Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc Giang

Thời gian: 6/1- 8/1 Âm lịch
Làng Thành là một ngôi làng ở xã Xương Giang, thuộc thành phố Bắc Giang . Một năm làng Thành có 2 kỳ hội còn được gọi là xuân thu nhị kỳ. Về mùa xuân hội bắt đầu từ ngày mồng 6 cho đến mồng 8 tháng giêng âm lịch, được gọi là hội xuân. Trong đó ngày mồng 7 tháng giêng là ngày hội chùa, còn hội đình thì tổ chức trong cả ba ngày. Về mùa thu, bắt đầu từ ngày mồng 4 đến hết ngày mồng 5 tháng 8 âm lịch.

Hội làng Thành thường diễn ra ở đình và chùa là chủ yếu. Ngoài ra, trong làng còn có một số địa điểm diễn ra các nghi lễ hội nữa, đó là các địa điểm rước kiệu thánh tuần du quanh làng.

Đình làng Thành là một ngôi đình lớn đã có từ lâu năm, tọa lạc trên thửa đất ven đường làng, địa thế đình rộng rãi. Đình có quy mô bề thế gồm 5 gian hai dãy mái cong có lợp ngói mũi có sàn, chấn song con tiện ( nay xây gạch bao quanh ),  cửa bức bàn, cửa bức bàn. Chùa Thành cũng là một trong những ngôi chùa cổ của Việt Nam, nhìn ra cánh đồng rộng, thoáng đãng. Trong chùa có các công trình mang giá trị nghệ thuật.

Theo phong tục cổ truyền, khi làng vào lễ hội thì cho hai giáp làm cỗ, đóng đám. Cỗ vào hội của làng chỉ thịt lợn, xôi và muối vừng. Cỗ được bày lên một chiếc mâm rồi dâng lên thánh cung tế thần. Đức Cao Sơn - Quý Minh được xem là Thành hoàng của làng Thành. Đức Cao Minh được thờ tại đình Chung, thờ chung với bên làng Vẽ. Ngoài ra còn thờ một vị hậu thần là ông Dương Quốc Công. Vị họ ông Dương còn có nghè riêng trong xóm Đình nên gọi là nghè Miễu.

Lễ rước kiệu tại Lễ hội làng Thành
Lễ rước kiệu tại Lễ hội làng Thành

Trong dịp hội vào mùa xuân, dân làng bắt đầu đóng đám từ ngày mồng 6 tháng Giêng. Trong ngày này sẽ tổ chức lễ rước kiệu. Làng Thành thờ ba vị nên sẽ có ba kiệu rước trong ngày hội. Người dân tổ chức nghênh rước thành hoàng Quý Minh từ đình Thành ra ngã tư rồi vào chùa Thành. Tại đây đoàn rước kiệu này sẽ gặp đoàn rước kiệu ông Dương Quốc Công cũng đang đi đến đó, hai kiệu sẽ nhập vào nhau. Sau đó Kiệu Quý Minh đi trước theo sau là kiệu Dương Quốc Công, cả hai cùng đi tới đình Chung để làm lễ Đức thánh Cả Cao Sơn. Từ đây cả hai kiệu cùng rước về lúc này kiệu Cao Sơn sẽ đi trước.

Hành trình rước kiệu lúc này là cả ba kiệu cùng đi từ đình Chung qua đường xóm Dinh, men theo đường làng đến ao Mạo, sau đó thẳng đường giữa làng để ra quốc lộ 1A ( đường cái quan ) đi tới cuối phố quán thánh xong rồi vòng trở về đình Thành. Cả ba kiệu sẽ được hạ ở sân đình. Dân làng sẽ cho nồi hương vào đình để thực hiện lễ an vị, chờ trong 3 ngày.

Sau cuộc rước kiệu, làng sẽ tổ chức lễ cướp cầu. Sân cầu ở cổng đình Thành giáp với chùa Thành. Chỗ ấy được gọi là đồng. Truyền tích về quả cầu của người dân ở đây là: Do ngài Dương Quốc Công muốn rèn luyện quan sĩ nên đã làm ra một quả cầu. Thường ngày quả cầu đó vẫn được thờ ở nghè Miễu ( xóm Đinh ). Đến ngày hội thì mang ra chơi; Khi chơi sẽ thực hiện lễ tế cầu.

