Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010
(lehoi.info) - Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2010 đã được long trọng tổ chức vào sáng 10/4 (tức ngày 26/02 năm Canh Dần) tại Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời để ngưỡng vọng và tri ân đối với các bậc tiền nhân là Thánh Mẫu Liễu Hạnh và anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung đã có công đánh giặc giữ nước làm cho Quốc thái, dân an. Về dự Lễ hội có giám đốc sở Văn hoá- Thể thao & Du lịch Ngô Hoài Chung; đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Vương Văn Việt; các đồng chí trong Thường trực thị uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xã, phường trên địa bàn; cùng hàng vạn đồng bào, du khách thập phương trên cả nước.
“Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Đây là một tục lệ truyền thống đã có từ lâu đời, khi người Việt thờ các thần linh trong tự nhiên. Cha ở đây là là Đức Thánh Trần, là Ngọc Hoàng, là bát Hải Long Vương, là Vua Lý Nam Đế. Còn mẹ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ít thấy dân tộc nào trên thế giới lại có tục thờ Mẫu như ở Việt Nam, nó không chỉ thể hiện nét sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân gian mà còn cho thấy sự tri ân và tấm lòng thành kính tôn trọng đạo hiếu đối với Tổ tiên của người Việt.
Trong không khí trang nghiêm của đền Sòng, Lễ rước Thánh Mẫu và Hoàng đế Quang Trung lên Lầu Thánh ( Đèo Ba Đội) được tổ chức rất trang trọng. Đoàn rước kiệu Thánh Mẫu gồm có 4 lõng, 2 tán 2 bên và kiệu Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ có 18 nghĩa binh cầm giáo theo hầu, đội quy Phật, các bản hội và rất nhiều bà con nhân dân khắp mọi miền tổ quốc. Đoàn rước bắt đầu xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên Nhà Bia đèo Ba Dội; rồi sau đó quay về dâng hương tại đền Chín Giếng và xa giá hồi cung làm lễ vị hoàn tại đền Sòng Sơn.
Phần Hội với các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng hoành tráng, công phu, tái hiện truyền thuyết mẹ Âu Cơ, qua đó liên tưởng tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh; tái hiện lại lịch sử 221 năm về trước (năm 1789) Hoàng đế áo vải Quang Trung đã dừng chân nơi đây chiêu mộ binh lính, luyện tập nghĩa sĩ, tập kết quân lương trước khi hành quân ra Thăng Long đánh tan hơn 20 vạn quân Thanh giành lại chủ quyền giang sơn cho đất nước. Kèm theo đó là nhiều trò vui như:trống quân, hát tuồng, ca trù, hát chèo, hát xẩm, ... thi đánh võ, đấu vật, kéo co, đánh cờ, chọi gà, hát chầu văn và lên đồng.
Dân gian tương truyền rằng Mẫu Liễu Hạnh là Công chúa của Ngọc Hoàng, vì phạm một lỗi nhỏ làm mẻ một chiếc chén ngọc nên bị đầy xuống trần gian vào thời Lê Trung Hưng, hết hạn Ngọc Hoàng cho gọi về trời. Đến ngày 13.8 năm 1557 (Đinh Tỵ) vào Mẫu lại được giáng trần lần thứ hai, thác sinh vào một gia đình tại phủ Dày, Nam Định. Lần này, Mẫu Liễu Hạnh lấy một người chồng tên là Đào Lang và sinh được hai người con, bà mất vào năm 21 tuổi. Mẫu Liễu Hạnh do yêu cuộc sống nơi trần thế nên xin Ngọc Hoàng cho tái sinh xuống hạ giới lần thứ ba, lần này Mẫu Liễu có hai đệ tử là Nhị nương và Quế nương vốn là tiên nữ được Ngọc Hoàng cho theo hầu Mẫu Liễu Hạnh; và nơi giáng trần lần thứ ba là Phố cát, huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá. Lần này Mẫu được cho phép về trời hay trở lại hạ giới tuỳ thích mà không giới hạn thời gian; được du ngoạn khắp đó đây. Tại nơi này, xưa kia gọi là Sùng Sơn, đã xảy ra một trận đại chiến giữa quân của Tiền Quân Thánh và quân của Mẫu Liễu. Sau khi được Thánh Mẫu báo mộng, nhân dân làng Cổ Đam đã dựng lên một ngôi đền để thờ Mẫu gọi là Đền Sùng Trân, nay được gọi là đền Sòng Sơn. Tại đây Mẫu Liễu Hạnh đã hiển thánh để khuyến thiện, trừ ác. Và kể từ đó, vào ngày 26/2 âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng đều làm Lễ để tạ ơn Mẫu và phong bà là “ Thần nữ”.
