- Về đầu bài viết
- Ảnh: Tế lễ tại lễ hội làng Xuân Phả
- Ảnh: Một tiết mục đặc sắc của trò Xuân Phả diễn ra tại hội làng Xuân Phả
- Ảnh: Các đạo cụ thường được chế tạo từ rễ cây si, gỗ vông, tre, trúc gây ấn tượng cho người xem.
- Bài viết liên quan
- Ghi chú bài Ấn tượng Lễ hội làng Xuân Phả 2010 tại Thanh Hoá
- Xem lễ hội theo ngày tháng
Ấn tượng Lễ hội làng Xuân Phả 2010 tại Thanh Hoá
Mở đầu lễ hội, các giáp lần lượt rước cỗ xôi lên Nghè làm lễ tế Thành Hoàng và cộc tế theo đúng khuân thức, quy định của triều đình phong kiến từ nghi thức tế lễ đến trang phục. Gồm có: 6 Bồi Bái, 3 ông Mạnh Bái, 2 Đông Tây xướng và đứng hai bên là 8 thị vệ cầm binh khí. Ống Mạnh Bái dâng hương đến cửa Nghè, quỳ xuống, ông Từ trong Nghè đỡ tiếp dâng vào bàn thờ. Sau đó ông Từ Cả đánh tiếng kẻng, người dâng hương ở cửa đứng dậy, lui ra sân, về vị trí làm tiếp theo sự dẫn chương trình của ôn Tây xướng và Đông xướng cho đến khi kết thúc.
Tế lễ tại lễ hội làng Xuân Phả
Khi tế lễ xong, mọi người ra về. Các con Trò trong các điệu múa của các giáp bắt đầu chuẩn bị trang phục cho cuộc trình diễn trò Xuân Phả. Năm điệu múa cổ đặc sắc, độc đáo, có tên "Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống" gồm các trò: Ngô Quốc, Hoa Lang, Chiêm Thành, Tú Huần và Ai Lao, mô phỏng các hoạt động của quốc gia, tộc người láng giềng đến yết kiến, tiến cống nhà vua nước Việt, được trình diễn tại lễ hội đã thu hút đông đảo bà con từ các vùng lân cận đến xem.
Một tiết mục đặc sắc của trò Xuân Phả diễn ra tại hội làng Xuân Phả
Gần nửa tháng trước khi diễn ra lễ hội, khoảng 20 thành viên thường là các lão nông và trai đinh, họ phải luyện tập ngày đêm để thành thạo các vai diễn. Vai quan trọng nhất của 5 “nước trò” là vai chúa, sẽ được giao cho người có kinh nghiệm diễn, nhưng phải là các cô gái trẻ đẹp trong làng đóng. Đặc biệt, những người tham gia các vũ điệu trong trò Xuân Phả đều đeo mặt nạ được sơn phết, tô vẽ.
Các đạo cụ thường được chế tạo từ rễ cây si, gỗ vông, tre, trúc gây ấn tượng cho người xem.
Với màn trình diễn của các đạo cụ được chế tạo từ rễ cây si, gỗ vông, tre, trúc và các loại nhạc cụ gồm: thanh la, não bát, trống, nhị, hồ, kết hợp cùng những điệu múa cổ đặc sắc đã mang đến cho du khách thập phương những ấn tượng khó quên.
Trước kia, lễ hội Xuân Phả huy động sự tham gia của dân chúng trong năm thôn, mỗi thôn phụ trách một trò. Dân mỗi thôn tự chuẩn bị trống chiêng, kiệu rước, cờ lệnh, cờ hiệu, lễ vật, và tập luyện vũ điệu riêng của mình. Đến ngày tổ chức lễ hội, các thôn sẽ rước lễ vật ra nghè. Đoàn rước gồm có cờ, kiệu, người hộ giá, các vũ công trong trang phục “ngoại quốc”, trống chiêng vang động khắp làng. Vào sân nghè, các đoàn dâng lễ lên bàn thờ thành hoàng, sau đó trình diễn vũ điệu của thôn mình để “hầu thánh”. Qua đó tỏ lòng tạ ơn vị thần Đại Hải Long Vương (thần bảo mệnh) vì đã có công phù trợ cho mùa màng tươi tốt, dân an, vật thịnh.
Trò múa Xuân Phả đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Xưa kia, dựa theo trò múa Xuân Phả, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra múa Chư hầu lai triều cho Vua Lê Nhân Tông. Ngày nay, dựa vào tinh hoa ở trò múa này, nhiều nhà biên đạo múa cũng sáng tạo nên các tiết mục múa đặc sắc như bây giờ./.
