- Về đầu bài viết
- Ảnh: Mở đầu chương trình khai mạc Lễ hội là tiết mục múa rồng.
- Ảnh: Màn biểu diễn bài Song kiếm của nữ tướng Bùi Thị Xuân.
- Ảnh: Màn biểu diễn của các đoàn võ thuật tay không
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Ấn tượng Lễ hội đường phố trong Liên hoan Võ cổ truyền 2012
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Ấn tượng Lễ hội đường phố trong Liên hoan Võ cổ truyền 2012
Theo thông tin từ BTC, Lễ hội đường phố năm nay có sự tham gia của hơn 1.000 diễn viên, võ sinh được bố trí thành “24 cụm” và thể hiện 5 chương trong lễ hội gồm: “Miền đất võ thuật”; “Vùng trời thơ văn”; “Nghĩa khí Tây Sơn”; “Đồng vọng non sông” và “Vòng tay bè bạn”.
Mở đầu chương trình khai mạc Lễ hội là tiết mục múa rồng.
Mở đầu cho lễ hội là đoàn diễu hành 3 rồng vàng, tượng trưng cho 3 vua triều Tây Sơn: Vua Thái Đức, vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh. Tiếp đó là màn biểu diễn của các đoàn võ thuật tay không và biểu diễn múa roi. Roi là một loại binh khí được sử dụng khá rộng rãi ở Bình Định, trong đó nổi tiếng nhất là ở đất Thuận Truyền - Tây Sơn, vùng đất võ nổi tiếng với những đường roi bí truyền: “Đâm so đũa”, “Roi đánh nghịch”, “Phá vây”…
Sau cụm võ sinh múa roi sẽ đến các cụm gồm: đoàn biểu diễn võ thuật với long đao của các VĐV nam; đoàn biểu diễn võ thuật với côn lửa của các VĐV nữ. Đặc biệt, nét chủ đạo của bài côn lửa năm nay là từ nền tảng các bài “Roi Thái sơn”, roi “Hắc đảnh ô sơn”, roi “Tam thâu tùy hành pháp”.
Màn biểu diễn bài Song kiếm của nữ tướng Bùi Thị Xuân.
Sau khi thưởng thức các màn biểu diễn võ thuật đẹp mắt, du khách sẽ được hưởng một bầu không khí dịu nhẹ với chương trình “Vùng trời thơ văn”. Mở đầu cho chương này là đoàn diễu hành của các thiếu nữ tham dự cuộc thi Người đẹp quốc tế võ cổ truyền Việt Nam. Đây là sự kiện vừa tôn vinh nét đẹp truyền thống, vừa là “chất thơ” của Liên hoan Võ cổ truyền năm nay. Sau đoàn diễu hành của những người đẹp sẽ đến đoàn diễu hành với trang phục và mặt nạ tuồng để thể hiện “cái nôi” tuồng hát bội bởi từ vùng đất này đã sản sinh ra những bậc thầy trong việc sáng tác, biểu diễn và hát bội và đã trở thành nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc, là vốn quý trong kho tàng văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.
Tiếp đến là đoàn diễu hành của các tiên nữ “Ghềnh Ráng tiên sa” với việc quảng bá hình ảnh của các địa danh thắng cảnh của Bình Định. Cuối cùng là đoàn diễu hành của các thi sĩ với bút nghiên và những phiến thơ có in những bài thơ hay. Bình Định cũng là vùng đất nổi tiếng với những bậc tài tử văn chương như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Xuân Diệu, Quách Tấn, Yến Lan, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…Họ là những tác giả người Bình Định hoặc sống và thành danh ở Bình Định. Cho đến nay, những "danh thi" này vẫn mãi là niềm ngưỡng mộ của các thế hệ trẻ ngày nay. Người ta thường dùng chữ “trời văn” đi kèm với “đất võ” khi nhắc tới Bình Định cũng vì vậy.
Màn biểu diễn của các đoàn võ thuật tay không
Sau chương I và chương II với các màn biểu diễn võ đặc sắc và trải lòng với những áng thơ hay, những thiếu nữ sắc nước hương trời thì chương III sẽ giúp người xem ôn lại truyền thống và một thời oanh liệt cùng những chiến công hiển hách của ba anh em nhà Tây Sơn được tái hiện qua chương “Nghĩa khí Tây Sơn”.
Mở đầu chương này là đoàn trống trận Tây Sơn với 39 cờ có thêu chữ “Nghĩa khí Tây Sơn”. Trong tiếng trống trận tưng bừng là sự xuất hiện của đoàn xa giá 32 người rước bức chiếu lên ngôi của vua Quang Trung, tiếp đến là đoàn bộ binh Tây Sơn với các chiến binh cầm binh khí khác nhau và đoàn nữ binh Tây Sơn với 50 nữ binh múa bài “Song phượng kiếm” nổi tiếng của nữ anh hùng Bùi Thị Xuân. Cụm cuối cùng là đoàn thủy binh của Tây Sơn.
