Lễ hội đền Ủng tại Hưng Yên
Đền Ủng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão, là một danh tướng thời Trần, người đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược ở thế kỷ XIII. Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên ở tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng (nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ chí khí khác thường và tính tình cương trực. Đến nay thì câu chuyện về tướng quân Phạm Ngũ Lão vẫn còn được người dân kể lại như một tích chuyện kỳ lạ về một vị tướng anh hùng có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, có sức khoẻ phi thường và gan dạ. Tương truyền năm ông 13 tuổi, trong làng đã có người đỗ đạt làm quan và mở tiệc thiết đãi dân làng, cả làng kéo đến để tham dự chỉ có ông là không. Người mẹ hỏi sao con không đến thì ông đáp rằng chí làm trai phải làm lên công danh sự nghiệp vẻ vang cho xóm làng còn mình chưa làm được gì nên cảm thấy hổ thẹn với lòng.Hàng ngày Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi bên đường chẻ tre, vót nan và đan sọt. Một hôm Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp (Chí Linh) lên kinh đô Thăng Long. Quân sĩ hộ vệ Trần Hưng Đạo đi trước dẹp đường, thấy Phạm Ngũ Lão, quát đuổi ông vẫn cứ ngồi yên thanh thản đan vót như không hề nghe thấy gì, quân lính lấy giáo đâm vào đùi, máu chẩy đầm đìa, nhưng ông vẫn không nhúc nhích. Trần Hưng Đạo thấy làm lạ bèn tiến đến hỏi đầu đuôi sự việc. Khi biết chuyện Phạm Ngũ Lão vì mải nghĩ đến việc nước mà quên cả nỗi đau thân xác, Hưng Đạo Vượng nhận thấy đây chính là một nhân tài của đất nước, bèn triệu hồi trọng dụng. Với tài năng bẩm sinh cùng với sự rèn cặp của Trần Quốc Tuấn Phạm Ngũ Lão mau chóng trở thành một vị tướng xuất sắc đã 2 lần đánh tan giặc xâm lược Nguyên - Mông.Để tưởng nhớ đến một vị tướng tài danh là người con của quê hương, dân làng Phù Ủng đã lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ở ngay trên nền đất cũ của nhà ông.
Lễ hội được mở đầu với nghi thức rước công chúa Tĩnh Huệ (con gái của Phạm Ngũ Lão) từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông và rước về đền Phạm Ngũ Lão để trình cha. Trong lễ rước, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã chen nhau chui qua gầm kiệu với tâm niệm rằng những ước muốn của mình trong năm mới sẽ thành hiện thực. Phần lễ được tổ chức trang trọng với các nghi thức cổ truyền như đại lễ, tế nội tán và ngoại tán…
Phần Hội với những trò chơi dân gian, những môn thể thao, vui chơi do tướng quân Phạm Ngũ Lão nghĩ ra để rèn luyện sức khỏe và ý chí cho binh sĩ như: hội thi vật cù. Cù có hình tròn, làm bằng gỗ vuông sơn màu đỏ. Sân chơi là một bãi rộng chia thành 2 bên đông và tây, giữa sân có kẻ một vạch ngang, chính giữa vạch sẽ đào một lỗ đặt quả dầu, hai đầu sân mỗi bên sẽ đào một lỗ. Mỗi đội có 8 quân và 1 tổng, đầu chít khăn và đóng khố. Mỗi đội đóng khố một màu khác nhau. Trước khi chơi, 2 đội xếp thành 2 hàng làm lễ trước cửa đền. Trọng tài cầm quả cầu đặt ở hố giữa sân, phát hiệu lệnh, 2 bên giành nhau cướp bỏ vào lỗ của đối phương, bên nào cho vào lỗ của bên kia là đã thắng cuộc.
Trong những ngày lễ hội diễn ra, bên cạnh các phần nghi lễ còn có những hoạt động thể thao giao hữu bóng chuyền, cầu lông, hoạt động văn hóa cho chữ đầu xuân, hát trống quân, hát quan họ...
Lễ hội đền Ủng thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham dự
Lễ hội đền Ủng được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng giêng, thu hút được hàng nghìn lượt khách thập phương tới dâng hương và trẩy hội, đây là một trong những lễ hội lớn, mở đầu cho các hoạt động văn hóa, lễ hội mùa xuân của tỉnh Hưng Yên.
lehoi.info tổng hợp
Bài viết về Hưng Yên liên quan
- Nô nức khai hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên
(lehoi.org)- Sáng ngày 10/2, lễ dâng hương tưởng niệm 739 năm ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân và lễ khai hội đền Phù Ủng đã diễn ra tại khu di tích lịch sử văn hóa đền Phù...
