Lễ hội Từ Hả tại tỉnh Bắc Giang

Thời gian: 6/1- 8/1 Âm lịch
(lehoi.info) - Lễ hội Đền Từ Hả diễn ra trong hai ngày từ ngày mồng 6 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi thờ thượng tướng quân Thân Cảnh Phúc, người góp công lao to lớn trong cuộc chiến tranh chống quân Tống ở thế kỷ thứ XI (1075-1077).

Tương truyền cách đây hàng nghìn năm về trước, vào thời nhà Lý (thế kỷ X - XI), tại xã Hả Hộ của Động Giáp, là Châu Lạng của nước Đại Việt, đây là một động lớn của vùng Bắc Giang, dòng tộc họ Giáp sống ở động này từng rất nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Các tù trưởng và tộc trưởng vùng này đều là người thuộc dòng họ Giáp, đã được kế truyền nhau qua nhiều thế kỷ. Vào thời Lý họ Giáp ba đời có người đã làm tới chức phò mã cho nhà Lý, như: thời Lý Thái Tông có Thân Thiệu Thái (1029) lấy công chúa Bình Dương; thời Lý Thái Tổ có Giáp Thừa Quý; Thời Lý Nhân Tông  cóThân Cảnh Phúc (1066) kết duyên với công chúa Thiên Thành, các phò mã họ Giáp thường là những người giỏi đánh giặc và đã được nhân dân tôn sùng,  lịch sử cũng đã có ghi là những “Thiên Thần Động Giáp”. Hội Từ Hả là lễ hội thờ tướng quân Vũ Thành (tức Thân Cảnh Phúc) là phò mã nhà Lý (1066) đã có công lớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm phương Bắc.

Đoàn rước thành trong lễ hội Từ Hả tỉnh Bắc Giang
Đoàn rước thành trong lễ hội Từ Hả tỉnh Bắc Giang

Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ngài, hàng năm người nhân nơi đây thường mở hội từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng, trong đó có lễ rước hội, cuộc rước là tái diễn lại sự tích đi đánh giặc của Thân Cảnh Phúc.

Theo tục xưa, tổ chức lễ hội đền Hả thường chia cho 4 giáp: Trong, Kép, Nguộm và Hăng. Hàng năm, 4 giáp này sẽ chọn ra một giáp để đăng cai, 4 giáp bầu chọn ra một ban khánh tiết. Ban khánh tiết bao gồm: thầy cả; hội chủ; đương cai; bồi tế; thư văn; hỏa khí; đạo tràng; chắp hiện; các bậc trưởng lão; thủ từ; và bốn nhà chức trách của làng.

Ban khánh tiết có trách nhiệm đứng ra tổ chức lễ hội theo các nghi lễ và nghi thức của nhà thánh đã được truyền lại từ xa xưa. Hội thường được tổ chức vào 3 ngày là mồng 7, mồng 8 và mồng 9 tháng Giêng hàng năm. Ngày mồng 8 sẽ là ngày chính của hội. Trong cả 3 ngày đều tổ chức nghi lễ tế lễ tại đền và chùa. Riêng ngày mồng 8 sẽ tổ chức tế lễ tại Bãi Dược, vừa tế lễ, vừa diễn ra các trò chơi.

Cuộc rước và tế tại Bãi Dược thường được tiến hành bắt đầu từ giỡ Mão cho đến giờ Ngọ của ngày mồng 8 tháng giêng. Đây là một màn diễn lại quá trình đức thánh Vũ Thành cầm quân đi đánh giặc bảo vệ tổ quốc. Tích diễn này là một nét đẹp, độc đáo nhất và tiêu biểu nhất trong lễ hội Từ Hả.

Nghi thức và nghi lễ trong ngày mồng 8 tháng Giêng sẽ được bắt đầu bằng nghi lễ giao tín. Lễ giao tín sẽ được bắt đầu vào giờ Mão (6 -7 giờ sáng) do các quan viên trong Giáp đảm nhận. Đây là lễ dâng cỗ chay để trình nhà Thánh, đồng thời mời thánh cầm quân ra trận. Các nghi lễ được tổ chức rất trang nghiêm, và tôn kính. Cỗ chay của các giáp được dâng lên bàn thờ của thánh để cúng bao gồm: bánh ít, bánh mật, bánh dày,  bánh bìa, giang, bánh chay, bánh đậu nhừ, bánh mã, xôi, cơm, cam sành, chè lam, chè mật, trầu cau. Sau khi làm lễ xong, các đồ rước như kiệu, bát bửu, hương án, binh khí, cờ quạt, ngựa bạch, ngựa hồng… đã được sắp xếp đầy đủ và chỉnh tề tại khu vực sân đền để chuẩn bị rước.

