Đặc sắc lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 2013

(lehoi.info)- Ngày 21/3, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một trong những lễ hội lớn nhất cả nước gắn với huyền thoại đẹp về tình yêu bất tử của công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chử Đồng Tử đã được long trọng tổ chức tại khu di tích đền Đa Hòa, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Múa rồng trong lễ hội
Múa rồng trong lễ hội

Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung được tổ chức nhằm mục đích bảo tồn phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần và đời sống tâm linh của các tầng lớp nhân dân. Năm nay, lễ hội được tổ chức theo quy mô lễ hội hàng tổng lớn nhất từ trước đến nay nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013.

Nghi lễ rước nước trên sông Hồng
Nghi lễ rước nước trên sông Hồng

Cũng như các lễ hội truyền thống khác, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung gồm 2 phần là phần lễ là phần hội. Phần lễ được tổ chức trang trọng và uy nghiêm với các nghi lễ truyền thống như lễ rước kiệu, rước nước, múa sinh tiền... Sau phần lễ là phần hội diễn ra sôi nổi và phong phú với các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, chọi gà, đi cầu kiều, đu cây và nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao khác cũng được tổ chức thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương từ khắp nơi trong cả nước về dự.

Dâng nước là hình thức tâm linh cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu.
Dâng nước là hình thức tâm linh cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu.

Đặc biệt, trong lễ hội năm nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức một chương trình giao lưu nghệ thuật “Chử Đồng Tử - Tiên Dung thiên tình ca bất tử” vào tối 21/3 thu hút đông đảo người xem và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

Được gắn với huyền thoại cao đẹp về tình yêu bất tử, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung không chỉ là lễ hội tình yêu độc đáo nhất cả nước mà còn là bài ca về lòng hiếu thảo, về đạo làm người và là minh chứng cho nền văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, Lễ hội còn mang giá trị văn hóa sâu sắc, là bức tranh sinh động mô tả cuộc sống của người Việt cổ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ từ hàng ngàn năm trước.

