Lễ hội Pôôn Pôông tại Thanh Hóa
Lễ hội Pôồn Pôông theo quan niệm của những người dân Mường là lễ cầu chúc cho mối tình chung thủy của Nàng Ờm - Bồng Hương và cũng là dịp để về Mường vui vầy cùng các nam thanh, nữ tú. Hình thức nghệ thuật diễn xướng tinh tế này đã tạo nên nét riêng biệt của cộng đồng người dân tộc Mường, cuốn hút người xem hòa mình vào các trò chơi, các trò diễn dân gian.
Chủ của lễ hội là Ậu Máy và những nhân vật như: Enh chàng - Bông danh, nàng Choóng long - Đồng thiếp và Nàng Quắc - cô nàng lắm lý lẽ, vẽ công, vẽ việc cùng tham gia diễn trò.
Pôồn Pôông (tiếng dân tộc Mường là cuộc chơi hoa) xuất phát từ sử thi Đẻ đất đẻ nước của người dân Mường. Lễ hội và những trò diễn xướng đều xoay quanh cây bông, mô phỏng toàn bộ những phong tục, tập quán, những phương thức lao động sáng tạo, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần của đồng bào người dân Mường. Lễ hội gồm có 48 trò đặc sắc, như: trò chia đất, chia nước, dựng nhà, săn đuổi thú dữ, trồng tỉa lương thực, chọi gà, chọi trâu, đấu vật, đánh cá, múa bông - bói bông, làm cơm mời Mường, mời bạn ăn cơm dam và uống rượu cần…
Một gnhi thức trong lễ hội Pôôn Pôông
Cây bông - là vật trung tâm trong lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ bao la, nó hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người từ thủa hồng hoang. Trên cây bông làm bằng tre, cao khoảng 3m, có treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa bằng gỗ bấc nhuộm muôn sắc màu xanh, tím, đỏ, vàng rất bắt mắt; và những mô hình muông thú (cá, chim), nông cụ sản xuất (cuốc, cày), những thành quả chế tác của con người như: vò rượu, bánh chưng, cồng chiêng, quả còn, hòm vàng, hòm bạc tượng trưng cho sự ấm no, thịnh vượng. Cây bông này chỉ có bà Máy mới làm được và truyền nghề lại cho một vài người khéo tay trong làng, trong xã.
Dưới gốc của cây bông, Enh chàng và nàng Chóng long ngồi đối xứng qua cây bông, trùm khăn xanh khăn đỏ, lúc múa hát, lúc lại soi gương chải đầu, lúc thổi sáo ôi! Nhạc cồng chiêng, tam pu nổi lên rộn rã, bà Máy vừa đi vừa nhảy múa và vừa hát Đang:
“Em gái xinh xinh chóng long đồng thiếp ơi!
Em ở đất mường trời cao cao
Đêm nay, em xuống cùng anh.
Chơi bông, chơi hoa em hỡi...”.
Ấn tượng nhất là những điệu múa cùng với tiếng cười “hớ hớ hơ!... hớ hớ hơ! của bà Máy cứ vang lên lảnh lót như tiếng chim ca, giục giã, mời gọi, thổi bùng lên không khí lễ hội rộn rã. Bà Máy như thầy cúng, là người dẫn chuyện kể lại giai thoại sinh ra đất trời, lập nên bản Mường...; thông báo với thần linh vụ mùa năm nay thắng lợi, làng mở hội mừng cơm mới, thể hiện tấm lòng biết ơn đất trời đã cho mưa thuận gió hòa, bông lúa nhiều hạt và bắp ngô vừa to vừa mẩy. Bà kể bằng ngôn ngữ văn vần như trong lễ diễn xướng dân gian và bà vừa kể vừa nhảy múa. Mỗi khi kể đến giai thoại nào là các nam thanh nữ tú biểu diễn các trò mô phỏng lại hoạt động đó, như: cảnh dân làng đuổi hổ dữ, bắt cá, chọi trâu, chọi gà, trai gái vào hội bói hoa...