Đúng giờ Tỵ, sau khi có lệnh cho đoàn rước khởi giá. Đoàn rước chính là tượng trưng cho đoàn quân đang hành quân đi đánh trận. Vì thế, đoàn rước này phải đi rất trật tự âm thầm, quân rẹp đường, cờ sai, chỉ lấy hiệu lệnh để chuyền nhau, 27 lá cờ ngũ hành thường được quấn vào cột cờ, chiêng, trống, phải thu hết dùi không được đánh. Kỳ lân, sư tử cũng phải im lặng mà bước, ngựa đóng yên cương cũng bước đi một cách từ từ. Hộ vệ vác bát bửu, đao nghiêm trang, đi đều và không được nói. Kiệu ông, kiệu bà chậm rãi rước theo đoàn quân. Đoàn rước đi trong bầu không khí im lặng, trang nghiêm và cứ thế đi qua miếu Bà Lão Hậu ở dưới một gốc đa, sau đó đi qua bãi trống, bãi chiêng, bãi lá cờ… và tiến quân vào chân đồi bãi Dược rồi dừng lại. Đây chính là nơi ém quân để chờ thời cơ xung trận.

Người dân thập phương nô nức kéo nhau về trẩy hội Từ Hả ở bắc Giang
Người dân thập phương nô nức kéo nhau về trẩy hội Từ Hả ở bắc Giang

Sau đó, lễ vật thờ các cuộc tế lễ lần lượt diễn ra. Lễ vật được dâng lên thánh tại bãi Dược cũng được dân làng chuẩn bị rất chu đáo, đúng nghi thức và trông rất đẹp mắt. Sau tế lễ mừng công sẽ đến lễ đảo cờ lần một và lần hai. Lễ đảo cờ đặc trưng cho 2 lần xuất quân đi đánh giặc của vị tướng quân Vũ Thành.

27 lá cờ sẽ được chia làm  hai hàng ở trước kiệu thánh, 13 lá đi thành một hàng, còn 1 lá được cắm riêng một chỗ. Các trai đinh của giáp đăng cai sẽ ở đúng vị trí và sẵn sàng nghe lệnh và đảo cờ. Khi lệnh phát, 13 lá cờ bên tả sẽ chạy sang chỗ của 13 lá cờ của bên hữu và ngược lại. Thời gian đảo cờ diễn ra rất nhanh, cự ly giữa bên tả và bên hữu là 100m, nên các trai đinh cần phải vận động rất nhanh nhẹn. Đảo cờ là biểu diễn như một trận đánh. Lễ đảo cờ lần hai sẽ diễn ra vào lúc 13 giờ và cách thức và tiến trình cũng diễn ra như vậy, chỉ khác nhau là lần đảo cờ thứ hai sẽ có lễ rước thánh hồi cung. Việc đảo cờ lần 2 được truyền lại, là đức thánh Vũ Thành đánh thắng quân phương Bắc 9 trận, đến trận thứ 10 thì bị thương, nên phải chạy về phía sau; vì thế khi thánh hoàn cung sẽ qua miếu Lão Hậu ở dưới gốc đa thì phải dừng lại để ghi nhớ việc tướng quân Vũ Thành khi bị thương đã qua đâyt hỏi bà già bán nước là “Mất đầu thì sống hay chết”... Sau đó kiệu thánh sẽ tiếp tục được hoàn cung.

Tại bãi Dược, sau khi nghi thức tế lễ xong các trò chơi bắt đầu được tổ chức, có trò chơi như: kéo co, đẩy gậy, đu tiên, vật cổ truyền, đá cầu chinh, võ dân tộc. Ngày nay còn có thêm môn bóng đá, cầu lông và hát múa. Khi thánh đã hồi cung xong thì ngay dưới bóng cây cổ thụ, 2 thảo xá sẽ được dựng lên trước sân để chờ đoàn rước vào lễ mộc dục và  lễ thảo xá. Lễ thảo xá là nghi thức hóa sinh để nhà thánh đi về cõi vĩnh hằng. Nơi đây chính là nơi con ngựa bạch của tướng quân Vũ Thành về và hóa tại đó. Để tượng trưng cho sự hóa sinh ấy người dân đã chặt cây và gác vào nhau (gọi là thảo xá) đến giờ dậu thì thảo xá sẽ được đốt đi và tiễn thánh về với cõi vĩnh hằng. Nghi lễ mộc dục thường được diễn ra vào tối ngày mồng 8 tháng Giêng, sau lễ hóa thảo xá. Tối mồng 9 tháng Giêng ban tổ chức sẽ tổ chức lễ cầu siêu tại chùa Từ Hả (còn gọi là chùa Thiên Đài) với hy vọng sinh linh của đức thánh Vũ Thành sẽ phù hộ độ trì cho bà con dân làng làm ăn thịnh vượng

Lễ hội Từ Hả diễn rã với mục đích để con cháu ôn lại quá khứ hào hùng của các vị cha ông ta và tinh thần đoàn kết đấu tranh anh hùng của dân tộc.  Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Giang, đã thu hút được rất nhiều du khách thập phường về tham quan và thắp hương cầu nguyện.

