Lễ hội Nghinh ông tại Sóc Trăng

Thời gian: 22/3 Âm lịch
(lehoi.info) - Lễ hội Nghinh ông được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 3 âm lịch, tại xã Trung Bình, Long Phú, Sóc Trăng với ý nguyện và với lòng thành kính cầu xin cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, tai qua nạn khỏi và khai thác được nhiều thủy hải sản.

Lễ hội Nghinh ông tại Sóc Trăng
Lễ hội Nghinh ông tại Sóc Trăng

Lễ hội Nghinh Ông cúng biển tại Kinh Ba đã có từ năm 1950, theo các cụ già ở vùng biển này kể lại thì vào thời đó, tại rạch Mù U, thuộc xã An Thạnh III ( huyện Long Phú, Sóc Trăng), dân đi biển đã phát hiện một xác cá ông to lớn trôi dạt tại bờ kênh này. Dân địa phương đã vớt xác cá ông vào bờ và lập miếu thờ cúng cá ông  bằng tre lá đơn sơ. Sau năm 1982, ngư dân ở làng này làm ăn phát đạt nhanh chóng, mới dời hài cốt “Ông” cá ở An Thạnh III và cùng nhau vận động quyên góp vốn sang một khu đất rộng 2000 m2 để xây miếu thờ cúng khang trang ở Kinh Ba như hiện nay. Dân làng nơi đây đặt tên là Lăng Ông Nam Hải, thành lập ban Quản trị và ông trưởng vạn, có nhiệm vụ chăm sóc, bảo quản di tích Lăng Ông, thắp hương khói và thờ cúng hàng đêm.

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức như sau:

Mở đầu lễ hội này là lễ rước kiệu ông ra biển, tàu đánh bắt thủy sản được trang bị cờ hoa rực rỡ lộng lẫy cùng với những thức cúng như heo quay, trái cây và nhang đèn …tập trung ra cửa biển khiêng kiệu hài cốt của Ông đưa xuống tàu và chạy thẳng về hướng biển Đông để cầu khẩn “xin Keo” với những ý nguyện tốt đẹp. Tham gia vào đoàn rước kiệu ông có đến hàng trăm con tàu, dẫn đầu đoàn tàu là “thuyền rồng” rước Kiệu Ông, các thuyền ghe tàu khác cũng nhắm hướng tàu dẫn đầu mà lướt theo. Ở trên thuyền rồng, các đào mặc đồ võ tướng, đánh trống, thao quyền và múa quyền rất nhộn nhịp ở mũi thuyền. Còn các vị hương thân, các vị bô lão thì khấn vái ông phù hộ cho một mùa biển mới sung túc, an bình. Khi gặp cá ông và tiến hành việc cúng tế ở trên biển xong, đoàn ghe quay về để rước kiệu ông vào đình và tiến hành các nghi lễ cúng ông tiếp theo.

Quang cảnh lễ hội Nghinh ông
Quang cảnh lễ hội Nghinh ông

Phần hội là phần có các trò chơi dân gian, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và ca hát những tích tuồng cổ, nhằm tạo thêm sinh khí vui tươi, phấn khởi cho mọi ngư dân quên đi những ngày lao động, làm việc cực nhọc và an tâm chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt tôm, cá đầy tàu. Lễ hội kết thúc với việc đưa tàu thuyền ra biển khơi trong niềm hân hoan, tin tưởng của tất cả mọi người. 

Hàng trăm tàu đánh bắt thủy sản trong và ngoài tỉnh tham dự lễ hội
Hàng trăm tàu đánh bắt thủy sản trong và ngoài tỉnh tham dự lễ hội

Vào ngày lễ hội có khoảng hàng nghìn ngư dân trong khu vực với hàng trăm tàu đánh bắt thủy sản của tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận như tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu … đến dự tạo nên một lễ hội đậm nét văn hóa dân gian của những ngư dân vùng biển.

Lễ hội Nghinh Ông được xem là một trong những ngày lễ mang đậm tính truyền thống của các ngư dân vùng biển. Theo tín ngưỡng từ lâu đời, tục thờ cá Ông là 1 nét đặc sắc trong đời sống tâm linh vì cá Ông là một vị thần luôn giúp ngư dân vượt qua những phong ba bão táp và mang lại mùa thu hoạch hải sản bội thu./.