Đến với Lễ Hội Sòng Sơn- Ba Dội năm nay, du khách bốn phương đều về đây với một ước mong cho mọi sự đều được bình an, tốt lành./.
Bài viết về Thanh Hóa liên quan
- Lễ hội Đền Sòng tại Thanh Hóa
Đền Sòng Sơn thời xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống,Thanh Hoá, ngày nay thuộc Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá, nơi đây là một trong những nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong Tứ bất tử của người...
- Độc đáo phiên chợ Chuộng choảng nhau cầu may ở Thanh Hóa
Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 6 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân lại nô nức tham dự phiên chợ Chuộng xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa choảng nhau để cầu may. Phiên...
- Rộn ràng lễ kỳ Phúc làng Phú Khê - Thanh Hóa
Mỗi năm cứ ngày 16/2 âm lịch, ngày sinh của hai vị Thành hoàng làng, người dân Phú Khê sắm sửa lễ vật tổ chức lễ kỳ phúc. Người dân cho rằng, hội làng Phú Khê không chỉ là dịp tưởng nhớ công ơn 2 vị Thành...
- Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa
Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn còn có tên gọi khác là làng Kẻ Bôn. Ngôi làng này thờ bốn vị...
-
- Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa
Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa thường được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 12/06. Nơi thờ cô Ba Thoải Đền Hàn là một di tích tọa lạc trên vùng đất của xã Hà Sơn, huyện Hà Trung...
- Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn
Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn là một lễ hội cầu phúc, là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân thị xã Sầm Sơn. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 16 tháng Hai. Đây...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
Lễ hội Lê Hoàn là một lễ hội thường niên được tổ chức vào các ngày mồng 7,8,9 tháng Ba âm lịch, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội này được tổ chức với qui mô...
- Hội đền Tép ở Thanh Hóa
Hội đền Tép ở Thanh Hóa là một trong các lễ hội nằm trong chuỗi lễ hội Lam Kinh, được tổ chức vào ngày 21/08 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ tới vị Khai quốc công thần Trung Túc Vương...
- Lễ hội đền Lê Trung Giang tại Thanh Hóa
Lễ hội đền Lê Trung Giang được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Đại vương Lê Trung Giang, một vị tướng tài thời Lê Sơ đã có công lao to lớn cho đất nước...
-
- Tưng bừng lễ hội ở ngôi đền cổ nhất xứ Thanh
Trong các ngày từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền lại nô nức đổ về huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) để dự lễ hội kỷ niệm 1.007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành...
- Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở biển Ngư Lộc tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, sáng 14.3 (tức ngày 22.2 âm lịch), tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hàng ngàn ngư dân trong vùng và du khách thập phương...
- Nô nức trẩy hội bánh chưng bánh dày 2012 tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Ngày 30/6, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội bánh chưng, bánh dày Sầm Sơn 2012 thu hút đông đảo du khách khách thập phương về tham dự. Theo truyền thống văn hóa...
- Long trọng tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2015 tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Ngày 7/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ lễ đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu và Lễ...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Lễ hội Lê Hoàn được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9/03 âm lịch, tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức rất hoành tráng...
- Thanh Hoá trong ngày bế mạc Lễ hội Cầu Ngư
(lehoi.org) - Ngày 28/3/2011, tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) sau 3 ngày diễn ra tưng bừng, lễ hội cầu ngư đã chính thức bế mạc. Lễ hội đã thu hút...
Ghi chú bài viết Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010
Từ khóa:
(lehoi.org) - Sáng 10/4 (tức ngày 26/02 năm Canh Dần), Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2010,...