Bài viết về Bắc Giang liên quan

  • Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc GiangẢnh Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang
    Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, tại thôn Đức la, xã Trí Yên, Việt Dũng, Bắc Giang. Đây là một lễ hội truyền thống điển...
  • Hội trám rụng tại Bắc GiangẢnh Hội trám rụng tại Bắc Giang
    Hội trám rụng thường được tổ chức vào mùa trám rụng khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm tại xã Đông Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Một mùa trám là một mùa ngon, một mùa thương nhớ. Hội trám rụng...
  • Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc GiangẢnh Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc Giang
    Hội xuân Tiên Lục được tổ chức ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Du khách không chỉ được tham gia ngày hội vui xuân mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xóm làng, của cây dã hương ngàn năm tuổi bên...
  • Hội làng Hựu tỉnh Bắc GiangẢnh Hội làng Hựu tỉnh Bắc Giang
    Ngày 19-20/1 âm lịch hàng năm, người dân làng Hựu và nhân dân trong vùng được sống trong không khí lễ hội tưng bừng của ngày hội làng. Đông đảo người dân tham gia hội làng Hụi Làng Hựu là ngôi làng cổ...
  • Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc GiangẢnh Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc Giang
    Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang được tổ chức vào ngày mùng 6 và mùng 7 tết hàng năm nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn năm xưa, đập tan...
  • Lễ hội đền Phủ - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Phủ - Bắc Giang
    Lễ hội Đền Phủ được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, là lễ hội tưởng nhớ công ơn bà chúa Kho thời Trần. Được biết, đền Phủ được xây dựng ngay bên thành phủ Lạng Giang, thuộc xã Châu...
  • Lễ hội đền Đa Mai - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang
    Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang được tổ chức vào hai ngày mùng 9 và 10-2 âm lịch tại Đền Đa Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) để tưởng nhớ công ơn của hai công chúa con vua Trần là Bảo Nương và Ngọc...
  • Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc GiangẢnh Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc Giang
    Lễ hội Yên Thế thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm, tại thị trấn Cầu Gỗ của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội được lập ra từ năm 1984 - lễ kỷ niệm 100 năm ngày khởi nghĩa Yên...
  • Lễ hội Bồ Đà tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Bồ Đà tại Bắc Giang
    Hội Bổ Đà diễn ra từ ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại khu vực núi Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Hội Bổ Đà còn được gọi với cái tên khác là hội chùa Bổ. Cái tên...
  • Lễ hội Y Sơn tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Y Sơn tại Bắc Giang
    Hội đền chùa Y Sơn ( còn được gọi là IA ) thường diễn ra vào ngày tết Thượng Nguyên ( tức 15 tháng Giêng âm lịch ) tại xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Đây là một lễ hội cổ truyền đã có từ...
  • Hội làng Đại Phú tại Bắc GiangLeHoi.info
    (lehoi.org)-Làng Đại Phú là tên gọi chung của 2 thôn: Đại Phú 1 và Đại Phú 2 của xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Vào ngày 16 tháng giêng hàng năm thì làng Đại Phú sẽ mở hội - hội này là...
  • Hội Liên Xương tại Bắc GiangẢnh Hội Liên Xương tại Bắc Giang
    Liên Xương là một làng của xã Xương Lâm, thuộc huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Ngày xưa, Liên Xương là một xã thuộc tổng Phi Mô, huyện Bảo Lộc, của phủ Lạng Giang. Mỗi năm, Liên Xương đều duy trì khá nhiều...
  • Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc GiangẢnh Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc Giang
    Làng Thành là một ngôi làng ở xã Xương Giang, thuộc thành phố Bắc Giang . Một năm làng Thành có 2 kỳ hội còn được gọi là xuân thu nhị kỳ. Về mùa xuân hội bắt đầu từ ngày mồng 6 cho đến mồng 8 tháng...
  • Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc GiangẢnh Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lễ hội cúng rừng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc Nùng. Hội thường được tổ chức 2 lần trong năm và tại 2 địa điểm khác nhau. Lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày...
  • Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc GiangẢnh Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lương Phong là một làng cổ của huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Người dân nơi đây thường làm nghề nông là chính. Sau một năm làm ăn vất vả, khó nhọc, người dân Lương Phong được nghỉ ngơi...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội Từ Hả tại tỉnh Bắc Giang

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Từ Hả tại tỉnh Bắc Giang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Đền Từ Hả diễn ra trong hai ngày từ ngày mồng 6 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch, tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi...