Zù xu - Lễ cúng họ của người Hmông Suối Giàng tại Yên Bái

Thời gian: 17/9- 19/9 Âm lịch

Trong các sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông Si tại xã Suối Giàng Văn Chấn Yên Bái, lễ cúng họ "Zù xu"  là một trong những lễ cúng chung, cúng tập thể của cả dòng họ lễ cúng thể hiện một tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng dòng họ, cùng huyết thống để cùng nhau xây dựng nên một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn với những khát vọng của một dân tộc giàu truyền thống văn hóa. Lễ "Zù xu"  được người dân tổ chức thường xuyên hàng năm, còn tùy thuộc vào mỗi dòng họ và những điều kiêng kỵ mà  những dòng họ người Hmông Si của xã Suối Giàng sẽ có những ngày tổ chức nghi lễ khác nhau.

Lễ cúng họ của người Hmông Suối Giàng
Lễ cúng họ của người Hmông Suối Giàng

Lễ “Zù xu” là lễ cúng cầu xin các thần linh phù hộ và che chở cho các gia đình trong dòng hộ luôn gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống, anh em con cháu  không bị ốm đau, bệnh tật, không gặp phải những tai ương mất mùa và những tai nạn trong lao động sản xuât… Cầu xin tổ tiên ban cho mùa màng của anh em con cháu họ hàng trong dòng họ luôn được tươi tôt, thóc ngô đầy nhà.

Lễ cúng họ cầu xin thần linh phù hộ cho dòng họ một năm được mưa thuận gió hòa, gặp nhiều điều may mắn, tránh được tai ương…
Lễ cúng họ cầu xin thần linh phù hộ cho dòng họ một năm được mưa thuận gió hòa, gặp nhiều điều may mắn, tránh được tai ương…

Ngày nay, dòng họ Giàng, Sùng tổ chức lễ cúng “Zù xu” vào ngày 17 hoặc 19 tháng 9 âm lịch, dòng họ Vàng, Trang thì tổ chức vào ngày 27 tháng 7 âm lịch…ngày tổ chức nghi lễ sẽ phụ thuộc  vào những ngày kiêng kị của mỗi dòng họ mà đồng bào không thể thay thế vào những ngày khác.

Địa điểm tổ chức lễ cúng cũng được thay đổi luân phiên lần lượt theo từng năm, ở đây mỗi một gia đình trong dòng họ sẽ được đứng ra tổ chức nghi lễ một lần và theo chu kỳ tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Theo quan niệm của những người Hmông nơi đây, việc tổ chức lễ cúng "Zù xu "  như vậy thì  các gia đình mới có điều kiện để thể hiện lòng thành của gia đình mình đối với thần linh, tổ tiên thông qua việc trang trải và chi phí mọi lễ vật dâng cúng trong ngày diễn ra nghi lễ. Trong việc tổ chức lễ cúng "Zù xu", đến lượt gia đình nào được vinh dự tổ chức nghi lễ thì gia  đình đó sẽ phải tự lo liệu toàn bộ các chi phí từ đồ dâng cúng, lễ vật cho đến thực phẩm thiết đãi toàn bộ dòng họ trong ngày lễ đó, anh em trong dòng họ đi dự lễ thì không phải đóng góp bất kỳ thứ gì mà mỗi người chỉ cần mang theo một chai rượu để làm lễ vật dâng cúng của gia đình.

Lễ vật chính trong lễ cúng họ " Zù xu "  là thịt lợn, gia đình nơ tổ chức lễ cúng cần phải chuẩn bị thực phẩm và lễ vật dâng cúng từ trước, gia chủ phải sắp sẵn một con lợn khoảng từ 50 đến 70 kg gọi là lợn " Zù xu"  để tổ chức nghi lễ cúng, ngoài việc được dùng làm lợn " Zù xu"  thì con lơn này còn được dùng làm thực phẩm thiết đãi anh em trong dòng họ và dành một phần để trả công cho thầy cúng và những người giúp việc cho gia đình.

Mọi công việc chuẩn bị như trang trí nhà cửa, bài trí bàn thờ và mổ lợn cúng đều được tiến hành từ ngày hôm trước. Trong ngày diễn ra lễ chính thức, theo truyền thống, đồng bào Hmông nơi đây phải kiêng máu và những việc liên quan đến tiết động vật, bởi lễ " Zù xu "  là ngày lễ cầu cho sự may mắn. cầu cho tai qua nạn khỏi, nên nếu nhìn thấy máu thì những điều xấu xa, những điều không may mắn vẫn còn quanh quẩn làm hại mọi người anh em trong dòng họ.