Chương IV và chương V của Lễ hội mang tên “Đồng vọng non sông” và “Vòng tay bè bạn”. “Đồng vọng non sông” là màn diễn của các nghệ sĩ và diễn viên Trường múa TP Hồ Chí Minh thể hiện cho trận chiến đánh thành Gia Định. Tiếp đó, đoàn nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Nghệ thuật tổng hợp tỉnh Tiền Giang sẽ tái hiện lại trận Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm, làm nên chiến thắng vang dội của quân Tây Sơn…
Bài viết về Bình Định liên quan
- Lễ hội Tháp Đôi tỉnh Bình Định
Lễ hội Tháp Đôi là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng của đất võ Bình Định. Lễ hội diễn ra tối mùng 2 Tết tại di tích Tháp Đôi, phường Đống Đa, Quy Nhơn. Du khách tham dự lễ hội được thưởng...
- Lễ hội chùa Ông Núi
Ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách gần xa nô nức đổ về chùa Ông Núi đi lễ, dâng hương, cầu phúc, cầu xin sức khỏe, tài lộc... Chùa Ông Núi rất linh thiêng nên...
- Lễ hội đua thuyền truyền thống sông Gò Bồ tỉnh Bình Định
Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Gò Bồ là nét văn hóa đặc trưng trong dịp tết đến xuân về của người dân đất võ Bình Định. Vào chiều mùng 2 Tết hàng năm, hàng ngàn người dân và du khách tập trung...
- Lễ hội Đống Đa Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ Bình Định. Hàng năm, vào ngày 4-5 tháng Giêng, người dân và du khách thập phương náo nức tham dự lễ hội tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn...
-
- Nghệ thuật Bài chòi dân gian Bình Định
Nghệ thuật Bài chòi là một sáng tạo độc đáo giữa trò chơi với âm nhạc dân gian, không hề mang tính đỏ đen mà có giá trị cao về văn hóa, tinh thần. Đây là một thú vui dân gian của người dân đất võ Bình...
- Lễ hội cầu ngư truyền thống 2012 tại Bình Định
(lehoi.org)- Từ 4 - 7/3 (tức từ 12 đến 15/2 Âm lịch), tại đền Nam Hải, ngư dân phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn đã khai mạc Lễ hội cầu ngư truyền thống năm 2012. Ngày chính lễ diễn...
- Tổ chức lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2014 tại Bình Định
(lehoi.org) - Ngày 2/3/2014 (tức ngày 2/2 âm lịch) hàng nghìn người dân đã tụ về chùa Bà, thuộc thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để tham dự lễ hội...
- Lễ hội đâm Trâu tại Bình Định
(lehoi.org)- Hàng năm, từ tháng chạp đến tháng ba âm lịch, tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh dân tộc Bana theo truyền thống mở lễ hội tạ ơn Giàng (Yang) là đấng thần linh tối...
- Hội xuân chợ Gò tại Bình Định
Hội Xuân chợ Gò ( thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định) là một hội chợ lớn được tổ chức hằng năm vào ngày mùng một tết và là nơi vui chơi, cầu lộc của người dân trong ngày đầu năm mới...
-
- Sau 10 năm Lễ hội đâm trâu làng Tà Điệt (Bình Định) lại tổ chức
(lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13 - 14/2 (tức ngày 30, mồng Một Tết Canh Dần), bắt đầu bằng những điệu múa truyền thống của người Bana hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng rộn ràng giữa núi rừng đại ngàn Vĩnh...
- Độc đáo Lễ hội Đô Thị Nước Mặn 2010, Bình Định
(lehoi.org) - Năm nay lễ hội Đô thị nước mặn diễn ra trong 3 ngày từ ngày 17 đến ngày 19/3. Trong những ngày diễn ra lễ hội, không chỉ riêng người dân của tỉnh Bình Định, mà còn có cả du khách ở các địa...
- Bình Định sẽ tổ chức Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ 1
(lehoi.org) - Từ ngày 26 - 28/3, Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ I sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sự kiện này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương...
- Bình Định: Thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I
Vừa qua Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Ban tổ chức Lễ hội Lâm sản Việt Nam lần thứ I. Lễ hội do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Lộc làm Trưởng ban. Ban...
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật và lễ hội năm 2011 tại Bình Định
(lehoi.org) - Vừa qua, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại tỉnh Bình Định đã ban hành công văn số 58 /SVHTTDL-VP, ngày 19 tháng 1 năm 2011 về việc “kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật...
- Sôi động lễ hội Cầu Ngư, Bình Định
(lehoi.org) - Ngày 20/3/2011 (tức ngày 16/2 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư đã diễn ra tại thôn Bình Thái, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) trong không khí náo nhiệt, tưng...
Ghi chú bài viết Ấn tượng Lễ hội đường phố trong Liên hoan Võ cổ truyền 2012
Từ khóa:
(lehoi.org) - T ối 2/8, Lễ hội đường phố - một trong những hoạt động nằm trong chương trình Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV- Bình Định...