Khôi phục những giá trị truyền thống trong lễ hội tại Bắc Giang

(lehoi.info) - Bắc Giang là một trong những cái nôi của lễ hội miền Bắc với mấy trăm lễ hội lớn nhỏ được diễn ra vào dịp năm mới. Đã bao thế hệ, lễ hội luôn là một sinh hoạt văn hoá vô cùng cuốn hút và hấp dẫn bởi vì nó gắn liền với những phong tục và tập quán của mỗi vùng miền, trở thành một trong những nét đẹp gắn kết mọi người với nhau. Để giúp bạn đọc hiểu thêm về văn hóa lễ hội từ xưa đến nay với những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Xuân Cần - nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang.

Chào ông, với hơn 10 năm nghiên cứu về văn học dân gian và lễ hội, xin ông cho biết một số nét tiêu biểu của các lễ hội, các dạng hình thức  lễ hội ở tỉnh Bắc Giang có gì khác với hình thức của các lễ hội ở vùng quê khác?

Lễ hội là một trong những hình thái sinh hoạt văn hoá lâu đời của vùng quê Việt Nam. Tỉnh Bắc Giang nằm trong xứ Kinh Bắc xưa, nơi đó có vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc cùng sinh sống không những nổi tiếng về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm mà còn là miền đất hiếu học, có nhiều người đỗ khoa bảng, về một số di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh,  là nơi bắt nguồn xuất hiện của nhiều lễ hội dân gian truyền thống ở dọc bên bờ các con sông và cả ở trên vùng núi rừng đại ngàn vùng cao. Vì vậy hoạt động lễ hội được tổ chức rất phong phú và có từ nghìn đời nay. Vì nằm trong vùng Tứ trấn của đất kinh thành Thăng Long xưa nên những điểm tiêu biểu của lễ hội ở Bắc Giang cũng không có gì khác so với lễ hội xứ Bắc, chỉ có điều tỉnh ta có nhiều dân tộc thiểu số nên các lễ hội phong phú hơn.

Hội đình Thái Đào, tổ chức vào 19/5 âm lịch tại xã Thái Đào
Hội đình Thái Đào, tổ chức vào 19/5 âm lịch tại xã Thái Đào

Ta phân chia các loại lễ hội như sau: Hội đền, thờ những người có công với nước, với dân tộc được người dân suy tôn như đền Ia thờ tướng Hùng Linh Công - người có công đánh giặc Ân; đền làng Vân thờ Thánh Tam Giang; đền Đa Mai thờ 2 nàng công chúa Bảo Nương, Ngọc Nương, đền Suối Mỡ thờ bà chúa thượng ngàn Quế Mỵ Nương... Các hội đình như đình Thổ Hà, đình làng Thành, làng Vẽ, đình  Trâu Lỗ, đình Sàn... thờ Thái Thượng cáo quân, thờ thành hoàng, thờ Tướng Cao Sơn - Quý Minh, thờ vua ông, vua bà... Các loại đền chùa thờ Phật như chùa La, chùa Bổ Đà... Một vấn đề nổi bật trong các lễ hội xưa ngoài phần lễ trang nghiêm thì phần hội lại được diễn ra vô cùng sinh động với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, ví dụ như: đánh cờ, vật, nhảy phỗng, đập niêu,chơi đu, đua thuyền, đánh cầu cạn, bơi chải bắt vịt, chơi cầu nước, cướp cầu, bắt trạch, ... Bởi lẽ vì thế nên đã là người dân Việt thì lễ hội luôn trong tiềm thức của họ, thành một điểm nhấn, một điều không thể thiếu giúp họ luôn nhớ quê hương, nguồn gốc của mình dù họ có đi đâu về đâu. 

Hội chùa Bổ Đà, tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch tại Xã Thượng Lan
Ông Nguyễn Xuân Cần - nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh

Đúng vậy! Bởi vì cuộc sống con người ngoài đời sống vật chất còn có một đời sống tâm linh và đời sống tinh thần nữa mà đây chính là sợi dây kết nối giữa truyền thống và hiện tại. Lễ hội được diễn ra là để thoả mãn những nhu cầu ấy. Vì vậy qua thời gian nó đã trở thành phong tục đẹp, điểm tựa về tinh thần cho con người và hơn ai hết nó là nơi lưu giữ lại được những ký ức đẹp trong cuộc đời mỗi con người để rồi kỷ niệm sâu lắng về quê hương, xứ sở không bao giờ phai mờ được trong tâm trí họ, dù họ có sống xa quê thậm chí xa xứ nữa. Anh thấy đấy, có những bộ phận dân cư phải di cư vì một lý do nào đấy đến một nơi ở mới, họ mang theo cả đình chùa, nơi thờ cúng thành hoàng làng. Mỗi vùng đất đều có những phong tục tập quán riêng, đó là cái còn lại để người ta nhớ quê hương bản quán nguồn gốc của mình. Ngay cả ở vùng đất Bắc Giang nơi tụ hợp của rất nhiều người đến từ các vùng đất Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình... họ đã mang theo cả phong tục tập quán của họ. Tôi nghĩ đó chính là niềm tin giúp cho họ yên tâm tồn tại và phát triển trên đất này.