Các cụ trong làng tham dự lễ hội
Các cụ trong làng tham dự lễ hội

Sân cầu có vạch ở giữa sân và cuối sân. Người chơi sẽ chia thành hai đội đứng ở hai bên. Khi cụ tiên chỉ vào quả cầu mùa gieo cầu, hai bên sẽ xông vào cướp, ai cướp được thì chạy sang sân đối phương rồi ôm chạy về phủ để phục nộp ở cửa đình. Bên nào nộp được cầu là bên đó thắng, năm ấy họ sẽ làm ăn khá giả.

Hội làng Thành còn tổ chức môn vật, nhưng không thờ vật mà chỉ tổ chức vật giải. Làng cũng có trò chơi cờ người. Quân cờ sẽ là các chàng trai và các cô gái trẻ, mặc trang phucjc tướng sỹ, có vẽ chữ của các quân cờ. Hai bên, một bên nam và một bên nữ. Có năm cả hai bên đều là nữ. Điều kiện chọn quân cờ đó là những cô gái không quá 18 tuổi. Cô nào đẹp nhất thì sẽ được chọn làm tướng. Khi chơi sẽ có trống đánh rộn ràng và có bàn cờ nhỏ ở bên ngoài để theo dõi.

Ở hội làng Thành cũng tổ chức các trò chơi khác như đập niêu, đập nồi, ném vòng cổ chai hay chạy hoá trang. Chạy hoá trang ở đây là xếp từng bộ trang phục mà không cho người tham gia biết, ai lấy phải bộ nào thì sẽ phải mặc bộ đó, vừa chạy vừa mặc.

Hai giáp của làng Thành đều có tổ chức múa kỳ lân sư tử. Hai đội này khi hội sẽ được đi đầu đoàn rước, vừa đi vừa nổi trống vừa múa. Khi kiệu về đình sẽ múa thờ ở đình. Mỗi đội kỳ lân có một nét độc đáo riêng, phong cách riêng. cả hai đội đều múa rất giỏi, rất nhiều động tác đẹp mắt. Khi múa thờ ở đình, cả hai đội đều trổ hết những động tác đẹp mắt nhất của mình để biểu diễn.

Chiều ngày mồng 8 tháng giêng sẽ là ngày giã hội làng Thành. Làng sẽ tổ chức tế hoàn cung. Khi hoàn cung xong thì ba kiệu lại trở về cơ sở của mình. Đoàn rước lúc này cũng về đình Chung men theo đường ao Mạo.Khi đến đường rẽ lên nghè Miễu thì kiệu thánh Quý Minh sẽ dừng lại để kiệu Dương Quốc Công về. Lúc này kiệu Cao Sơn đi lên đầu, kiệu Quý Minh đi sau, kiệu Cao Sơn chuyển nồi hương vào đến đình Chung thì về thứ 3, cả 3 tiến vào nhà sắc ở ngay giữa làng. Tại đây tề tựu rồi tháo gỡ các kiệu cất vào nhà sắc, lễ hoàn cung xem như đã hoàn thành.

Hát Chèo trong hội xuân
Hát Chèo trong hội xuân

Cúng trong 3 ngày này, ở đình chùa sẽ tổ chức hát hát chèo, nhà tơ, hát ống….Hát ống là lối hát có đối đáp với nhau, ai hát thì cầm ống hát để cho người bên kia nghe thấy; ống hát được làm bằng ống tre, lấy da con ếch để làm màng loa, hai loa nối với nhau bằng một sợi chỉ truyền âm. Bên kia để ống nghe thu bào tai nghe được thì bỏ tai nghe để làm loa hát cho bên kia đáp lại…

Hội làng Thành là hội lớn có tiếng ở tỉnh Bắc Giang. Hội này có cuộc rước kiệu và trò cướp cầu khá hoành tráng, độc đáo. Trong lễ hội, cỗ bàn cúng rất đơn giản không cầu kỳ và cũng không tốn kém. Ngoài lễ hội đầu xuân thì làng Thành còn có lễ hội mùa thu cũng là hội của đình. Nói chung, lệ mùa thu thì bình thường không to, không vui bằng hội xuân. Từ khi có lễ hội Xương Giang, hội làng Thành cũng là hội khiến lễ hội Xương Giang có thêm sức sống.