Ở Thanh Hoá, vùng nào có người dân tộc Mường ở là ở đó có lễ hội Pôồn Pôông. Lễ hội có thể diễn ra từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, cũng có khi kéo dài tới tận hai ngày ba đêm. Đã từng có một thời, lễ hội đặc sắc này bị mai một. Từ khi tỉnh Thanh Hóa liên tục 2 năm tổ chức một lần Liên hoan văn hóa các dân tộc miền núi Thanh Hóa (vào năm 1987), đã làm sống lại lễ hội dễ làm say đắm lòng người này.
Ai đã từng đến với Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường ở tỉnh Thanh Hóa cũng đều mê đắm những lời ca, điệu múa hòa trong tiếng cồng, tiếng chiêng giục giã, mời gọi, thôi thúc...
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Thanh Hóa liên quan
- Độc đáo phiên chợ Chuộng choảng nhau cầu may ở Thanh Hóa
Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 6 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân lại nô nức tham dự phiên chợ Chuộng xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa choảng nhau để cầu may. Phiên...
- Rộn ràng lễ kỳ Phúc làng Phú Khê - Thanh Hóa
Mỗi năm cứ ngày 16/2 âm lịch, ngày sinh của hai vị Thành hoàng làng, người dân Phú Khê sắm sửa lễ vật tổ chức lễ kỳ phúc. Người dân cho rằng, hội làng Phú Khê không chỉ là dịp tưởng nhớ công ơn 2 vị Thành...
- Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa
Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn còn có tên gọi khác là làng Kẻ Bôn. Ngôi làng này thờ bốn vị...
- Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa
Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa thường được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 12/06. Nơi thờ cô Ba Thoải Đền Hàn là một di tích tọa lạc trên vùng đất của xã Hà Sơn, huyện Hà Trung...
-
- Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn
Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn là một lễ hội cầu phúc, là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân thị xã Sầm Sơn. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 16 tháng Hai. Đây...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
Lễ hội Lê Hoàn là một lễ hội thường niên được tổ chức vào các ngày mồng 7,8,9 tháng Ba âm lịch, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội này được tổ chức với qui mô...
- Hội đền Tép ở Thanh Hóa
Hội đền Tép ở Thanh Hóa là một trong các lễ hội nằm trong chuỗi lễ hội Lam Kinh, được tổ chức vào ngày 21/08 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ tới vị Khai quốc công thần Trung Túc Vương...
- Lễ hội đền Lê Trung Giang tại Thanh Hóa
Lễ hội đền Lê Trung Giang được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Đại vương Lê Trung Giang, một vị tướng tài thời Lê Sơ đã có công lao to lớn cho đất nước...
- Tưng bừng lễ hội ở ngôi đền cổ nhất xứ Thanh
Trong các ngày từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền lại nô nức đổ về huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) để dự lễ hội kỷ niệm 1.007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành...
-
- Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010
(lehoi.org) - Sáng 10/4 (tức ngày 26/02 năm Canh Dần), Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2010, nhằm gìn giữ và phát huy các...
- Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở biển Ngư Lộc tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, sáng 14.3 (tức ngày 22.2 âm lịch), tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hàng ngàn ngư dân trong vùng và du khách thập phương...
- Nô nức trẩy hội bánh chưng bánh dày 2012 tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Ngày 30/6, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội bánh chưng, bánh dày Sầm Sơn 2012 thu hút đông đảo du khách khách thập phương về tham dự. Theo truyền thống văn hóa...
- Long trọng tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2015 tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Ngày 7/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ lễ đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu và Lễ...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Lễ hội Lê Hoàn được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9/03 âm lịch, tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức rất hoành tráng...
- Thanh Hoá trong ngày bế mạc Lễ hội Cầu Ngư
(lehoi.org) - Ngày 28/3/2011, tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) sau 3 ngày diễn ra tưng bừng, lễ hội cầu ngư đã chính thức bế mạc. Lễ hội đã thu hút...
Ghi chú bài viết Lễ hội Pôôn Pôông tại Thanh Hóa
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Pôôn Pôông của người dân Mường được tổ chức hằng năm vào những ngày rằm tháng Giêng, ngày rằm tháng Ba và ngày rằm tháng Bảy, hay mùa...