Lễ cúng "Zù Xu" chính thức sẽ được tổ chức vào buổi sáng, lễ cúng sẽ kéo dài và kết thúc vào buổi trưa. Trong ngày lễ, mọi gia đình đều phải tập trung tại nhà của gia chủ. Cùng với việc mang theo 1 chai rượu thể hiện tấm lòng, từ ngày hôm trước mỗi gia đình sẽ vào chọn và chặt 3 cành cây chè vè (lấy phần ngọn dài 40cm), đồng thời dùng 3 loại chỉ trắng - đen - đỏ buộc vào ngọn của cây chè vè và mang tới nhà gia đình chủ lễ. Theo người dân ở đây, cây chè vè được dùng để xua đuổi tà ma đồng thời cũng được dùng để đón những điều tốt đẹp và may mắn.  

Trong ngày lễ cúng "Zù xu" để trang hoàng cho lễ cúng, gia chủ sẽ vào rừng chặt một cây "Zàng" cao từ 1,5  đến 2m và lấy phần ngọn của cây mang về chôn chính giữa ngôi nhà, mọi cành chè vè sẽ buộc chỉ 3 màu của các gia đình trong dòng họ đều được treo lên trên thân cây "Zàng". Đồng bào Hmông ở đây họ quan niệm rằng cây "Zàng " cùng  với cây chè vè có tác dụng trừ tà, buộc chung cây "Zàng"  với các cành cây chè vè trong ngày lễ sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp xua tan được mọi điều xấu xa.

Lễ cúng chính thức sẽ được tổ chức ở hai nơi, nơi thứ nhất thầy cúng sẽ mặc trang phục truyền thống cầm cây hương cúng khấn trước cây "Zàng", lời cúng có đại ý là cầu xin thần linh phù hộ cho dòng họ một năm có được mưa thuận gió hòa, các gia đình trong dòng có được một năm gặp được nhiều may mắn và tránh được nhứng tai ương…

Nơi cúng lễ “Zù xu” tiếp theo được tiến  hành ngay sau khi kết thúc lễ cúng ở trong nhà, thầy cúng sẽ nhổ cây "Zàng" mang ra cửa chính và đi vòng ra phía sau nhà theo hướng tay phải để làm nghi thức xua đuổi tà ma cho cả dòng họ. Tất cả anh em con cháu đều phải theo thầy cúng đi ra phía sau nhà, thầy cúng phụ sẽ phải mang theo một con dao và một cây nỏ để thực hiện các hành động xua đuổi tà ma và xua đuổi những điều xấu. Sau đó, cây "Zàng" lại được mang chôn vào chính giữa ngôi nhà và sau đó thầy cúng lại tiếp tục cúng trong khoảng 30'  với nội dung giống như lần trước, cầu xin thần linh bảo vệ cho cả dòng họ thoát hẳn khỏi sự quấy phá của ma tà.

Bữa cơm của người Hmông Suối Giàng trong lễ cúng
Bữa cơm của người Hmông Suối Giàng trong lễ cúng "Zù Xu"

Sau khi kết thúc lễ cúng, thầy cúng sẽ dùng một con dao chặt đôi bó chè vè và cho anh em con cháu trong dòng họ mang đi vứt thật xa ngôi nhà của gia chủ. Đồng bào người Hmông tin rằng, ai càng mang vứt đi xa thì người đó và  gia đình của họ càng gặp nhiều may mắn hơn.

Sau khi bó chè vè được chặt làm đôi được vứt bỏ, thì thầy cúng phụ sẽ dùng cây nỏ bắn lên trời 3 mũi tên để xua đuổi tà ma, không cho về làm hại các gia đình cho dù ở trên không trung hay dưới đất.

Lễ cúng "Zù xu" là  một nghi lễ vô cùng đặc sắc và hết sức độc đáo của người Hmông Si Suối Giàng, lễ hội tích hợp được nhiều yếu tố văn hóa bản địa và thấm đượm các giá trị nhân văn, qua đó, cũng góp phần tăng cường tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các gia đình trong dòng họ để cùng chung tay cộng sức xây dựng đời sống ngày càng hạnh phúc, ấm no./.

