nhà. 

Già làng và người dân đang cử hành nghi lễ cầu mưa
Già làng và người dân đang cử hành nghi lễ cầu mưa

Lễ chung cho cả làng (Plây), lễ cầu mưa: Khi nắng hạn kéo dài, dân làng Plây mới cầu chung một lễ, lễ do già làng (người được kính trọng nhất trong tộc họ) sẽ đứng ra điều hành. Công việc chuẩn bị lễ vật xong sẽ bắt đầu lễ cúng, chiếu cói mới (chưa dùng) sẽ được trải ra ngay phía dưới đài và án. Ở giữa chiếu sẽ đặt một chiếc đĩa có đựng hai đồng xu để khi khấn xong sẽ gieo quẻ âm dương, xung quanh chiếu có các ché rượu cần. Số người tham gia làm lễ cúng phải là số lẻ và do làng chọn, từ 3 đến 5 người (hoặc từ 7 đến 9 người) kể cả lễ vật cũng được sắp theo số lẻ để đến khi cầu Giàng cho thêm chẵn là vừa đủ. Trong các lễ thức, đồng bào người Chăm bao giờ cũng chỉ mong cầu là vừa bụng - không tham nhiều, sợ lấy nhiều thì lần sau xin trời sẽ không cho… Trong số người tham gia lễ cúng, dân làng sẽ lựa chọn một người có uy tín, sau đó người đó sẽ ngồi trên đài để tượng trưng cho người của Giàng (trời). Bên dưới già làng sẽ bắt đầu khấn cúng. 

Người dân Chăm múa xoang Ch'yong với hy vọng đất trời sẽ ban cho mưa thuận gió hòa
Người dân Chăm múa xoang Ch'yong với hy vọng đất trời sẽ ban cho mưa thuận gió hòa

Kết thúc lễ Plây: Kơtoong và dàn chiêng sẽ nổi lên giai điệu A Tonh Ch'yong e pla (Chào trời-chào khách). Trai, gái trong làng sẽ nhịp nhàng nhảy múa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Tư thế của họ là để tượng trưng cho mây bay,  gió thổi, sấm nổ để đón chào những hạt mưa từ "người của Giàng" đang ngồi trên đài đổ xuống… Người làm lễ cúng cùng với già làng sẽ chia lễ vật cho thần linh. Mọi người cùng ăn uống, nhảy múa. "Người của Giàng" sẽ vẩy nước xuống dưới khiến mọi người ướt và rải những hạt thóc xuống… Dân làng tin rằng trời sẽ chấp thuận cho mưa, và vui vẻ vào hội. Dân làng uống rượu và cùng nhau múa xoang Ch'yong với niềm tin trời sẽ ban cho mưa thuận gió hòa để dân Plây có nước sản xuất. 

Bài viết về Bình Định liên quan

  • Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình ĐịnhẢnh Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình Định
    Lễ hội Tháp Đôi là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đất võ Bình Định. Lễ hội diễn ra tối mùng 2 Tết tại di tích Tháp Đôi, phường Đống Đa, Quy Nhơn. Du khách tham dự lễ hội được thưởng...
  • Lễ hội chùa Ông NúiẢnh Lễ hội chùa Ông Núi
    Ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách gần xa nô nức đổ về chùa Ông Núi đi lễ, dâng hương, cầu phúc, cầu xin sức khỏe, tài lộc... Chùa Ông Núi rất linh thiêng nên...
  • Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình ĐịnhẢnh Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình Định
    Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gò Bồ là nét văn hóa đặc trưng trong dịp tết đến xuân về của người dân đất võ Bình Định. Vào chiều mùng 2 Tết hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách tập trung...
  • Lễ hội Đống Đa Tây SơnẢnh Lễ hội Đống Đa Tây Sơn
    Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định. Hàng năm, vào ngày 4-5 tháng Giêng, người dân và du khách thập phương náo nức tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn...
  • Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình ĐịnhẢnh Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định
    Nghệ thuật Bài chòi là một sáng tạo độc đáo giữa trò chơi với âm nhạc dân gian, không hề mang tính đỏ đen mà có giá trị cao về văn hóa, tinh thần. Đây là một thú vui dân gian của người dân đất võ Bình...
  • Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình ĐịnhẢnh Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình Định
    (lehoi.org)- Từ 4 - 7/3 (tức từ 12 đến 15/2 Âm lịch), tại đền Nam Hải, ngư dân phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn đã khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống năm 2012. Ngày chính lễ diễn...
  • Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình ĐịnhẢnh Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình Định
    (lehoi.org) - Ngày 2/3/2014 (tức ngày 2/2 âm lịch) hàng nghìn người dân đã tụ về chùa Bà, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để tham dự lễ hội...
  • Lễ hội đâm Trâu tại Bình ĐịnhẢnh Lễ hội đâm Trâu tại Bình Định
    (lehoi.org)- Hàng năm, từ tháng chạp đến tháng ba âm lịch, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh dân tộc Bana theo truyền thống mở lễ hội tạ ơn Giàng (Yang) là đấng thần linh tối...
  • Hội xuân chợ Gò tại Bình ĐịnhẢnh Hội xuân chợ Gò tại Bình Định
    Hội Xuân chợ Gò ( thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định) là một hội chợ lớn được tổ chức hằng năm vào ngày mùng một tết và là nơi vui chơi, cầu lộc của người dân trong ngày đầu năm mới...
  • Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chứcẢnh Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chức
    (lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13 - 14/2 (tức ngày 30, mồng Một Tết Canh Dần), bắt đầu bằng những điệu múa truyền thống của người Bana hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng rộn ràng giữa núi rừng đại ngàn Vĩnh...
  • Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình ĐịnhẢnh Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình Định
    (lehoi.org) - Năm nay lễ hội Đô thị nước mặn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19/3. Trong những ngày diễn ra lễ hội, không chỉ riêng người dân của tỉnh Bình Định, mà còn có cả du khách ở các địa...
  • Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1Ảnh Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1
    (lehoi.org) - Từ ngày 26 - 28/3, Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ I sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sự kiện này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương...
  • Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ IẢnh Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I
    Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I. Lễ hội do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Lộc làm Trưởng ban. Ban...
  • Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình ĐịnhẢnh Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình Định
    (lehoi.org) - Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại tỉnh Bình Định đã ban hành công văn số 58 /SVHTTDL-VP, ngày 19 tháng 1 năm 2011 về việc “kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật...
  • Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình ĐịnhẢnh Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình Định
    (lehoi.org) - Ngày 20/3/2011 (tức ngày 16/2 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư đã diễn ra tại thôn Bình Thái, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) trong không khí náo nhiệt, tưng...

Ghi chú bài viết Lễ hội cầu mưa của người Chăm - Vân Canh tại Bình Định

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội cầu mưa của người Chăm - Vân Canh tại Bình Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Lễ hội cầu mưa của người Chăm còn được biết đến là lễ mừng mưa tiếng Chăm là oai lơ cau chăhơzan, là một lễ hội của bà con đồng bào Chăm H'roi, Vân Canh,...