Lễ Hội Mai An Tiêm tại Thanh Hóa
Theo truyền thuyết kể rằng, Mai An Tiêm- một nhân vật huyền sử của nước Văn Lang ở vào cuối thời Hùng Vương, là người đã có công khai phá và xây dựng vùng đất ven biển Nga Sơn, cũng chính là người “khai sinh” ra quả dưa hấu đỏ. Mai An Tiêm vốn là một nô lệ bị tàu buôn phương Nam bắt làm tặng vật dâng lên Vua Hùng. Nhờ vào trí thông minh, nhã nhặn và yêu lao động ông đã được Vua Hùng quý mến tin dùng đặt cho cái tên là Mai An Tiêm và ban cho một người thiếp làm vợ, ông được bổ làm quan cai quản các nô lệ. Nhưng sau này ông bị các Lạc hầu Lạc tướng ghen ghét, gièm pha, xúc xiểm nên nhà vua nghi ông và khép ông vào tội phản nghịch, đày ra sống ở ngoài đảo xa.
Tương truyền, chính vào lúc ông cùng gia đình bị đày ra sống ở trên hòn đảo xa ngoài khơi (ngày nay thuộc vùng biển huyện Nga Sơn), nhờ một loài chim biển từ phương Tây bay tới đảo ăn trái nhả hạt mà Mai An Tiêm đã tìm ra được một giống dưa quý. Vào vụ thu hoạch, Mai An Tiêm lấy que vạch lên vỏ của quả dưa rồi đem thả xuống biển, với hy vọng những con sóng sẽ đẩy những quản dưa vào bờ. Cách “tiếp thị” độc đáo ấy của Mai An Tiêm đã được những người đất liền đón nhận, họ xem như đấy là tặng vật của Thượng đế. Nhờ có thông tin, sau đó ít lâu ông cùng với gia đình đã được Vua Hùng minh oan, đồng thời sai cả một đội thuyền ra đảo đón Mai An Tiêm về và phục chức.
Để nhớ ơn Mai An Tiêm, người dân Lạc Việt đã tôn Mai An Tiêm là “Bố Cái Dưa Tây”. Hiện chỗ gia đình ông sống ở nơi đảo xa người ta vẫn còn gọi là bãi An Tiêm. Giống dưa quý ruột đỏ ấy được gọi là dưa đỏ, sau này thì gọi là dưa hấu. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích về quả dưa hấu là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong những buổi đầu dựng nước.
Phần Lễ gồm: Rước kiệu, dâng hương và lễ tế.
Phần hội phong phú và hoành tráng, màn nghệ thuật sân khấu hóa, có ý nghĩa sâu sắc, tái hiện lại cảnh Mai An Tiêm bị khép tội phản nghịch cùng với gia đình bị đày ra ngoài đảo xa...; cảnh Mai An Tiêm gắn liền với sự tích quả dưa hấu, được vua minh oan, gia đình đoàn viên...; tri ân Mai An Tiêm - một người có công mở mang bờ cõi, thủy tổ nghề canh nông...
Màn trình diễn nghệ thuật sân khấu hóa “Sự tích quả dưa hấu” tại lễ hội
Lễ hội Mai An Tiêm - là một lễ hội văn hóa, lịch sử giàu truyền thống, tưởng nhớ công ơn của những bậc tiền bối đã có công gây dựng, bảo vệ và gìn giữ non sông đất nước. Lễ hội cũng là dịp để cho những thế hệ con cháu tri ân, đồng thời, tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông ta, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, khai thác mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh và góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Bài viết về Thanh Hóa liên quan
- Khai mạc Lễ hội Mai An Tiêm tại Thanh Hóa 2013
(lehoi.org)- Ngày 20/4 (tức ngày 11/3 âm lịch), Lễ hội Mai An Tiêm đã được long trọng tổ chức tại Đền thờ Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ, tri...
- Độc đáo phiên chợ Chuộng choảng nhau cầu may ở Thanh Hóa
Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 6 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân lại nô nức tham dự phiên chợ Chuộng xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa choảng nhau để cầu may. Phiên...
- Rộn ràng lễ kỳ Phúc làng Phú Khê - Thanh Hóa
Mỗi năm cứ ngày 16/2 âm lịch, ngày sinh của hai vị Thành hoàng làng, người dân Phú Khê sắm sửa lễ vật tổ chức lễ kỳ phúc. Người dân cho rằng, hội làng Phú Khê không chỉ là dịp tưởng nhớ công ơn 2 vị Thành...
- Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa
Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn còn có tên gọi khác là làng Kẻ Bôn. Ngôi làng này thờ bốn vị...
-
- Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa
Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa thường được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 12/06. Nơi thờ cô Ba Thoải Đền Hàn là một di tích tọa lạc trên vùng đất của xã Hà Sơn, huyện Hà Trung...
- Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn
Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn là một lễ hội cầu phúc, là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân thị xã Sầm Sơn. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 16 tháng Hai. Đây...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
Lễ hội Lê Hoàn là một lễ hội thường niên được tổ chức vào các ngày mồng 7,8,9 tháng Ba âm lịch, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội này được tổ chức với qui mô...
- Hội đền Tép ở Thanh Hóa
Hội đền Tép ở Thanh Hóa là một trong các lễ hội nằm trong chuỗi lễ hội Lam Kinh, được tổ chức vào ngày 21/08 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ tới vị Khai quốc công thần Trung Túc Vương...
- Lễ hội đền Lê Trung Giang tại Thanh Hóa
Lễ hội đền Lê Trung Giang được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Đại vương Lê Trung Giang, một vị tướng tài thời Lê Sơ đã có công lao to lớn cho đất nước...
-
- Tưng bừng lễ hội ở ngôi đền cổ nhất xứ Thanh
Trong các ngày từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền lại nô nức đổ về huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) để dự lễ hội kỷ niệm 1.007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành...
- Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010
(lehoi.org) - Sáng 10/4 (tức ngày 26/02 năm Canh Dần), Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2010, nhằm gìn giữ và phát huy các...
- Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở biển Ngư Lộc tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, sáng 14.3 (tức ngày 22.2 âm lịch), tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hàng ngàn ngư dân trong vùng và du khách thập phương...
- Nô nức trẩy hội bánh chưng bánh dày 2012 tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Ngày 30/6, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội bánh chưng, bánh dày Sầm Sơn 2012 thu hút đông đảo du khách khách thập phương về tham dự. Theo truyền thống văn hóa...
- Long trọng tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2015 tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Ngày 7/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ lễ đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu và Lễ...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Lễ hội Lê Hoàn được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9/03 âm lịch, tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức rất hoành tráng...
- Thanh Hoá trong ngày bế mạc Lễ hội Cầu Ngư
(lehoi.org) - Ngày 28/3/2011, tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) sau 3 ngày diễn ra tưng bừng, lễ hội cầu ngư đã chính thức bế mạc. Lễ hội đã thu hút...
Ghi chú bài viết Lễ Hội Mai An Tiêm tại Thanh Hóa
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Mai An Tiêm diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại Đền thờ Mai An Tiêm, Nga Sơn, Thanh Hoá. Chính quyền và nhân...