Bài viết về Sóc Trăng liên quan

  • Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc TrăngẢnh Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khơme ở Sóc Trăng
    Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là Tết chịu tuổi của người Khơme tại Sóc Trăng. Đây là một lễ hội truyền thống có qui mô lớn của đồng bào Khơme nói chung, và người Khơme tại Sóc Trăng nói riêng...
  • Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017Ảnh Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Sóc Trăng lần III năm 2017
    Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng lần III diễn ra trong 7 ngày từ 28/10-3/11. Tối ngày 1/11, Lễ hội Ok Om Bok lần III chính thức khai mạc với nhiều hoạt động chính như: Lễ cúng trăng...
  • Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người KhmerẢnh Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ Nhâp hạ của người Khmer
    Lễ Nhập hạ hay còn gọi lễ Bun Chôl Vô Sa là ngày lễ lớn của người Khmer, được tổ chức hàng năm cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, gia đình hạnh phúc. Lễ Nhập hạ là nét đẹp truyền thống với...
  • Festival Lúa gạo Việt NamẢnh Festival Lúa gạo Việt Nam
    Festival Lúa gạo Việt Nam là một sự kiện kinh tế văn hóa được tổ chức 2 năm 1 lần ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tôn vinh nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Cây lúa là cây lương...
  • Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội Đua Ghe Ngo tại Sóc Trăng
    Lễ hội đua ghe Ngo là lễ hội Ok-Om-Bok ( tên tiếng Việt là Lễ Cúng Trăng), một lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội sôi nổi và náo...
  • Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc TrăngẢnh Sôi động Giải đua ghe ngo năm 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - 50 đội ghe đại diện các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ đã hội tụ tranh đấu sội nổi trong “Giải đua ghe ngo...
  • Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc TrăngẢnh Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo được diễn ra hàng năm từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch, tại sân nhà, sân chùa và tại dòng sông Maspéro ở thị xã Sóc Trăng. Lễ Ooc-om-Bok Lễ Ooc...
  • Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2Ảnh Sóc Trăng sẽ tổ chức Festival lúa gạo lần thứ 2
    (lehoi.org) - Sau thành công của Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 1 vào năm 2009, vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho tổ chức lễ hội lớn này lần thứ 2. Theo đó, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 sẽ được...
  • Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc TrăngẢnh Đầu tư cho lễ hội Ooc-om-boc năm 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên đã quyết định trích kinh phí 90 triệu đồng để hỗ trợ cho 3 đội ghe chùa (2 đội nam) là tân binh Pra Sath Kong (Tắc Gồng - xã Tham Đôn), Sro Lôn...
  • Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc TrăngẢnh Đua ghe ngo trong lễ hội Ooc-om-boc của người Khmer, Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội Ooc-om-boc (Sóc Trăng) là một lễ hội đã có từ lâu đời, không chỉ phản ánh đời sống tâm linh của người Khmer, mà ở đó còn tồn tại khá rõ nét nguồn gốc lễ nghi nông nghiệp của cư...
  • Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc TrăngẢnh Tưng bừng lễ hội Ooc-om-boc 2010 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Ngày 20/11 vừa qua, hàng nghìn người đã chen nhau đứng dọc bờ sông Maspéro tại TP Sóc Trăng để cổ vũ cho các tay đua ghe ngo trong “Lễ hội Ooc-om-boc”. Tham dự giải đua ghe ngo năm nay...
  • Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc TrăngẢnh Độc đáo mùa lễ hội ở Sóc Trăng
    Từ nhiều thế kỷ, Sóc Trăng là một tỉnh có cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer sinh sống chan hòa nên có nhiều nét đặc thù về sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống ở địa phương. ...
  • Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc TrăngẢnh Khởi động Festival Lúa gạo VN lần thứ hai tại Sóc Trăng
    Vừa qua, tỉnh Sóc Trăng đã khánh thành cổng chào mang biểu tượng “đầu cơ nghiệp nhà nông”, các sản phẩm đặc trưng nông-lâm-thủy-hải sản Việt Nam với đồng hồ đếm ngược đến ngày khai mạc Festival Lúa...
  • Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc TrăngẢnh Lễ hội sông nước miệt vườn 2011 tại Sóc Trăng
    (lehoi.org) - Lễ hội sông nước miệt vườn - cồn Mỹ Phước năm 2011 đã được tổ chức vào ngày 6/6 tại UBND huyện Kế Sách (Sóc Trăng). Các hoạt động chính của lễ hội chủ yếu tập trung tôn vinh...
  • Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần IIẢnh Sóc Trăng: Rút gắn thời gian tổ chức Festival Lúa gạo lần II
    (lehoi.org) - Thay vì tổ chức trong 7 ngày, Festival Lúa Gạo Việt Nam lần II tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng sẽ giảm xuống còn 4 ngày, tức từ ngày 8 đến 11/11/2011. Mới đây, Văn phòng...

Ghi chú bài viết Lễ hội Nghinh ông tại Sóc Trăng

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Lễ hội Nghinh ông tại Sóc Trăng, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Lễ hội Nghinh ông được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 3 âm lịch, tại xã Trung Bình, Long Phú, Sóc Trăng với ý nguyện và với lòng thành...