Với góc độ là một người nghiên cứu về văn hoá dân gian, ông có nhận xét gì về sự gia tăng rất nhanh của các lễ hội hiện nay, cả những "hội nhập" khiên cưỡng đang diễn ra ở các lễ hội?

Đất nước ngày càng phát triển với đời sống tinh thần và vật chất của con người từng bước được nâng lên, những đòi hỏi về sinh hoạt tinh thần của người dân cũng ngày càng được nâng lên cho phù hợp. Vấn đề bảo tồn duy trì phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung Ương số 5 đã và đang được triển khai có hiệu quả cao. Nhiều tư liệu quý văn hoá dân tộc được khôi phục bảo tồn và phát huy, những lễ hội dân gian truyền thống được phục hồi, các hoạt động văn hoá trò chơi dân gian được mở rộng. Kể cả lễ hội mới được khôi phục như hội hội Cầu Vồng, Xương Giang, hội hát các dân tộc vùng cao. Hội mới mở như lễ hội Yên Thế tôn vinh người anh hùng dân Hoàng Hoa Thám... rồi các làng cũng tổ chức các lễ hội . Tôi cho đó là một xu hướng tốt. Tuy nhiên hiện nay sự mở rộng quy mô thái quá của nhiều lễ hội, rồi công tác tổ chức, quản lý lễ hội đan xen nhiều mục đích, các trò chơi hoạt động văn hoá thể thao thiếu chọn lọc đang làm xấu đi hình ảnh của một lễ hội dân gian truyền thống với những nét đẹp thuần khiết xưa. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chấn chỉnh về hoạt động lễ hội năm nay cho thấy những biến tướng của lễ hội cần phải cảnh báo, đòi hỏi cơ quan quản lý phải tích cực vào cuộc để bảo vệ giữ gìn nét đẹp truyền thống của lễ hội xưa.

Ông Nguyễn Xuân Cần - nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh
Hội chùa Bổ Đà, tổ chức ngày 16-18/2 âm lịch tại Xã Thượng Lan

Vậy theo ông làm gì để vừa phát huy được những giá trị văn hoá vừa bảo tồn phát triển được lễ hội phù hợp với điều kiện hiện nay?

Khôi phục bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong lễ hội là một điều hết sức cần thiết. Nhiều lễ hội quý đã bị mai một theo thời gian, cũng đồng nghĩa với nhiều di sản bị thất truyền, ta phải có trách nhiệm khôi phục lại. Tôi lấy ví dụ những nét đẹp trong các lễ hội xưa trên đất Bắc Giang như hát ví, hát đối đáp, hát cửa đình, hát trống quân nay hết rồi. Rồi nhiều trò chơi dân gian như cây đu, nhảy phỗng, cướp cờ, bơi chải bắt vịt, bịt mắt bắt dê… hiếm khi gặp ở các lễ hội. Có hội dựng cây đu nhưng ít người biết nhún. Có hội mới chú trọng phần lễ mà sao nhãng phần hội. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều  lễ hội vẫn giữ được nghi thức truyền thống xưa như lễ hội Thổ Hà, lễ hội Y sơn, lễ hội Hạ Lát, hội Tòng Lệnh, hội Từ Hả, hội đua chải Mai Đình… Giữ được những giá trị văn hoá, nét đẹp truyền thống trong lễ hội có nghĩa là ta bảo vệ được phong tục tập quán của mỗi làng quê để mỗi người Việt Nam chúng ta có thể tự hào về cội nguồn của dân tộc mình, về truyền thống cha ông, về đất nước có trên 4000 năm tuổi đang từng bước đổi mới đi lên hội nhập cùng bạn bè quốc tế.

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.