Bài viết về Thanh Hóa liên quan
- Hội Xuân Phả tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Hội Xuân Phả diễn ra hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch, tại xã Xuân Trường, Thọ Xuân, Thanh Hoá, nhằm suy tôn Đông Hải đại vương, âm phủ và Vua Đinh, Vua Lê. Hội Xuân Phả tại Thanh...
- Độc đáo phiên chợ Chuộng choảng nhau cầu may ở Thanh Hóa
Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 6 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân lại nô nức tham dự phiên chợ Chuộng xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa choảng nhau để cầu may. Phiên...
- Rộn ràng lễ kỳ Phúc làng Phú Khê - Thanh Hóa
Mỗi năm cứ ngày 16/2 âm lịch, ngày sinh của hai vị Thành hoàng làng, người dân Phú Khê sắm sửa lễ vật tổ chức lễ kỳ phúc. Người dân cho rằng, hội làng Phú Khê không chỉ là dịp tưởng nhớ công ơn 2 vị Thành...
- Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa
Hội Cổ Bôn ở Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Làng Cổ Bôn còn có tên gọi khác là làng Kẻ Bôn. Ngôi làng này thờ bốn vị...
-
- Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa
Lễ hội Hàn Sơn ở Thanh Hóa thường được tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 12/06. Nơi thờ cô Ba Thoải Đền Hàn là một di tích tọa lạc trên vùng đất của xã Hà Sơn, huyện Hà Trung...
- Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn
Lễ hội Đền Độc Cước thị xã Sầm Sơn là một lễ hội cầu phúc, là một trong những lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân thị xã Sầm Sơn. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 16 tháng Hai. Đây...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
Lễ hội Lê Hoàn là một lễ hội thường niên được tổ chức vào các ngày mồng 7,8,9 tháng Ba âm lịch, tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội này được tổ chức với qui mô...
- Hội đền Tép ở Thanh Hóa
Hội đền Tép ở Thanh Hóa là một trong các lễ hội nằm trong chuỗi lễ hội Lam Kinh, được tổ chức vào ngày 21/08 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ tới vị Khai quốc công thần Trung Túc Vương...
- Lễ hội đền Lê Trung Giang tại Thanh Hóa
Lễ hội đền Lê Trung Giang được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Tướng công Đại vương Lê Trung Giang, một vị tướng tài thời Lê Sơ đã có công lao to lớn cho đất nước...
-
- Tưng bừng lễ hội ở ngôi đền cổ nhất xứ Thanh
Trong các ngày từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền lại nô nức đổ về huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) để dự lễ hội kỷ niệm 1.007 năm ngày mất của vua Lê Đại Hành...
- Linh thiêng Lễ hội Đền Sòng Sơn – Ba Dội 2010
(lehoi.org) - Sáng 10/4 (tức ngày 26/02 năm Canh Dần), Uỷ ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2010, nhằm gìn giữ và phát huy các...
- Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở biển Ngư Lộc tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, sáng 14.3 (tức ngày 22.2 âm lịch), tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), hàng ngàn ngư dân trong vùng và du khách thập phương...
- Nô nức trẩy hội bánh chưng bánh dày 2012 tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Ngày 30/6, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội bánh chưng, bánh dày Sầm Sơn 2012 thu hút đông đảo du khách khách thập phương về tham dự. Theo truyền thống văn hóa...
- Long trọng tổ chức Lễ hội Bà Triệu năm 2015 tại Thanh Hóa
(lehoi.org)- Ngày 7/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ lễ đón Bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu và Lễ...
- Lễ hội Lê Hoàn tại Thanh Hóa
(lehoi.org) - Lễ hội Lê Hoàn được diễn ra hàng năm từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 9/03 âm lịch, tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hoá. Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức rất hoành tráng...
- Thanh Hoá trong ngày bế mạc Lễ hội Cầu Ngư
(lehoi.org) - Ngày 28/3/2011, tại làng biển Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) sau 3 ngày diễn ra tưng bừng, lễ hội cầu ngư đã chính thức bế mạc. Lễ hội đã thu hút...
Ghi chú bài viết Ấn tượng Lễ hội làng Xuân Phả 2010 tại Thanh Hoá
Từ khóa:
(lehoi.org) - Trong Lễ hội làng Xuân Phả năm 2010, màn trình diễn Trò Xuân Phả đặc biệt thu hút sự chú ý của khán giả. Sau hàng trăm năm qua cho đến ngày...