Hoành tráng lễ khai hội Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên)

(lehoi.info) - Câu chuyện tình của chàng Đồng Tử và công chúa Tiên Dung trên dòng sông Hồng đã trở thành thiên tình sử, vì lẽ đó mà hàng nghìn người đã có mặt tại Đền Đa Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên từ sáng sớm ngày 25/3/2010 để tham dự Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung.

Xuất phát với các nghi lễ truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc từ thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, đoàn rước kiệu đi dọc theo con đường đê để tới Đền Đa Hòa. Trên quãng đường rước khoảng chừng 4 km, đoàn đi qua 8 thôn, mỗi thôn lại có một đoàn rước kiệu riêng nhập vào đoàn chính tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt.

Ảnh: Internet
Hoành tráng lễ khai hội Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên)

Khi đến bờ sông, các kiệu và nghi trượng để cả trên bờ. Chỉ có chiếc kiệu khiêng bình nước và đôi rồng được mang xuống thuyền. Việc lấy nước được người dân trong vùng rất coi trọng. Người dân trong vùng quan niệm năm nào việc lấy nước thuận lợi, không gặp trục trặc gì thì năm đó sẽ làm ăn thuận lợi. Bởi vậy người đảm nhiệm việc lấy nước là hai cụ cao niên có uy tín trong làng, còn những người khiêng kiệu là 8 cô thanh nữ trong trang phục thướt tha, lịch thiệp.

Nước lấy xong, đám rước quay trở lại đền. Ban tổ chức chỉ được bắt đầu khai mạc hội khi bình nước đã được đem thờ trong đền.

Những người cao tuổi ở đây chia sẻ, việc rước nước không chỉ có ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, làm ăn sung túc mà còn thể hiện một nét tín ngưỡng sâu sắc. Việc làm này nhằm tưởng nhớ về thánh Chử Đồng Tử với nghề đánh cá thường xuôi ngược trên sông.

Có thể nói hội đền Chử Đồng Tử-Tiên Dung là một lễ hội có số lượng người tham dự đoàn rước thuộc hàng đông nhất nhì trong cả nước. Không kể những người dân và du khách đổ ra hai bên đường, đoàn rước đã lên tới hơn 1.200 người khi tập hợp đủ 9 thôn của 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang. Chiều dài đoàn rước tính từ đầu cho đến cuối đoàn là hơn 1 km.

Khi đoàn đầu tiên vào được giữa sân đền để tập kết thì đoàn cuối cùng phải mất hơn nửa giờ đồng hồ sau mới đi vào được đến trong sân.

Có một điều đặc biệt là mặc dù với số lượng người tham gia lớn nhưng lễ hội lại được diễn ra rất trật tự. Các bô lão trong làng luôn cầm loa nhắc nhở con cháu và những người trong đoàn rước của làng mình phải nâng cao ý thức trong lễ hội để làm gương. Đây quả là một nét mới đáng khen ngợi trong việc tổ chức lễ hội hiện nay.

Sau khi Khai hội, từ chiều ngày 25/3 cho đến hết ngày 27/3/2010, Lễ hội tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian như: đánh đu, đánh cờ, rước nước trên sông Hồng...

