Vui Tết Lùng Cùng tại Vụ Bản, Nam Định

(lehoi.info)- Tết Lùng Cùng được tổ chức thường niên tại xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch. Nhắc đến Tết Lùng Cùng, người ta không thể quên món bánh khúc, đặc sản làm nên nét riêng khác biệt của ngày Tết đặc biệt này. Năm nay, người dân Nam Định lại tổ chức Tết Lùng Cùng vào ngày 22/2 âm lịch.

Dân làng chuẩn bị cho tết Lùng Cùng
Dân làng chuẩn bị cho tết Lùng Cùng

Tết Lùng Cùng còn có tên gọi khác là Tết Vỗ bồ hay Tết Bánh Khúc. Đây là dịp lễ truyền thống của nhân dân 3 thôn Tiền, Tâm, Thượng xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. Tích xưa kể rằng: vùng đất này trước kia thuộc trấn Sơn Nam Hạ, sinh ra một vị tướng tài giỏi, danh tiếng, cả cuộc đời hiến dâng cho sự nghiệp bảo vệ bờ cõi dân tộc. Có một năm ông và quân sĩ vì phải lo đánh dẹp giặc ngoại bang, không thể về ăn Tết cùng gia đình. Đầu tháng 2 (âm lịch) năm đó ông quyết định tổ chức ăn mừng vì đội quân do ông làm thủ lĩnh đã giành chiến thắng. Tuy nhiên vì đánh giặc dài ngày, lương thảo dự trữ không còn nhiều, ông đã nghĩ ra cách giã rau khúc trộn thêm với gạo nếp làm thành chiếc bánh khúc để tế cáo trời đất, sau đó phát cho quân sĩ và nhân dân nơi đây. Thời gian trôi qua, Tết Lùng Cùng vẫn được tổ chức cho đến nay để tri ân công đức tổ tiên và là ngày cả gia đình sum họp. Trong ngày này, món bánh khúc thay thế cho bánh chưng, bánh dày để dâng lên tổ tiên trong Tết âm lịch.

Rau khúc
Rau khúc

Rau khúc là một loài rau dại, mọc nhiều nhất vào mùa xuân từ đầu tháng 2 âm lịch cho tới Tết thanh minh. Rau khúc có hai loại là khúc nếp và khúc tẻ. Nhưng để làm bánh khúc được thơm ngon và có vị đặc trưng thì nhất thiết phải chọn được lá khúc nếp. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Gạo tẻ và gạo nếp phải được ngâm từ đêm hôm trước, cứ hai phần gạo nếp thì cho thêm một phần gạo tẻ. Nguyên liệu làm bánh khúc chỉ gồm có: gạo, thịt lợn, đỗ xanh cộng với gia vị. Rau khúc giã nhuyễn được đem trộn lẫn với bột gạo, sau đó đem nặn thành bánh khúc. Nhân bánh khúc là đỗ xanh giã mịn thêm một miếng nhỏ mỡ lợn đã được xào thơm với hành. Để bánh ăn vừa đủ ngậy mà không bị ngán, thịt mỡ phải là thịt mỡ gáy. Đặc biệt có một loại gia vị không thể thiếu khi làm bánh khúc dịp Tết Lùng Cùng là hạt tiêu. Hương hạt tiêu đậm đà hòa quyện với vị rau khúc độc đáo đã tạo thành vị ngon riêng biệt của bánh khúc nơi đây. Bánh mới nặn xong lớp vỏ ngoài còn dẻo dính sẽ được lăn qua một lớp áo bánh là gạo nếp đã được ngâm kỹ; sau đó gói hờ vào tấm lá chuối tươi rồi xếp chồng lên nhau, tiếp đến đem đi đồ trong chõ xôi. Bánh khúc ngon nhất khi được ăn nóng và bánh có thể để đến hai ngày mà vỏ bánh vẫn mềm và dẻo dai.

Bánh khúc - đặc sản tết Lùng Cùng tại Vụ Bản, Nam Định
Bánh khúc - đặc sản tết Lùng Cùng tại Vụ Bản, Nam Định

Hàng năm, người dân xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định dù có đi làm nơi đâu cứ vào Tết Lùng Cùng cũng đều hướng vê quê nhà, cũng nhớ tới hương vị đặc trưng của món bánh khúc như để tri ân với tổ tiên và tự nhắc mình không quên cội nguồn. Đã từ lâu, Tết Lùng Cùng đã tạo thành nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc tồn tại trong tâm thức mỗi người dân Vụ Bản của vùng quê Nam Định.