- Tổ chức Lễ hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên tưởng nhớ tướng quân Phạm Ngũ Lão
(lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13/2 đến hết ngày 17/2, Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức trang trọng, hoành tráng với mục đích tôn vinh con người và sự nghiệp của Tướng quân Phạm Ngũ Lão, qua đó giáo...
- Khai hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên
(lehoi.org)- Ngày 1/3 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch), lễ khai hội đền Phù Ủng đã diễn ra tại đền Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên để tưởng nhớ công ơn của tướng quân Phạm Ngũ Lão có...
- Lễ hội Nam Trì tại Hưng Yên
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch, người dân làng Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên lại tưng bừng mở hội Nam Trì. Đây là một lễ hội tế thần đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 trước...
-
- Lễ hội đền Kim Đằng tại Hưng Yên
Lễ hội đền Kim Đằng diễn ra vào ngày 15 đến 17 tháng 11 âm lịch, tại thôn Kim Đằng, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Thành hoàng làng Tế Thế Hộ quốc, Môi Nương...
- Hội thôn Thổ Hoàng tỉnh Hưng Yên
Thổ Hoàng tiếng Hán có nghĩa là "vùng đất vàng". Thổ Hoàng là ngôi làng nhỏ bình yên, giàu truyền thống hiếu học, một trong 10 làng có truyền thống khoa cử bậc nhất trong lịch sử nước ta....
- Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tình Hưng Yên
Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tỉnh Hưng Yên lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 7-14/8/2017 nhằm quảng bá loại đặc sản nổi tiếng được mang tiến vua của vùng đất Phố Hiến xưa. Lễ hội tôn vinh nhãn lồng Hưng...
- Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến
Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến là một lễ hội lớn của tỉnh Hưng Yên được diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trong không gian văn hóa cổ xưa tại...
- Lễ hội văn hóa dân gian phố Hiến tại Hưng Yên
"T hứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến" , Phố Hiến xưa từng được sánh ngang với kinh thành Thăng Long là nơi giao thương của hơn 10 nước trên thế giới: Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, ...
-
- Tháng ba và dư âm tết trong các lễ hội
Lễ hội Tây Thiên, Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay kén rể chỉ là ba trong số hàng chục lễ hội đặc sắc và độc đáo sẽ được tổ chức vào tháng 3 này. Dù đã hết "tháng ăn chơi...
- Đặc sắc lễ hội Văn hóa Dân gian Phố Hiến 2010
(lehoi.org) - Lễ hội đã diễn ra hoành tráng với hàng loạt các hoạt động văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, vùng miền trước sự chứng...
- Lễ hội cầu mưa tại Hưng Yên
(lehoi.org)- Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm, tại chùa Pháp Vân, xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên. Lễ hội cầu mưa gắn liền với hệ thống thờ Tứ Pháp và...
- Hưng Yên tổ chức Lễ hội kỷ niệm 599 năm ngày sinh Đào Nương Đào Thị Huệ
(lehoi.org) - Ngày 17/3/2010 (tức 2/2 âm lịch), người dân Hưng Yên đã tổ chức lễ hội Đào Nương tại làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa nhằm tôn vinh vị sư tổ nghệ thuật hát chèo và tưởng nhớ công...
- Hoành tráng lễ khai hội Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên)
(lehoi.org) - Câu chuyện tình của chàng Đồng Tử và công chúa Tiên Dung trên dòng sông Hồng đã trở thành thiên tình sử, vì lẽ đó mà hàng nghìn người đã có mặt tại Đền Đa Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên ...
- Lễ hội Hành trình thiên đô tái hiện lịch sử dời đô 1000 năm trước
(lehoi.org) - Trong khuôn khổ chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình sẽ...
- Sẵn sàng cho Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 tại Hưng Yên
(lehoi.org) - Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 - 2011 tại Hưng Yên sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 10/4/2011 (tức ngày 6 - 9/3 âm lịch). Ban tổ chức đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân...
Ghi chú bài viết Lễ hội đền Ủng tại Hưng Yên
Từ khóa:
Lễ hội đền Ủng được tổ chức hàng năm vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch, tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên. Đây là lễ hội để tưởng nhớ tới tướng quân...