lehoi.info tổng hợp

Bài viết về Hưng Yên liên quan

  • Tháng ba và dư âm tết trong các lễ hộiẢnh Tháng ba và dư âm tết trong các lễ hội
    Lễ hội Tây Thiên, Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay kén rể chỉ là ba trong số hàng chục lễ hội đặc sắc và độc đáo sẽ được tổ chức vào tháng 3 này. Dù đã hết "tháng ăn chơi...
  • Hoành tráng lễ khai hội Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên)Ảnh Hoành tráng lễ khai hội Đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (Hưng Yên)
    (lehoi.org) - Câu chuyện tình của chàng Đồng Tử và công chúa Tiên Dung trên dòng sông Hồng đã trở thành thiên tình sử, vì lẽ đó mà hàng nghìn người đã có mặt tại Đền Đa Hòa, Khoái Châu, Hưng Yên ...
  • Lễ hội đền Chử Đồng Tử tại Hưng YênẢnh Lễ hội đền Chử Đồng Tử tại Hưng Yên
    Lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm tại Đền Đa Hoà và đền Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đây là một lễ hội rất độc đáo, gắn liền với truyền thuyết...
  • Lễ hội Nam Trì tại Hưng YênẢnh Lễ hội Nam Trì tại Hưng Yên
    Hàng năm, cứ đến ngày mồng 8 tháng 3 âm lịch, người dân làng Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên lại tưng bừng mở hội Nam Trì. Đây là một lễ hội tế thần đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 2 trước...
  • Lễ hội đền Kim Đằng tại Hưng YênẢnh Lễ hội đền Kim Đằng tại Hưng Yên
    Lễ hội đền Kim Đằng diễn ra vào ngày 15 đến 17 tháng 11 âm lịch, tại thôn Kim Đằng, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Đối tượng được người dân nơi đây suy tôn là Thành hoàng làng Tế Thế Hộ quốc, Môi Nương...
  • Hội thôn Thổ Hoàng tỉnh Hưng YênẢnh Hội thôn Thổ Hoàng tỉnh Hưng Yên
    Thổ Hoàng tiếng Hán có nghĩa là "vùng đất vàng". Thổ Hoàng là ngôi làng nhỏ bình yên, giàu truyền thống hiếu học, một trong 10 làng có truyền thống khoa cử bậc nhất trong lịch sử nước ta....
  • Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tình Hưng YênẢnh Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tình Hưng Yên
    Lễ hội tôn vinh nhãn lồng tỉnh Hưng Yên lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 7-14/8/2017 nhằm quảng bá loại đặc sản nổi tiếng được mang tiến vua của vùng đất Phố Hiến xưa. Lễ hội tôn vinh nhãn lồng Hưng...
  • Lễ hội văn hóa dân gian Phố HiếnẢnh Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến
    Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến là một lễ hội lớn của tỉnh Hưng Yên được diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức trong không gian văn hóa cổ xưa tại...
  • Lễ hội văn hóa dân gian phố Hiến tại Hưng YênẢnh Lễ hội văn hóa dân gian phố Hiến tại Hưng Yên
    "T hứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến" , Phố Hiến xưa từng được sánh ngang với kinh thành Thăng Long là nơi giao thương của hơn 10 nước trên thế giới: Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, ...
  • Đặc sắc lễ hội Văn hóa Dân gian Phố Hiến 2010Ảnh Đặc sắc lễ hội Văn hóa Dân gian Phố Hiến 2010
    (lehoi.org) - Lễ hội đã diễn ra hoành tráng với hàng loạt các hoạt động văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, vùng miền trước sự chứng...
  • Nô nức khai hội đền Phù Ủng tại Hưng YênẢnh Nô nức khai hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên
    (lehoi.org)- Sáng ngày 10/2, lễ dâng hương tưởng niệm 739 năm ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân và lễ khai hội đền Phù Ủng đã diễn ra tại khu di tích lịch sử văn hóa đền Phù...
  • Lễ hội cầu mưa tại Hưng YênẢnh Lễ hội cầu mưa tại Hưng Yên
    (lehoi.org)- Lễ hội cầu mưa thường được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm, tại chùa Pháp Vân, xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên. Lễ hội cầu mưa gắn liền với hệ thống thờ Tứ Pháp và...
  • Hưng Yên tổ chức Lễ hội kỷ niệm 599 năm ngày sinh Đào Nương Đào Thị HuệẢnh Hưng Yên tổ chức Lễ hội kỷ niệm 599 năm ngày sinh Đào Nương Đào Thị Huệ
    (lehoi.org) - Ngày 17/3/2010 (tức 2/2 âm lịch), người dân Hưng Yên đã tổ chức lễ hội Đào Nương tại làng Đào Đặng, xã Trung Nghĩa nhằm tôn vinh vị sư tổ nghệ thuật hát chèo và tưởng nhớ công...
  • Lễ hội Hành trình thiên đô tái hiện lịch sử dời đô 1000 năm trướcẢnh Lễ hội Hành trình thiên đô tái hiện lịch sử dời đô 1000 năm trước
    (lehoi.org) - Trong khuôn khổ chương trình Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình sẽ...
  • Tổ chức Lễ hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên tưởng nhớ tướng quân Phạm Ngũ LãoẢnh Tổ chức Lễ hội đền Phù Ủng tại Hưng Yên tưởng nhớ tướng quân Phạm Ngũ Lão
    (lehoi.org) - Diễn ra từ ngày 13/2 đến hết ngày 17/2, Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức trang trọng, hoành tráng với mục đích tôn vinh con người và sự nghiệp của Tướng quân Phạm Ngũ Lão, qua đó giáo...
  • Sẵn sàng cho Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 tại Hưng YênẢnh Sẵn sàng cho Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 tại Hưng Yên
    (lehoi.org) - Lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến lần thứ 4 - 2011 tại Hưng Yên sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 10/4/2011 (tức ngày 6 - 9/3 âm lịch). Ban tổ chức đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân...

Ghi chú bài viết Đặc sắc lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 2013

Nếu xảy ra lỗi với bài viết Đặc sắc lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung 2013, hoặc nội dung chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để chúng tôi chỉnh sửa lại.
Từ khóa:
(lehoi.org)- Ngày 21/3, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một trong những lễ hội lớn nhất cả nước gắn với huyền thoại đẹp về tình yêu bất tử của công chúa...