Bài viết về Hưng Yên liên quan

  • Tháng ba và dư âm tết trong các lễ hộiẢnh Tháng ba và dư âm tết trong các lễ hội
    Lễ hội Tây Thiên, Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay kén rể chỉ là ba trong số hàng chục lễ hội đặc sắc và độc đáo sẽ được tổ chức vào tháng 3 này. Dù đã hết "tháng ăn chơi...
  • Đặc sắc lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 2013Ảnh Đặc sắc lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 2013
    (lehoi.org)- Ngày 21/3, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một trong những lễ hội lớn nhất cả nước gắn với huyền thoại đẹp về tình yêu bất tử của công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chử Đồng Tử...
  • Lễ hội đền Chử Đồng Tử tại Hưng YênẢnh Lễ hội đền Chử Đồng Tử tại Hưng Yên
    Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm tại Đền Đa Hoà và đền Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đây là một lễ hội rất độc đáo, gắn liền với truyền thuyết...
  • Lễ hội Nam Trì tại Hưng YênẢnh Lễ hội Nam Trì tại Hưng Yên
    Hàng năm, cứ đến ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch, người dân làng Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên lại tưng bừng mở hội Nam Trì. Đây là một lễ hội tế thần đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 trước...
  • Lễ hội đền Kim Đằng tại Hưng YênẢnh Lễ hội đền Kim Đằng tại Hưng Yên
    Lễ hội đền Kim Đằng diễn ra vào ngày 15 đến 17 tháng 11 âm lịch, tại thôn Kim Đằng, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Thành hoàng làng Tế Thế Hộ quốc, Môi Nương...
  • Hội thôn Thổ Hoàng tỉnh Hưng YênẢnh Hội thôn Thổ Hoàng tỉnh Hưng Yên
    Thổ Hoàng tiếng Hán có nghĩa là "vùng đất vàng". Thổ Hoàng là ngôi làng nhỏ bình yên, giàu truyền thống hiếu học, một trong 10 làng có truyền thống khoa cử bậc nhất trong lịch sử nước ta....
  • Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tình Hưng YênẢnh Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tình Hưng Yên
    Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tỉnh Hưng Yên lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 7-14/8/2017 nhằm quảng bá loại đặc sản nổi tiếng được mang tiến vua của vùng đất Phố Hiến xưa. Lễ hội tôn vinh nhãn lồng Hưng...
  • Lễ hội văn hóa dân gian Phố HiếnẢnh Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến
    Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến là một lễ hội lớn của tỉnh Hưng Yên được diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trong không gian văn hóa cổ xưa tại...
  • Lễ hội văn hóa dân gian phố Hiến tại Hưng YênẢnh Lễ hội văn hóa dân gian phố Hiến tại Hưng Yên
    "T hứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến" , Phố Hiến xưa từng được sánh ngang với kinh thành Thăng Long là nơi giao thương của hơn 10 nước trên thế giới: Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, ...
  • Đặc sắc lễ hội Văn hóa Dân gian Phố Hiến 2010Ảnh Đặc sắc lễ hội Văn hóa Dân gian Phố Hiến 2010
    (lehoi.org) - Lễ hội đã diễn ra hoành tráng với hàng loạt các hoạt động văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, vùng miền trước sự chứng...
  • Nô nức khai hội đền Phù Ủng tại Hưng YênẢnh Nô nức khai hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên
    (lehoi.org)- Sáng ngày 10/2, lễ dâng hương tưởng niệm 739 năm ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân và lễ khai hội đền Phù Ủng đã diễn ra tại khu di tích lịch sử văn hóa đền Phù...
  • Lễ hội cầu mưa tại Hưng YênẢnh Lễ hội cầu mưa tại Hưng Yên
    (lehoi.org)- Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm, tại chùa Pháp Vân, xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên. Lễ hội cầu mưa gắn liền với hệ thống thờ Tứ Pháp và...
  • Hưng Yên tổ chức Lễ hội kỷ niệm 599 năm ngày sinh Đào Nương Đào Thị HuệẢnh Hưng Yên tổ chức Lễ hội kỷ niệm 599 năm ngày sinh Đào Nương Đào Thị Huệ
    (lehoi.org) - Ngày 17/3/2010 (tức 2/2 âm lịch), người dân Hưng Yên đã tổ chức lễ hội Đào Nương tại làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa nhằm tôn vinh vị sư tổ nghệ thuật hát chèo và tưởng nhớ công...
  • Lễ hội Hành trình thiên đô tái hiện lịch sử dời đô 1000 năm trướcẢnh Lễ hội Hành trình thiên đô tái hiện lịch sử dời đô 1000 năm trước
    (lehoi.org) - Trong khuôn khổ chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình sẽ...
  • Tổ chức Lễ hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên tưởng nhớ tướng quân Phạm Ngũ LãoẢnh Tổ chức Lễ hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên tưởng nhớ tướng quân Phạm Ngũ Lão
    (lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13/2 đến hết ngày 17/2, Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức trang trọng, hoành tráng với mục đích tôn vinh con người và sự nghiệp của Tướng quân Phạm Ngũ Lão, qua đó giáo...
  • Sẵn sàng cho Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 tại Hưng YênẢnh Sẵn sàng cho Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 tại Hưng Yên
    (lehoi.org) - Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 - 2011 tại Hưng Yên sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 10/4/2011 (tức ngày 6 - 9/3 âm lịch). Ban tổ chức đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân...

Ghi chú bài viết Hoành tráng lễ khai hội Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên)

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Hoành tráng lễ khai hội Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên), hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org) - Câu chuyện tình của chàng Đồng Tử và công chúa Tiên Dung trên dòng sông Hồng đã trở thành thiên tình sử, vì lẽ đó mà hàng nghìn người đã có...