Theo yenbai.gov.vn

Bài viết về Yên Bái liên quan

  • Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên BáiẢnh Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái
    Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái là một lễ hội mang tính chất tâm linh, là một nghi lễ truyền thống, bắt buộc những người đàn ông của dân tộc Dao đều phải thực hiện. Đàn ông người Dao nếu khi còn sống...
  • Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên BáiẢnh Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên Bái
    Vùng Mường Lò Yên Bái là nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc Thái sinh sống và là nơi có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ vô cùng đặc sắc. Bên cạnh các lễ hội như: Rằm tháng Giêng, Xên bản...
  • Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng caoẢnh Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng cao
    Lễ cơm mới của đồng bào Mông cúng tế cảm ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh dịch bệnh, vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ... Hội thi đấu bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đua ngựa....
  • Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên BáiẢnh Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Hưởng ứng Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai năm 2012, tỉnh Yên Bái đang khẩn chương chuẩn bị tổ chức Lễ hội sông...
  • Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012Ảnh Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012
    (lehoi.org) - Theo kế hoạch, lễ hội Cầu Cơm Mới đền Đông Cuông năm nay được tổ chức vào hai ngày 20 và 21/10/2012 (tức mùng 6 - 7/9 âm lịch). Điểm nhấn của lễ hội năm nay là Hội...
  • Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên BáiẢnh Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên Bái
    Cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông hay một người phụ nữ. Cùng với nhiều người dân tại tỉnh Yên Bái chào...
  • Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào CaiẢnh Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào Cai
    (lehoi.org) - Ngày 26/2, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Chương trình văn hóa văn nghệ với chủ đề “Mường Lò mở hội” đã mở đầu cho các hoạt động trong &ldquo...
  • Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên BáiẢnh Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên Bái
    Đã thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, thì đông đảo bà con nhân dân trong vùng cùng du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Đền Mẫu Thác Bà của thị trấn Thác Bà...
  • Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên BáiẢnh Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên Bái
    Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người dân tộc Thái nhằm tưởng nhớ đến những vị thần linh đã khai sáng ra mường, (cách gọi tên vùng đất nơi mà người Thái đang...
  • Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên BáiẢnh Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Lễ hội đền Nhược Sơn là lễ hội được diễn ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm, tại xã Châu Quế Hạ. Đông đảo bà con trong xã và du khách thập phương đến dâng hương tại đền Nhược Sơn để...
  • Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên BáiẢnh Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên Bái
    (lehoi.org)- Lễ hội đình làng Dọc là một lễ hội dân gian mang đậm sắc thái của người Tày và người Kinh cổ. Đặc biệt, lễ hội thường được tổ chức 2 kỳ trong một năm, vào ngày mồng 3 và ngày mồng 4 tháng...
  • Hội Đền Tuần Quán tại Yên BáiẢnh Hội Đền Tuần Quán tại Yên Bái
    (lehoi.org) - Đền Tuần Quán là đền thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Ngoài ra đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Đền Tuần Quán có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ XV...
  • Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010Ảnh Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010
    (lehoi.org) - Ngày 28/2 (tức rằm tháng Giêng năm Canh Dần), tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội cầu mùa năm 2010. Đây là lần thứ 2 lễ hội được khôi phục sau hơn...
  • Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên BáiẢnh Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên Bái
    (lehoi.org) - Ngày 1/3 (tức 16 tháng Giêng), Lễ khai hội Đền Đại Cại xuân Canh Dần 2010 đã tổ chức tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) nhằm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng và...
  • Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên BáiẢnh Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên Bái
    (lehoi.org) - Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những thắng cảnh đẹp, những món đặc sản như thắng cố hay món lợn bản cắp nách, bí quyết tắm lá thuốc của người Dao đỏ, những loại rượu quý dân tộc...
1 2 3 4 Tiếp

Ghi chú bài viết Zù xu - Lễ cúng họ của người Hmông Suối Giàng tại Yên Bái

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Zù xu - Lễ cúng họ của người Hmông Suối Giàng tại Yên Bái, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
Trong các sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông Si tại xã Suối Giàng Văn Chấn Yên Bái, lễ cúng họ "Zù xu" là một trong những lễ cúng chung, cúng...