Bài viết về Bắc Giang liên quan

  • Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc GiangẢnh Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang
    Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, tại thôn Đức la, xã Trí Yên, Việt Dũng, Bắc Giang. Đây là một lễ hội truyền thống điển...
  • Hội trám rụng tại Bắc GiangẢnh Hội trám rụng tại Bắc Giang
    Hội trám rụng thường được tổ chức vào mùa trám rụng khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm tại xã Đông Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Một mùa trám là một mùa ngon, một mùa thương nhớ. Hội trám rụng...
  • Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc GiangẢnh Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc Giang
    Hội xuân Tiên Lục được tổ chức ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Du khách không chỉ được tham gia ngày hội vui xuân mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xóm làng, của cây dã hương ngàn năm tuổi bên...
  • Hội làng Hựu tỉnh Bắc GiangẢnh Hội làng Hựu tỉnh Bắc Giang
    Ngày 19-20/1 âm lịch hàng năm, người dân làng Hựu và nhân dân trong vùng được sống trong không khí lễ hội tưng bừng của ngày hội làng. Đông đảo người dân tham gia hội làng Hụi Làng Hựu là ngôi làng cổ...
  • Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc GiangẢnh Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc Giang
    Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang được tổ chức vào ngày mùng 6 và mùng 7 tết hàng năm nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn năm xưa, đập tan...
  • Lễ hội đền Phủ - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Phủ - Bắc Giang
    Lễ hội Đền Phủ được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, là lễ hội tưởng nhớ công ơn bà chúa Kho thời Trần. Được biết, đền Phủ được xây dựng ngay bên thành phủ Lạng Giang, thuộc xã Châu...
  • Lễ hội đền Đa Mai - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang
    Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang được tổ chức vào hai ngày mùng 9 và 10-2 âm lịch tại Đền Đa Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) để tưởng nhớ công ơn của hai công chúa con vua Trần là Bảo Nương và Ngọc...
  • Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc GiangẢnh Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc Giang
    Lễ hội Yên Thế thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm, tại thị trấn Cầu Gỗ của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội được lập ra từ năm 1984 - lễ kỷ niệm 100 năm ngày khởi nghĩa Yên...
  • Lễ hội Bồ Đà tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Bồ Đà tại Bắc Giang
    Hội Bổ Đà diễn ra từ ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại khu vực núi Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Hội Bổ Đà còn được gọi với cái tên khác là hội chùa Bổ. Cái tên...
  • Lễ hội Y Sơn tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Y Sơn tại Bắc Giang
    Hội đền chùa Y Sơn ( còn được gọi là IA ) thường diễn ra vào ngày tết Thượng Nguyên ( tức 15 tháng Giêng âm lịch ) tại xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Đây là một lễ hội cổ truyền đã có từ...
  • Hội làng Đại Phú tại Bắc GiangLeHoi.info
    (lehoi.org)-Làng Đại Phú là tên gọi chung của 2 thôn: Đại Phú 1 và Đại Phú 2 của xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Vào ngày 16 tháng giêng hàng năm thì làng Đại Phú sẽ mở hội - hội này là...
  • Hội Liên Xương tại Bắc GiangẢnh Hội Liên Xương tại Bắc Giang
    Liên Xương là một làng của xã Xương Lâm, thuộc huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Ngày xưa, Liên Xương là một xã thuộc tổng Phi Mô, huyện Bảo Lộc, của phủ Lạng Giang. Mỗi năm, Liên Xương đều duy trì khá nhiều...
  • Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc GiangẢnh Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lễ hội cúng rừng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc Nùng. Hội thường được tổ chức 2 lần trong năm và tại 2 địa điểm khác nhau. Lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày...
  • Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc GiangẢnh Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lương Phong là một làng cổ của huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Người dân nơi đây thường làm nghề nông là chính. Sau một năm làm ăn vất vả, khó nhọc, người dân Lương Phong được nghỉ ngơi...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc Giang

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc Giang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Làng Thành là một ngôi làng ở xã Xương Giang, thuộc thành phố Bắc Giang . Một năm làng Thành có 2 kỳ hội còn được gọi là xuân thu nhị kỳ. Về mùa xuân hội...