Bài viết về Nam Định liên quan

  • Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Quảng Cung tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra hàng năm từ ngày mồng 1 đến mồng 10 tháng Ba âm lịch, tại Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ...
  • Lễ hội Đền An Lá tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Đền An Lá tại Nam Định
    Lễ hội Đền An Lá diễn ra vào tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Đền An Lá thuộc xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây là một lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của tướng quân Nguyễn Tấn. Cứ...
  • Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lầnẢnh Độc đáo phiên chợ mua may bán rủi mỗi năm chỉ họp một lần
    Đến hẹn lại lên, lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản, Nam Định) được tổ chức vào đêm mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Dù trời mưa phùn, giá rét nhưng hàng vạn người vẫn đội mưa tham gia phiên chợ Viềng độc đáo "mua...
  • Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam ĐịnhẢnh Hội đền Cổ Trạch tỉnh Nam Định
    Hội đền Cổ Trạch diễn ra từ ngày 18-20/8 âm lịch hàng năm tại xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hội đền Cổ Trạch bao gồm phần tế lễ, dâng hương và trẩy hội. Đền Cổ Trạch là đền cổ của xã...
  • Hội đền Đông Cao tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Đông Cao tại Nam Định
    Hội đền Đông Cao diễn ra ngày 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại làng Đông Cao, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh. Hội đền Đông Cao có nghi lễ đặc biệt là lễ rước kiệu Mỵ Châu đến yết kiến và tạ tội...
  • Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)Ảnh Hội Chùa Lương (chùa Trăm Gian)
    Hội Chùa Lương diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định. Hội là dịp người dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Trần Vũ, Hoàng Gia, Vũ Chi và...
  • Hội đền Bảo Lộc tại Nam ĐịnhẢnh Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định
    Hội đền Bảo Lộc tại Nam Định diễn ra vào ngày 20 tháng 8 hàng năm, tại xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Đền Bảo Lộc trước kia còn có tên là An Lạc, tọa lạc tại làng Bảo Lộc, thuộc tổng Bữu Bị...
  • Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định
    Lễ Chùa Cổ Lễ là nơi diễn ra nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng đạo Phật, thường được tổ chức từ ngày 13-19/09 âm lịch hàng năm. Lễ hội Chùa Cổ Lễ tại Nam Định Chùa Cổ Lễ là một quần thể kiến...
  • Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam ĐịnhẢnh Hội làng Cao Đài tại Mỹ Lộc, Nam Định
    Hội làng Cao Đài diễn ra tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Hàng năm, vào ngày 22 tháng 7 âm lịch, dân làng Cao Đài tổ chức lễ hội tưng bừng và uy nghi để tưởng niệm ngày húy...
  • Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo tại Nam Định
    Lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 hằng năm tại Khu Di tích Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm ôn lại truyền thống "Uống nước...
  • Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam ĐịnhẢnh Lễ kỷ niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông tại Nam Định
    Hằng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch, hàng nghìn người con dòng tộc họ Trần lại cùng đổ về Đền Hạ Mã (Mỹ Lộc, Nam Định) để dâng hương tưởng niệm ngày hóa thân Đức phật hoàng Trần Nhân Tông. Đức vua...
  • Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam ĐịnhẢnh Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá ở Nam Định
    Lễ hội làng nghề mộc cổ truyền Ninh Xá được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm tại đền Ninh Xá, xã Yên Ninh huyện Ý Yên tỉnh Nam Định để tưởng nhớ ông tổ nghề mộc Ninh Hữu...
  • Lễ hội Phủ Giầy tại Nam ĐịnhẢnh Lễ hội Phủ Giầy tại Nam Định
    Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", là vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam...
  • Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012Ảnh Chính thức khai mạc Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định năm 2012
    (lehoi.org)- Đến hẹn lại lên, đêm 5/2 (tức 14 tháng Giêng âm lịch) nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về dự Lễ hội khai ấn đền Trần. Năm nay cũng là năm đầu tiên lễ hội...
  • Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam ĐịnhẢnh Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
    (lehoi.org)- Hôm nay 21/4 tức ngày mùng 3/3 âm lịch, lễ hội Phủ Dầy năm 2015 đã tưng bừng khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tưng bừng lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định Lễ hội Phủ Dầy được...
1 2 3 4 5 Tiếp

Ghi chú bài viết Vui Tết Lùng Cùng tại Vụ Bản, Nam Định

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Vui Tết Lùng Cùng tại Vụ Bản, Nam Định, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Tết Lùng Cùng được tổ chức thường niên tại xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch . Nhắc đến Tết Lùng Cùng, người ta...