Lễ hội "Cầu cơm mới" ở đền Đông Cuông, Yên Bái
Năm nay Lễ hội “Cầu cơm mới” ở đền Đông Cuông diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10 (tức ngày 18 và 19/9 âm lịch). Để lễ hội được diễn ra vui tươi, an toàn và lành mạnh, Ban Quản lý Di tích đền Đông Cuông cùng các cấp, các ngành địa phương đã chuẩn bị rất chu đáo cho lễ hội.
Cốm là lễ vật không thể thiếu được trong lễ Cầu cơm mới. Vào những ngày lễ, người dân tộc thường chọn những bông lúa ngon nhất để làm cốm.
Bà Nông Thị Minh - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Yên, Trưởng ban Tổ chức lễ hội đền Đông Cuông cho biết, huyện đã thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban phục vụ lễ hội gồm Tiểu ban Lễ, Tiểu ban Hội, Tiểu ban cơ sở vật chất, đời sống, Tiểu ban An ninh,Tiểu ban Tuyên truyền,…. Ban Tổ chức đã xây dựng các nội dung chi tiết, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban Quản lý đền, các tiểu ban và các cơ quan, ban, ngành liên quan.
Việc tổ chức lễ hội phải bảo đảm theo đúng quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và được xây dựng kịch bản chi tiết, kết hợp hài hòa giữa phần lễ và phần hội. Mục tiêu của lễ hội là tạo không khí trang trọng, vui tươi, an toàn, lành mạnh, tôn vinh và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống với hiện đại. Ban Tổ chức cũng đã xây dựng các phương án bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, hỏa hoạn, giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Theo phong tục, lễ hội “Cầu cơm mới” đền Đông Cuông mở đầu vào lúc 0 giờ ngày 14/10 (tức ngày 18/9 âm lịch) bằng nghi lễ mổ trâu đen tế thần. Sau khi các thủ tục trình thần linh thổ địa cùng các quan ngài thần thánh được chủ lễ làm xong, trâu sẽ được treo lên gốc cây mít cổ thụ hàng trăm năm tuổi trước cửa đền và được mổ rồi xả thịt làm 42 mâm cỗ đưa vào trong đền cúng khao quân. Lễ vật không thể thiếu trong mâm lễ dâng Mẫu Đông Cuông trong lễ hội này là Cốm xanh.
Nét đặc sắc nhất trong lễ hội “Cầu cơm mới” của đền Đông Cuông năm nay là hội thi giã cốm do người dân địa phương thực hiện. Trong nhiều năm qua, Cốm xanh không chỉ là lễ vật dâng lên tế Mẫu Đông Cuông mà còn gắn với đời sống của người Tày Khao. Tuy nhiên, xã Đông Cuông hiện nay cũng chỉ còn khoảng chục người cao tuổi biết làm cốm. Hàng năm, cứ vào dịp lễ “Cầu cơm mới”, Ban Quản lý Di tích đền Đông Cuông lại phải cử người sang huyện Văn Bàn hoặc thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai mới mua được cốm xanh để dâng tế Mẫu.
Với sự chỉ đạo của Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân huyện, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Yên Bái, Ban Quản lý Di tích đền Đông Cuông quyết tâm khôi phục việc làm cốm để gìn giữ và phát huy các giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Trước tiên là vận động nhân dân địa phương cấy lúa nếp Lang Liêu, sau đó giao cho các thôn chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tổ chức hội thi giã cốm tại đền trong lễ hội “Cầu cơm mới”. Lễ hội này chính là dịp hội tụ các nghệ nhân người Tày Khao truyền lại kinh nghiệm làm cốm cho con cháu. Hội thi này cũng sẽ là hội cho nhân dân địa phương giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm cốm, từng bước đưa sản phẩm cốm đền Đông Cuông trở thành hàng hóa phục vụ du khách thập phương.
Đến với lễ hội “Cầu cơm mới” đền Đông Cuông, Yên Bái năm nay, du khách thập phương sẽ có cơ hội được hòa mình vào thiên nhiên, được tham gia hội thi giã cốm, được hiểu thêm về nét sinh hoạt văn hóa vừa có yếu tố tâm linh vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Đây là một hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, giúp người dân địa phương thêm hiểu và tự hào về quê hương mình cũng như luôn hướng về nguồn cội.
Bài viết về Yên Bái liên quan
- Già - ì - Xì - Mờ – Ra – Né (Lễ ăn mừng cơm mới của tộc người Xá Phó) tại Yên Bái
Người Xá Phó (Phù Lá) sống ở tỉnh Yên Bái cư trú chủ yếu ở huyện Văn Yên, một số rất ít sinh sống tại các huyện Văn Chấn và Yên Bình với tập quán là canh tác lúa nương truyền thống và kỹ thuật thủ công...
- Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái
Lễ Lập tịch của người Dao ở Yên Bái là một lễ hội mang tính chất tâm linh, là một nghi lễ truyền thống, bắt buộc những người đàn ông của dân tộc Dao đều phải thực hiện. Đàn ông người Dao nếu khi còn sống...
- Lễ hội Hoa Ban - Mường Lò tại Yên Bái
Vùng Mường Lò Yên Bái là nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc Thái sinh sống và là nơi có nhiều phong tục, lễ hội, các tục cúng giỗ vô cùng đặc sắc. Bên cạnh các lễ hội như: Rằm tháng Giêng, Xên bản...
- Yên Bái : Đồng bào Mông rộn ràng Lễ hội vùng cao
Lễ cơm mới của đồng bào Mông cúng tế cảm ơn trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh dịch bệnh, vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ... Hội thi đấu bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đua ngựa....
-
- Lần đầu tổ chức Lễ hội sông Hồng tại Yên Bái
(lehoi.org)- Hưởng ứng Chương trình Du lịch về cội nguồn hợp tác giữa ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai năm 2012, tỉnh Yên Bái đang khẩn chương chuẩn bị tổ chức Lễ hội sông...
- Lễ hội cầu cơm mới Đền Đông Cuông, Yên Bái 2012
(lehoi.org) - Theo kế hoạch, lễ hội Cầu Cơm Mới đền Đông Cuông năm nay được tổ chức vào hai ngày 20 và 21/10/2012 (tức mùng 6 - 7/9 âm lịch). Điểm nhấn của lễ hội năm nay là Hội...
- Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc tại Yên Bái
Cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông hay một người phụ nữ. Cùng với nhiều người dân tại tỉnh Yên Bái chào...
- Chính thức khai mạc Lễ hội du lịch về nguồn 2011 của ba tỉnh Yên Bái – Phú Thọ - Lào Cai
(lehoi.org) - Ngày 26/2, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, Chương trình văn hóa văn nghệ với chủ đề “Mường Lò mở hội” đã mở đầu cho các hoạt động trong &ldquo...
- Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà tại Yên Bái
Đã thành thông lệ, cứ đến ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, thì đông đảo bà con nhân dân trong vùng cùng du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Đền Mẫu Thác Bà của thị trấn Thác Bà...
-
- Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò tại Yên Bái
Lễ hội Xên Mường (cúng Mường) là một trong những lễ hội lớn trong năm của người dân tộc Thái nhằm tưởng nhớ đến những vị thần linh đã khai sáng ra mường, (cách gọi tên vùng đất nơi mà người Thái đang...
- Lễ hội đền Nhược Sơn tại Yên Bái
(lehoi.org)- Lễ hội đền Nhược Sơn là lễ hội được diễn ra vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm, tại xã Châu Quế Hạ. Đông đảo bà con trong xã và du khách thập phương đến dâng hương tại đền Nhược Sơn để...
- Lễ hội đình Làng Dọc tại Yên Bái
(lehoi.org)- Lễ hội đình làng Dọc là một lễ hội dân gian mang đậm sắc thái của người Tày và người Kinh cổ. Đặc biệt, lễ hội thường được tổ chức 2 kỳ trong một năm, vào ngày mồng 3 và ngày mồng 4 tháng...
- Hội Đền Tuần Quán tại Yên Bái
(lehoi.org) - Đền Tuần Quán là đền thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Ngoài ra đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Đền Tuần Quán có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ XV...
- Nhộn nhịp lễ hội cầu mùa xã Kiên Thành - Yên Bái 2010
(lehoi.org) - Ngày 28/2 (tức rằm tháng Giêng năm Canh Dần), tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ hội cầu mùa năm 2010. Đây là lần thứ 2 lễ hội được khôi phục sau hơn...
- Tưng bừng Lễ hội Đền Đại Cại năm 2010 tại Yên Bái
(lehoi.org) - Ngày 1/3 (tức 16 tháng Giêng), Lễ khai hội Đền Đại Cại xuân Canh Dần 2010 đã tổ chức tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) nhằm thu hút du khách đến chiêm ngưỡng và...
- Lịch tổ chức lễ hội trong năm 2011 tại tỉnh Yên Bái
(lehoi.org) - Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những thắng cảnh đẹp, những món đặc sản như thắng cố hay món lợn bản cắp nách, bí quyết tắm lá thuốc của người Dao đỏ, những loại rượu quý dân tộc...
Ghi chú bài viết Lễ hội "Cầu cơm mới" ở đền Đông Cuông, Yên Bái
Từ khóa:
Đền Đông Cuông ở xã Đông Cuông (Văn Yên) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 2009 ....