lehoi.info Tổng hợp./

Bài viết về Bắc Giang liên quan

  • Hội đình Thái Đào tại Bắc GiangẢnh Hội đình Thái Đào tại Bắc Giang
    Thái Đào, trước đây là một xã của tổng Thái Đào, của huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang gồm có 5 thôn: Ghép, Chùa, Gia, Then, Mỹ . Hiện nay,Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang...
  • Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc GiangẢnh Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang
    Hội chùa Đức La xã Trí Yên ở Bắc Giang còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, tại thôn Đức la, xã Trí Yên, Việt Dũng, Bắc Giang. Đây là một lễ hội truyền thống điển...
  • Hội trám rụng tại Bắc GiangẢnh Hội trám rụng tại Bắc Giang
    Hội trám rụng thường được tổ chức vào mùa trám rụng khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm tại xã Đông Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Một mùa trám là một mùa ngon, một mùa thương nhớ. Hội trám rụng...
  • Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc GiangẢnh Đầu xuân vui hội Tiên Lục tại Bắc Giang
    Hội xuân Tiên Lục được tổ chức ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Du khách không chỉ được tham gia ngày hội vui xuân mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xóm làng, của cây dã hương ngàn năm tuổi bên...
  • Hội làng Hựu tỉnh Bắc GiangẢnh Hội làng Hựu tỉnh Bắc Giang
    Ngày 19-20/1 âm lịch hàng năm, người dân làng Hựu và nhân dân trong vùng được sống trong không khí lễ hội tưng bừng của ngày hội làng. Đông đảo người dân tham gia hội làng Hụi Làng Hựu là ngôi làng cổ...
  • Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc GiangẢnh Lễ hội kỷ niệm Chiến thắng Xương Giang ở Bắc Giang
    Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang được tổ chức vào ngày mùng 6 và mùng 7 tết hàng năm nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn năm xưa, đập tan...
  • Lễ hội đền Phủ - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Phủ - Bắc Giang
    Lễ hội Đền Phủ được tổ chức vào ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch hằng năm, là lễ hội tưởng nhớ công ơn bà chúa Kho thời Trần. Được biết, đền Phủ được xây dựng ngay bên thành phủ Lạng Giang, thuộc xã Châu...
  • Lễ hội đền Đa Mai - Bắc GiangẢnh Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang
    Lễ hội đền Đa Mai - Bắc Giang được tổ chức vào hai ngày mùng 9 và 10-2 âm lịch tại Đền Đa Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) để tưởng nhớ công ơn của hai công chúa con vua Trần là Bảo Nương và Ngọc...
  • Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc GiangẢnh Lễ hội Yên Thế tháng 3 dương lịch hàng năm tại tỉnh Bắc Giang
    Lễ hội Yên Thế thường được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm, tại thị trấn Cầu Gỗ của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội được lập ra từ năm 1984 - lễ kỷ niệm 100 năm ngày khởi nghĩa Yên...
  • Lễ hội Bồ Đà tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Bồ Đà tại Bắc Giang
    Hội Bổ Đà diễn ra từ ngày 16, 17, 18 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại khu vực núi Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Hội Bổ Đà còn được gọi với cái tên khác là hội chùa Bổ. Cái tên...
  • Lễ hội Y Sơn tại Bắc GiangẢnh Lễ hội Y Sơn tại Bắc Giang
    Hội đền chùa Y Sơn ( còn được gọi là IA ) thường diễn ra vào ngày tết Thượng Nguyên ( tức 15 tháng Giêng âm lịch ) tại xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Đây là một lễ hội cổ truyền đã có từ...
  • Hội làng Đại Phú tại Bắc GiangLeHoi.info
    (lehoi.org)-Làng Đại Phú là tên gọi chung của 2 thôn: Đại Phú 1 và Đại Phú 2 của xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Vào ngày 16 tháng giêng hàng năm thì làng Đại Phú sẽ mở hội - hội này là...
  • Hội Liên Xương tại Bắc GiangẢnh Hội Liên Xương tại Bắc Giang
    Liên Xương là một làng của xã Xương Lâm, thuộc huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Ngày xưa, Liên Xương là một xã thuộc tổng Phi Mô, huyện Bảo Lộc, của phủ Lạng Giang. Mỗi năm, Liên Xương đều duy trì khá nhiều...
  • Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc GiangẢnh Lễ hội làng Thành tại thành phố Bắc Giang
    Làng Thành là một ngôi làng ở xã Xương Giang, thuộc thành phố Bắc Giang . Một năm làng Thành có 2 kỳ hội còn được gọi là xuân thu nhị kỳ. Về mùa xuân hội bắt đầu từ ngày mồng 6 cho đến mồng 8 tháng...
  • Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc GiangẢnh Lễ hội cúng rừng của người Nùng tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lễ hội cúng rừng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc Nùng. Hội thường được tổ chức 2 lần trong năm và tại 2 địa điểm khác nhau. Lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày...
  • Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc GiangẢnh Hội Đả cầu Lương Phong tại Bắc Giang
    (lehoi.org)- Lương Phong là một làng cổ của huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang. Người dân nơi đây thường làm nghề nông là chính. Sau một năm làm ăn vất vả, khó nhọc, người dân Lương Phong được nghỉ ngơi...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Khôi phục những giá trị truyền thống trong lễ hội tại Bắc Giang

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Khôi phục những giá trị truyền thống trong lễ hội tại Bắc Giang, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(Lehoi.org) - Bắc Giang là một trong những cái nôi của lễ hội miền Bắc với mấy trăm lễ hội lớn nhỏ được diễn ra vào dịp năm mới. Đã bao thế hệ, lễ hội luôn...